Bên cạnh tác dụng tiêu diệt tế bào UT của hóa chất, thuốc còn ảnh hưởng nhất định đến các tế bào lành đặc biệt là các tế bào phân chia nhanh như tủy xương, niêm mạc đường tiêu hóa… Tuy nhiên tế bào lành có khả năng phục hồi
tốt hơn tế bào UT. Trong các tế bào máu, bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu hạt dễ bị hóa chất tổn hại nhất. Mặc dù vậy với những thuốc kích thích dòng bạch cầu, nguy cơ hạ bạch cầu tới mức nguy hiểm ít gặp.
Nghiên cứu của chúng tôi trên 75 bệnh nhân cho thấy ở chu kỳ cuối các trường hợp độc tính cấp độ 1 với hệ tạo huyết gồm: hạ bạch cầu 5, hạ bạch cầu hạt 6, hạ hồng cầu 2, hạ Hb 3 trường hợp. Độc tính độ 2 với hệ tạo huyết có các trường hợp sau: bạch cầu 1, bạch cầu hạt 3, hồng cầu 1 và Hb 1 trường hợp. Có 3 trường hợp độc tính hạ bạch cầu độ 3. Không trường hợp bị độc tính độ 4. Các trường hợp độ 3, độ 4 đã được dùng thuốc và được tiếp tục điều trị, không bị gián đoạn.
Đặng Bá Hiệp (2013) nghiên cứu trên 72 bệnh nhân cho thấy tỉ lệ hạ bạch cầu chiếm 66,6%, trong đó hạ bạch cầu hạt chiếm 40,3%. Giảm bạch cầu độ 3 chiếm 9,7%, không có BN giảm bạch cầu độ 4, giảm bạch cầu hạt chỉ xuất hiện ở độ 2 (5,6%) [70]. Nghiên cứu của Lê Thanh Đức (2005) cũng với HTBBT cũng cho kết quả hạ bạch cầu là 40,9% trong đó hạ bạch cầu hạt là 29,5%, và không có BN nào hạ bạch cầu độ 4 [73]. Nghiên cứu của Trần Văn Thuấn (2005) trên 173 BN thì tỷ lệ hạ bạch cầu là 74,6% trong đó hạ bạch cầu độ 3 và độ 4 chiếm 4,7% [56]. Nghiên cứu của tôi cũng tương tự như các nghiên cứu khác ở tỷ lệ độc tính độ 3 và 4 rất ít gặp, tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của tôi là tất cả bệnh nhân UTV được hóa trị bổ trợ không phân biệt phác đồ điều trị như các nghiên cứu khác trên từng phác đồ cụ thể, nên tỷ lệ độc tính độ 1 và 2 thấp hơn các nghiên cứu trước.