Câu hỏi nghiên cƣ́u

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên​ (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cƣ́u

Để giải q uyết đƣợc nô ̣i dung nghiên cƣ́u đề tài chính là viê ̣c phải trả lời nhƣ̃ng câu hỏi sau:

- Kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN bao gồm những nội dung gì? - Thực trạng về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Thành Phố đối với đơn vị sử dụng ngân sách tại Thành phố Thái Nguyên những năm qua nhƣ thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua Kho bạc Nhà nƣớc Thành Phố Thái Nguyên?

- Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua Kho bạc Nhà nƣớc Thành Phố đối với đơn vị sử dụng ngân sách tại Thành phố Thái Nguyên cần có những giải pháp nào?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể̉

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc, từ quan sát thực tiễn) là để làm cơ sơ lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề cần nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chƣa qua xử lý, đƣợc thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp lại thƣờng phức tạp, tốn kém. Để khắc phục nhƣợc điểm này, ngƣời ta không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị gọi là điều tra chọn mẫu.

Có nhiều phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thƣờng phải sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp với nhau để đạt đƣợc hiệu quả mong muốn. Sau đây là các phƣơng pháp thƣờng dùng:

Phương pháp quan sát

a.Nội dung phƣơng pháp

Quan sát là phƣơng pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con ngƣời. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc dùng kết hợp với các phƣơng pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập. Có thể chia ra:

- Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp:

Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi đến giao dịch.

Quan sát gián tiếp là tiến hành quan sát kết quả hay tác động của hành vi, chứ không trực tiếp quan sát hành vi. Ví dụ: Nghiên cứu hồ sơ thanh toán, giao dịch của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Quan sát ngụy trang và quan sát công khai:

Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.

Quan sát công khai có nghĩa là đối tƣợng đƣợc nghiên cứu biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Đơn vị nghiên cứu sử dụng thiết bị điện tử nhƣ camera để quan sát nhân viên và khách hang đến giao dịch tại đơn vị.

- Công cụ quan sát:

Quan sát do con ngƣời nghĩa là dùng giác quan con ngƣời để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Ví dụ: Kiểm kê tiền trong kho; quan sát số ngƣời ra vào ở cơ quan giao dịch.

Quan sát bằng thiết bị nghĩa là dùng thiết bị để quan sát đối tƣợng nghiên cứu. Chẳng hạn dùng máy đếm số ngƣời ra vào các cửa hàng, dùng máy đọc quét để ghi lại hành vi khách hang đến giao dịch

b.Ƣu nhƣợc điểm

Thu đƣợc chính xác hình ảnh về hành vi ngƣời tiêu dùng vì họ không hề biết rằng mình đang bị quan sát. Thu đƣợc thông tin chính xác về hành vi ngƣời tiêu dùng trong khi họ không thể nào nhớ nỗi hành vi của họ một cách chính xác. Ví dụ muốn tìm hiểu xem ở nhà một ngƣời thƣờng xem những đài gì, tìm hiểu xem một

ngƣời chờ làm thủ tục ở ngân hàng phải mất mấy lần liếc nhìn đồng hồ ? Áp dụng kết hợp phƣơng pháp quan sát với phƣơng pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác. Tuy nhiên kết quả quan sát đƣợc không có tính đại diện cho số đông. Không thu thập đƣợc những vấn đề đứng sau hành vi đƣợc quan sát nhƣ động cơ, thái độ…Để lý giải cho các hành vi quan sát đƣợc, ngƣời nghiên cứu thƣờng phải suy diễn chủ quan.

Phương pháp phỏng vấn bằng điện thoại

a. Nội dung phƣơng pháp

Nhân viên điều tra tiến hành việc phỏng vấn đối tƣợng đƣợc điều tra bằng điện thoại theo một bảng câu hỏi đƣợc soạn sẵn.

Áp dụng khi mẫu nghiên cứu gồm nhiều đối tƣợng là cơ quan xí nghiệp, hay những ngƣời có thu nhập cao (vì họ đều có điện thoại); hoặc đối tƣợng nghiên cứu phân bố phân tán trên nhiều địa bàn thì phỏng vấn bằng điện thoại có chi phí thấp hơn phỏng vấn bằng thƣ. Nên sử dụng kết hợp phỏng vấn bằng điện thoại với phƣơng pháp thu thập dữ liệu khác để tăng thêm hiệu quả của phƣơng pháp.

b. Ƣu nhƣợc điểm

Dễ thiết lập quan hệ với đối tƣợng (vì nghe điện thoại reo, đối tƣợng có sự thôi thúc phải trả lời). Có thể kiểm soát đƣợc vấn viên do đó nâng cao đƣợc chất lƣợng phỏng vấn. Dễ chọn mẫu (vì công ty xí nghiệp nào cũng có điện thoại, nên dựa vào niên giám điện thoại sẽ dễ dàng chọn mẫu). Tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%), nhanh và tiết kiệm chi phí. Có thể cải tiến bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn (có thể cải tiến để bảng câu hỏi hoàn thiện hơn, hoặc có thể thay đổi thứ tự câu hỏi). Tuy nhiên thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì ngƣời trả lời thƣờng không sẵn lòng nói chuyện lâu qua điện thoại, nhiều khi ngƣời cần hỏi từ chối trả lời hay không có ở nhà…Không thể trình bày các mẫu minh họa về mẫu quảng cáo, tài liệu… để thăm dò ý kiến.

c. Biện pháp làm tăng hiệu quả phỏng vấn qua điện thoại

Dùng máy vi tính trợ giúp để xử lý các câu hỏi mở (đáp viên trả lời theo ý thích của họ). Nhờ máy tính nối với điện thoại, các câu trả lời cho câu hỏi mở sẽ đƣợc ghi lại và sau đó sẽ đƣợc xử lý. Ngƣời ta còn căn cứ vào ngữ điệu và cƣờng độ âm thanh để đo lƣờng mức độ cảm nhận của đối tƣợng.

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp

a. Nội dung phƣơng pháp

Nhân viên điều tra đến gặp trực tiếp đối tƣợng đƣợc điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn.

Áp dụng khi hiện tƣợng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tƣợng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh đƣợc…

b. Ƣu nhƣợc điểm

Do gặp mặt trực tiếp nên nhân viên điều tra có thể thuyết phục đối tƣợng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tƣợng về các câu hỏi, có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trƣớc khi ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên chi phí cao, mất nhiều thời gian và công sức.

c. Biện pháp nâng cao hiệu quả của phỏng vấn cá nhân trực tiếp

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của vấn viên: Kỹ năng đặt câu hỏi phải khéo léo, tinh tế; không để cho quan điểm riêng của mình ảnh hƣởng đến câu trả lời của đáp viên; phải trung thực (không đƣợc bịa ra câu trả lời, bỏ bớt câu trả lời để tự điền lấy cho nhanh); phải có kỹ năng giao tiếp tốt (giọng nói, ngữ điệu, y phục …phải phù hợp với nhóm ngƣời sẽ giao tiếp).

- Áp dụng phƣơng pháp này tại chợ hay siêu thị vì chi phí rẻ, thuận lợi, dễ kiểm tra, mẫu nghiên cứu đa dạng (chi phí ít nhƣng hỏi đƣợc nhiều ngƣời ở những địa bàn khác nhau), có thể sử dụng trang thiết bị hỗ trợ (thuê một phòng của trung tâm thƣơng mại để bố trí các trang thiết bị nhƣ trang thiết bị nấu ăn, trang bị máy chiếu video, phòng để phỏng vấn tập thể, trình bày về các quảng cáo hay minh hoạ trong quá trình phỏng vấn…). Tuy nhiên sẽ có những hạn chế nhƣ: Do mẫu chọn tại các trung tâm thƣơng mại là mẫu phi xác suất nên không cho phép ta suy diễn kết quả cho tổng thể lớn hơn; những ngƣời lui tới chợ hay siêu thị để mua sắm không có nhiều thời gian để trả lời. Vấn viên sẽ mang tâm lý vội vàng để đẩy nhanh tốc độ hỏi nên khó đạt đƣợc chất lƣợng hỏi cao. [5]

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu từ các văn bản nhƣ luật ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản có tính pháp quy hƣớng dẫn cụ thể hóa công tác KSC

NSNN qua KBNN, đánh giá công tác kiểm soát chi trên cơ sở thực tế tại nơi công tác và tham khảo các tài liệu, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài. Sử dụng số liệu báo cáo tại tổ kế toán của KBNN Thành Phố nhƣ: Các báo cáo chi NSNN, báo cáo từ chối kiểm soát chi các khoản thanh toán và các số liệu liên quan khác.

Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ công tác điều tra thực tế chứng từ chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách mở tài khoản tại tổ kế toán và công tác kiểm soát chi của cán bộ kế toán làm nhiệm vụ kiểm soát chi, thu thập số liệu chi ngân sách nhà nƣớc đã qua kiểm soát từ các báo cáo chi NSNN, báo cáo kiểm soát chi và các loại báo cáo tổng hợp khác.

Các tài liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội, dân số, lao động trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập đƣợc lập thành bảng biểu, sau đó tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn dữ liệu (Các báo cáo và các nguồn thông tin khác) đƣợc chọn lọc và nhập vào máy tính để tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế, xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, tính chất tƣơng tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phƣơng pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự

Phƣơng pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng tăng trƣởng của các chỉ tiêu. Từ đó đƣa ra đƣợc những nhận xét, đánh giá

thông qua kết quả tổng hợp và đánh giá số liệu về hiệu quả hoàn thiện công tác kiểm soát chi trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2014. Từ những nhận xét, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi từ đó đƣa ra những thuận lợi, khó khăn trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của một hiện tƣợng kinh tế xã hội. Mô tả quá trình thƣ̣c hiê ̣n công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên qua đó xác đi ̣nh đƣợc kết quả của tƣ̀ng khâu, sự khó khăn, phức tạp của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN dƣ̣a vào đó mà ta chỉ ra đƣợc nhƣ̃ng điểm ma ̣nh, điểm yếu của tƣ̀ng khâu, nhằm đề xuất nhƣ̃ng giải pháp có tính khả quan để khắc phục hạn chế.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội

- Thông qua việc phát huy hiệu quả công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua đó đóng góp cho hoạt động phát triển KTXH của Thành phố: các khoản thu nộp và chi trả thanh toán NSNN qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên.

- Tỷ lệ NSNN tiết kiệm đƣợc do công tác kiểm soát chặt chẽ các khoản chi từ NSNN đối với các đơn vị sử dụng NS qua KBNN Thành phố Thái Nguyên.

- Khi xác định đƣợc chỉ tiêu này, góp phần hoàn thiện sử dụng NSNN, nâng cao vị thế và uy tín của KBNN. Đồng thời, nó cũng góp phần nâng cao công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

2.3.2. Chỉ tiêu về hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sánh qua KBNN Thành phố Thái Nguyên ngân sánh qua KBNN Thành phố Thái Nguyên

Đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sử dụng ngân sách qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên thông qua các chỉ tiêu: Số liệu kiểm soát, thanh toán; số từ chối thanh toán, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của ngành KBNN cũng nhƣ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.

Tình hình thực hiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014

Tình hình chi ngân sách tại KBNN Thành phố Thái Nguyên

Tình hình thanh toán cá nhân của các đơn vị sử dụng ngân sách Tình hình chi nghiệp vụ chuyên môn các ĐVSD NS

Tình hình mua sắm tài sản của các ĐVCS NS Tình hình chi khác của các ĐVSD NS

Số liệu dự toán và số kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 – 2014

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Thái Nguyên

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của kho bạc Nhà nước

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lí và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hƣởng của đồng Đông Dƣơng và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cƣơng nhằm tăng cƣờng công tác quản lí tài chính..

Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng đƣợc thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lí thu chi quỹ NSNN.

Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nƣớc.

Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đã đƣợc hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngày 4-1-1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nƣớc; Theo Quyết định Số 07/HÐBT, hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ƣơng có Cục KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên​ (Trang 43)