Đánh giá về hệ thống XHTD KHDN của OceanBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương​ (Trang 71)

3.2.7.1. Những ưu điểm và sự đ i mới của hệ thống XHTD KHDN hiện tại với hệ thống XHTD KHDN trước đây

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP thành Ngân hàng TNHH MTV do nhà nước sở hữu và được Ngân hàng VietinBank sang hỗ trợ tham gia quản trị, điều hành. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động kinh doanh của OceanBank đã dần ổn định trở lại. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng ổn định và bền vững đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, OceanBank thực hiện các biện pháp Quản trị rủi ro tín dụng trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN và quy định của pháp

luật có liên quan. Một trong các phương pháp Quản trị rủi ro tín dụng mà OceanBank hướng tới là nâng cấp hệ thống XHTD Doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của NHNN tại Thông tư 02/2013/NHNN về phân loại tài sản có, mức trích và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro. Theo đó, các TCTD phải xây dựng Hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 năm liền kề trước năm xây dựng Hệ Thống XHTD và định kỳ ít nhất 1 năm phải có xem xét, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở số liệu thông tin khách hàng thu thập được trong năm. Vì vậy sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, năm 2015 OceanBank đã tiến hành nâng cấp hệ thống XHTD cũ và đưa vào chính thức triển khai năm 2016. Kết quả chấm điểm trên Hệ thống XHTD mới cho thấy, hệ thống mới đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hệ thống XHTD cũ được áp dụng từ năm 2011 – 2015, Cụ thể như sau:

Bộ chỉ tiêu được thay đổi phù hợp:

ST T

Đối tƣ ng KH Bộ chỉ tiêu cũ Bộ chỉ tiêu rút gọn

1 KHDN thông thường

74 chỉ tiêu phi tài chính và 14achỉ tiêu tài chính

33 chỉ tiêuaphi tài chính và 14 chỉ tiêu tài chính

2 KHDN siêunhỏ

59 chỉ tiêu phi tài chính và 7 chỉ tiêu tài chính

31 chỉ tiêu phi tài chínhavà 7 chỉ tiêu tài chính

3 Dự án đầu tư 49 chỉ tiêu phi tài chính

34 chỉ tiêu phi tài chính bổ sung thêm các chỉ tiêu quan hệ với TCTD)

4 Mới thành lập 52 chỉ tiêu phi tàichính

31 chỉ tiêu phi tài chính bổ sung thêm các chỉ tiêu quan hệ với TCTD)

Tổ dự án đã thực hiện chấm điểm trên cơ sở dữ liệu với 436 khách hàng có đầy đủ thông tin chấm điểm. Tổng hợp kết quả như sau:

Bảng 3.6: Bảng tổng h p k t quả khảo sát KHDN

Qua kết quả tổng hợp có thể thấy giảm hạng khách hàng ở các hạng từ AAA đến A do các chỉ tiêu ngành đã được để cố định, các chỉ tiêu quan hệ của KH đối với ngân hàng đã được tự động tính toán từ hệ thống nên giảm thiểu tối đa rủi ro tác nghiệp. Ngoài ra, các chỉ tiêu mang tính chất đánh giá chủ quan đã được loại bỏ khiến các khách hàng có ngưỡng điểm chấp chới 75, 91 cũng sẽ giảm điểm xuống hạng tương ứng.

Bảng 3.7: K t quả h ng khách hàng chi ti t theo lo i KHDN

Số lượng khách hàng giữ nguyên hạng là 191 KH chiếm 44%; giảm 1 hạng là 154 KH chiếm 35% tổng số khách hàng. Như vậy, kết quả chấm cho thấy hạng khách hàng chủ yếu thay đổi do giảm 1 hạng.

Bộ chỉ tiêu được chỉnh sửa/bổ sung:

Bộ chỉ tiêu được sắp xếp các tiểu ngành theo ngành lớn tương ứng; bổ sung thêm bộ chỉ tiêu đặc biệt đối với các KHDN có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao; khách hàng nợ nhóm 3-4 không cung cấp thông tin, khách hàng nợ nhóm 5. Giúp rút gọn thời gian hoàn thành chấm điểm khách hàng và mang lại kết quả tin cậy hơn, đặc biệt đối với đối tượng khách hàng hiện tại của OceanBank, tỷ lệ nợ xấu chiếm tới 79% Tổng dư nợ cho vay.

Bổ sung thêm luồng phê duyệt:

Thẩm quyền phê duyệt hạng: được phân thành 02 luồng phê duyệt gồm luồng phê duyệt tại ĐVCTD Lãnh đạo Khối KHDN/Chi nhánh/PGD cấp I và luồng phê duyệt tại TSC Khối Thẩm định tín dụng .

Thẩm quyền quyết định hạng: bao gồm thẩm quyền quyết định giảm hạng Lãnh đạo Khối KHDN/Chi nhánh/PGD cấp I và Thẩm quyền quyết định tăng hạng chỉ áp dụng tại TSC Khối Thẩm định tín dụng

Đây là bước thay đổi quan trọng của quy trình chấm điểm XHTD NB mới so với quy trình cũ, bám sát với thẩm quyền phê duyệt tín dụng giúp việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng mang lại kết quả khách quan và chính xác hơn.

Phần mềm mới với nhiều tính năng hỗ trợ:

Tự động tính toán các chỉ tiêu; các chức năng hỗ trợ người sử dụng: import file excel báo cáo tài chính, đọc báo cáo tài chính, hiển thị trạng thái hồ sơ. Tự động kết nối với hệ thống FCC thông qua số CIF khách hàng.

Giúp người sử dụng người chấm điểm/ các cấp quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ XHTD. Rút gọn thời gian chấm điểm và mang lại kết quả chấm chính xác hơn.

Kết luận: Từ những thay đổi đáng kể như trên, Hệ thống XHTD mới đã

mang lại những hiệu quả thiết thực cho OcenBank:

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng: Việc phân luồng phê duyệt theo hệ thống XHTD mới giúp kiểm soát rủi ro, đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong việc chấm điểm XHTD khách hàng từ đó mang lại kết quả XHTD

có độ tin cậy cao. Kết quả XHTD mới đánh giá đúng tình trạng khách hàng, phân loại khách hàng vào đúng hạng của khách hàng từ đó Ngân hàng đưa ra các chính sách phù hợp chính sách lãi suất, ưu đãi về tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm,… với từng nhóm hạng khách hàng khác nhau, mang lại hiệu quả cho OceanBank.

Giảm thiểu nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng: Hạng khách hàng phản ánh đúng bản chất của khách hàng thay vì thứ hạng cao hơn theo hệ thống XHTD cũ . Đối với các khách hàng có kết quả XHTD thấp, việc kiểm soát rủi ro được chú trọng từ khâu phê duyệt, cấp tín dụng tới khâu kiểm soát sau cấp tín dụng, đảm bảo theo dõi sát khách hàng nắm bắt kịp thời các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro để có ứng xử phù hợp, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu trong tương lai.

Hệ thống XHTD khách hàng DN của OceanBank được xem như sổ tay cho các cán bộ tín dụng khi bao quát và đánh giá các khía cạnh thông tin về rủi ro tín dụng của khách hàng một cách khoa học. B ng việc thu thập các thông tin định tính tài chính và định lượng phi tài chính theo cấu trúc của hệ thống xếp hạng, cán bộ tín dụng được đảm bảo đã trải qua các bước xem xét các khía cạnh trọng yếu trong nghiệp vụ phân tích tín dụng. Về cấu trúc, hệ thống XHTD của OceanBank bao gồm đầy đủ 3 bộ phận theo như thông lệ: phân hệ chỉ tiêu, phân hệ thang điểm và phân hệ ra quyết định. Trong đó phân hệ chỉ tiêu xếp hạng bao quát những thông tin tài chính và phi tài chính thích hợp và trọng yếu về tình trạng hiện thời của khách hàng. Phân hệ thang điểm trong hệ thống XHTD của OceanBank bao gồm việc phân bổ trọng số thành phần của từng chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu và phân bổ trọng số tổng hợp cho mỗi nhóm chỉ tiêu. Phân hệ ra quyết định trong hệ thống XHTD của OceanBank đưa ra kết quả hạng của khách hàng trên cơ sở tổng hợp điểm được tính toán. Từ đó, cho phép Ngân hàng đưa ra các quyết định dựa trên các chính sách, quy định đã được ban hành.

Hệ thống XHTD KHDN của OceanBank đảm bảo tính nhất quán và tính hệ thống trong việc ra quyết định tín dụng nhờ việc tin học hóa mô hình xếp hạng, hỗ trợ quy trình các bước xử lý thông tin, giúp quá trình phê duyệt tín dụng về cơ bản được tập trung hóa.

Hệ thống XHTD KHDN của OceanBank là cơ sở để ban hành và áp dụng chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại OceanBank:

 Đảm bảo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại OceanBank tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật và phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh doanh của OceanBank trong từng thời kỳ.

 Đánh giá chính xác chất lượng của danh mục tín dụng,aphát hiện sớm các khoản nợ có vấn đềavà dự báo khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng để có biện pháp quản lý kịp thời và phù hợp.

 Chủ động có biện pháp đối phóakhi có rủi ro tín dụng xảy ra.

Tất cả các khoản nợ được phân loại theo 5 nhóm nợ với các mức độ rủi ro, theo quy định của Bộ tài chính và NHNN:

 Nhóm 1a Nợ đủ tiêu chuẩn : gồm nợ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn,akhách hàng vay không có dấu hiệu suy giảm về khả năng trả nợ,atình hình kinh doanh hay tình hình tài chính (Nợ quá hạn <10 ngày).

 Nhóm 2a Nợ cần chú ý : gồm nợ có dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc,alãi đúng hạn nếu không được khắc phục kịp thời,akể cả các trường hợp hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính có chiều hướng suy giảm nhưng không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ (Nợ quá hạn từ 10-90 ngày nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu).

 Nhóm 3a Nợ dưới tiêu chuẩn : Gồm nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chínhacủa khách hàng có dấu hiệu suy giảm rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đầy đủ Nợ quá hạn từ 91-180 ngày,anợ gia hạn lại nợ lần đầu

 Nhóm 4a Nợ nghi ngờ : Gồm nợ mà tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tổn thất cao,akhông thể thu hồi toàn bộ nợ (Nợ quá hạn từ 181-360 ngày,anợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 .

 Nhóm 5a Nợ có khả năng mất vốn : Gồm nợ có đủacơ sở để xác định không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi không đáng kể (Nợ quá hạn trên 360 ngày

Theo quy định của OceanBank,aKHDN được phân loại nợ căn cứ vào kết quả xếp hạng theo hệ thống XHTD nội bộ. Cụ thể như sau:

Tổng số iểm X p h ng Phân lo i n Từ 91 đến 100 điểm AAA Nhóm 1 Từ 81 đến 90 điểm AA Nhóm 1 Từ 75 đến 80 điểm A Nhóm 1 Từ 70 đến 75 điểm BBB Nhóm 2 Từ 65 đến 70 điểm BB Nhóm 2 Từ 60 đến 65 điểm B Nhóm 3 Từ 56 đến 60 điểm CCC Nhóm 3 Từ 53 đến 56 điểm CC Nhóm 3 Từ 45 đến 53 điểm C Nhóm 4 Từ 20 đến 45 điểm D Nhóm 5

Trên cơ sở nguyên tắc phân loại nợ như trên,atỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ được áp dụng như sau: Nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%,anhóm 4 trích lập 50% và nhóm 5 là 100%. Bên cạnh đó OceanBank thực hiện trích lập dự phòng chung b ng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 1,2,3 và 4.

Kết hợp với dự báo tình hình tài chính của Doanh nghiệp, kết quả xếp hạng của hệ thống XHTD còn được OceanBank sử dụng vào công tác định hướng kinh doanh cho các chi nhánh trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Đơn cử đó là công tác phân bổ vốn tín dụng cho những ngành, cho những khu vực, cho những doanh nghiệp được dự báo có mức độ rủi ro thấp hoặc chấp nhận được. Đối với những ngành, khu vực, Doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, dư nợ được kiểm soát chặt chẽ hoặc thu hẹp qua chính sách quản lý hạn mức và được tích hợp vào lãi suất cho vay trên cơ sở định giá rủi ro. Việc xây dựng chính sách khách hàng nh m áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng được áp dụng linh hoạt cho từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế, với các chính sách cụ thể như sau:

 Chính sách cấp tín dụng: Những sản phẩm tín dụng khác nhau sẽ được cung cấp cho doanh nghiệp tùy vào thứ hạng xếp hạng của của Doanh nghiệp. Những khách hàng hạng cao sẽ được sử dụng đa dạng các sản phẩm như cho vay hạn mức, cho vay trung – dài hạn,…với hạn mức tín dụng cao hơn.

 Chính sách lãi suất: Những Doanh nghiệp tốt có mức độ rủi ro thấp được thể hiện qua xếp hạng cao sẽ được hưởng những mức lãi suất thấp hơn so với những doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao hơn.

 Chính sách tài sản đảm bảo: Dựa trên kết quả xếp hạng của khách hàng Doanh nghiệp, OceanBank áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như yêu cầu khách hàng cần có bảo lãnh của bên thứ 3, hoặc cần có tài sản bảo đảm với tỷ lệ đồng biến với mức độ rủi ro, hoặc không cần tài sản bảo đảm nếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp.

Dựa trên kết quả xếp hạng doanh nghiệp, ngân hàng có thể thực hiện những chính sách khách hàng phù hợp, tạo sự hấp dẫn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng có nền tảng hoạt động tốt, tạo nên một cơ sở những khách hàng gắn bó lâu dài, giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển ổn định và bền vững.

3.2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế: Tuy đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng,

quá trình ứng dụng trong thực tiễn kinh doanh cho thấy hệ thống XHTD KHDN của OceanBank vẫn còn những điểm hạn chế cần được hoàn thiện như sau:

V quy trình x p h ng:

Chất lượng dữ liệu đầu vào cho hệ thống xếp hạng chưa hoàn toàn được đảm bảo tính chính xác và tính tin cậy: Dữ liệu về thông tin tài chính và phi

tài chính về khách hàng vay được thu thập và nhập vào hệ thống bởi cán bộ tín dụng. Điểu này ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng về rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát thuộc về bộ phận Kiểm soát nội bộ và Quản trị rủi ro hoạt động, tuy nhiên chưa có quy định phân công trách nhiệm rõ ràng về những chốt kiểm soát chất lượng dữ liệu và hệ thống chưa hỗ trợ những công cụ trích xuất và kiểm tra tính hợp lý và tính logic của những thông tin được cung cấp. Đơn cử là việc kiểm tra tính nhất quán trong dữ liệu BCTC được nhập vào hệ thống chưa được thực hiện tự động hóa, điều này khiến những BCTC sai lệch do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan đều được lưu vào cơ sở dữ liệu, để từ đó hệ thống tính toán ra kết quả xếp hạng. Hoặc, khi đánh giá triển vọng phát triển của ngành mà khách

hàng hoạt động, từng cán bộ tín dụng có thể cho ra 1 kết quả riêng, rất khác nhau; điều này dẫn tới sự thiếu nhất quán trong dữ liệu đầu vào và khiến kết quả xếp hạng do hệ thống trả ra sẽ không chính xác.

Việc phân khúc khách hàng Doanh nghiệp tại OceanBank còn tương đối phức tạp so với Nghị định của Chính Phủ và thông lệ trên thế giới chi tiết

được trình bày tại phần giải pháp : Do sử dụng đồng thời 4 tiêu chí như số lượng lao động bình quân, Doanh thu thuần, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản và có tính đến đặc trưng ngành nghề hoạt động của Doanh nghiệp với sự phân chia 30 ngành kinh tế. Dựa trên tổng điểm quy mô được tính có giá trị giao động trong khoảng từ 4 đến 32 điểm, Khách hàng Doanh nghiệp tại OceanBank được phân vào bốn khúc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại tnhh mtv đại dương​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)