Vai trò của XHTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương​ (Trang 26 - 28)

Mỗi sự thành công hay thất bại, hoặc chỉ một sự cố nghiêm trọng nào đó xảy ra đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính của một quốc gia, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của các tổ chức tài chính khác của các quốc gia đó, thậm chí có thể ảnh hưởng dây chuyền tới các tổ chức tài chính của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm gần đây trong khu vực là một minh chứng rõ rệt về sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý rủi ro đối với diễn biến phức tạp của thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của các nước thành viên. Vì vậy, XHTD là đặc biệt quan trọng và cần thiết.

1.3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Các đơn vị quản lý nhà nước căn cứ vào thông tin XHTD các doanh nghiệp để nắm được phần nào về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đánh giá được tình hình tài chính và sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Dựa vào đó, đơn vị quản lý nhà nước có những biện pháp, chính sách về kinh tế phù hợp để thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp trong ngành kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, hoàn thiện môi trường pháp lý, để doanh nghiệp hoạt động lành mạnh. Mặt khác, việc XHTD các doanh nghiệp cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước có lộ trình cụ thể trong việc tiến hành đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp, sáng lập hay giải thể những doanh nghiệp trong tình trạng yếu kém.

Đối với NHNN, qua thông tin XHTD doanh nghiệp, NHNN có thể biết được mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo ngành kinh tế, từ đó có chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng thích hợp, hỗ trợ trong vấn đề giám sát các TCTD.

1.3.4.2. Đối với thị trường tài chính

Hiện nay hầu hết các thị trường tài chính thế giới đều tồn tại các tổ chức XHTD, đây là xu thế phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới, vì kết quả của việc XHTD chính là nguồn cung cấp thông tin đảm bảo cho những nhà đầu tư, xóa đi khoảng tối thông tin giữa người đầu tư và nhà phát hành. Cụ thể:

-Các nhà đầu tư sẽ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để thực hiện chiến lược đầu tưasao cho rủi ro thấp nhấtanhưng kết quả đạt được như mong muốn;

-Các tổ chức đi vay,acần huy động vốn sẽ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để tạo niềm tin với nhà đầu tư,ađể từ đó thực hiện được chiến lược huy động vốn với chi phí thấp,ahuy động lượng vốn như mong muốn;

-Thông qua xếp hạng tín nhiệm,acác tổ chức khác sẽ sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm để quảng bá hình ảnh của tổ chức mình,acung cấp thông tin cho các đối tác,atạo lập niềm tin của thị trường.

1.3.4.3. Đối với Ngân hàng thương mại

Cơ sở để lựa chọn khách hàng vay

Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn,atừ đó,axác định được khả năng trả nợ vay,amức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay. Thêm vào đó,adựa vào kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàngasẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan,akhoa học.

Xây dựng chính sách khách hàng

Đối với mỗi nhóm khách hàng,angân hàng sẽ có những cách ứng sử khác nhau không những thu hút khách hàng mà còn đảm bảo quản lý rủi ro,athông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng,angân hàng sẽ phân chia khách hàng thành nhiều nhóm dựa trên mức độ rủi ro của từng khách hàng. Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp,amức độ tín nhiệm cao sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hơn so với những khách hàng có mức độ rủi ro cao,amức độ tín nhiệm thấp hơn. Chính sách khách hàng bao gồm những chính sách về cơ chế tín dụng, chính sách về lãi suất vay vốn, chính sách về tài sản đảm bảo, các loại phí …

Xây dựng danh mục tín dụng

Dựa và kết quả xếp hạng tín nhiệm ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro cho từng doanh nghiệp,atừng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng để từ đó xây dựng được danh mục tín dụng phù hợp.

Phân loại nợ và quản lý nợ

Hiện nay,aphần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên,akhi các tổ chức tín dụng đã xây dựng được thànhacông hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của riêng mình thì sẽ tiến hành phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro theo kết quả xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

1.3.4.4. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng

Bản thân mỗi doanh nghiệp hoạt động đều có thể tự nắm rõ được tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên, việc XHTD sẽ giúp doanh nghiệp biết mình đang ở trạng thái nào của thị trường vốn. Khi nắm rõ được điểm mạnh điểm yếu của bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đề ra các kế hoạch điều chỉnh chiến lược trong hoạt động kinh doanh nh m nâng cao hiệu quả hay khả năng cạnh tranh.

Đối với các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu hoặc các doanh nghiệp tiến hàng cổ phần hóa thì kết quả của XHTD là cơ sở để các doanh nghiệp tự xây dựng giá trị của mình và giá trị của mỗi cổ phần phát hành. Đồng thời, XHTD còn được làm căn cứ cho phép các doanh nghiệp so sánh vị thế cạnh tranh của mình với các doanh nghiệp khác.

Thông qua XHTD, doanh nghiệp cũng có thể tạo niềm tin đối với nhà đầu tư, người cho vay để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)