Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên​ (Trang 50)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nƣớc Thái Nguyên

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của kho bạc Nhà nước

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Ðây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lí và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hƣởng của đồng Đông Dƣơng và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cƣơng nhằm tăng cƣờng công tác quản lí tài chính..

Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng đƣợc thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lí thu chi quỹ NSNN.

Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nƣớc.

Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đã đƣợc hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngày 4-1-1990, Hội đồng Bộ trƣởng đã ký Quyết định số 07/HÐBT tái thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ dự trữ tài chính Nhà nƣớc; Theo Quyết định Số 07/HÐBT, hệ thống KBNN đƣợc tổ chức thành 3 cấp: ở Trung ƣơng có Cục KBNN trực thuộc Bộ Tài chính; ở tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ƣơng) có Chi cục KBNN; ở huyện, quận và cấp tƣơng đƣơng có Chi nhánh KBNN.

Ngày 1-4-1990, ngày hệ thống KBNN đƣợc tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc.

Theo đó, KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ Trƣởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nƣớc về quĩ NSNN, quĩ dự trữ tài chính nhà nƣớc và các quỹ khác của nhà nƣớc đƣợc giao theo qui định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tƣ phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo qui định của pháp luật.

 Khái quát về KBNN Thái Nguyên:

Ngày 01/4/1990, KBNN Thái Nguyên chính thức đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HÐBT. KBNN Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

KBNN Thái Nguyên đƣợc tổ chức gồm một KBNN tỉnh, có các KBNN huyện. Tại KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 09 phòng nghiệp vụ sau: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế toán nhà nƣớc, Phòng Kiểm soát chi NSNN, Phòng Tin học, Phòng Kho quỹ, Phòng Thanh tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài vụ, Phòng Hành chính - Quản trị.

 Khái quát về KBNN Thành Phố Thái Nguyên:

KBNN Thành phố Thái Nguyên trực thuộc KBNN Thái Nguyên, có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các tổ nghiệp vụ sau: Tổ Tổng hợp hành chính, Tổ Kế toán, Tổ Kho quỹ.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy KBNN Thành Phố Thái Nguyên [12]

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TỔ TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH TỔ KẾ TOÁN TỔ KHO QUỸ

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Thành phố Thái Nguyên

a. Chức năng

Chức năng, nhiệm vụ KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: (Ban hành theo Quyết định số 163/QĐ-KBNN, ngày 17/3/2010 của KBNN) KBNN Thành Phố Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Thành Phố có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

KBNN Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1 - Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, các khoản thu cho các cấp ngân sách.

2 - Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3 - Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

4 - Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và hƣớng dẫn của KBNN.

5 - Quản lý ngân quỹ KBNN theo chế độ quy định.

6 - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn kho, quỹ tại KBNN Thành Phố 7 - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Thành phố.

8 - Mở, quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN Thành phố tại ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

9 - Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN Thành phố Thái Nguyên

10 - Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc, hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN thành phố quản lý, các khoản tạm thu, tạm giữ, ký cƣợc, ký quỹ… theo quy định của pháp luật.

11 - Thực hiện công tác điện báo, báo cáo về thu, chi NSNN phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền, thống kê báo cáo quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Thành phố.

12 - Tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Thành phố.

13 - Tổ chức công tác tiếp dân tại KBNN Thành phố theo quy định.

14 - Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN Thành phố theo quy định.

15 - Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

16 - Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN Thành phố theo quy định. 17 - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.

3.2. Tình hình thực hiện chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách ở thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nƣớc và của các cấp ngành, đồng thời luôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong hoạt động của hệ thống KBNN nói chung và KBNN Thành phố Thái Nguyên nói riêng, hoạt động kiểm soát chi đã góp phần quan trọng trong việc giám sát phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính đúng mục đích, hiệu quả. Số lƣợng đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc mở tài khoản chi Ngân sách Nhà nƣớc tại một KBNN nơi đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn. Tính đến tháng 12/2014 số lƣợng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc mở tài khoản chi thƣờng xuyên qua Kho bạc Nhà nƣớc Thành phố Thái Nguyên là 190 đơn vị trong đó: Đơn vị sự nghiệp công lập 102 đơn vị (bao gồm có đơn vị giáo dục – đào tạo, y tế), Cơ quan hành chính nhà nƣớc 76, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp đƣợc nhà nƣớc cấp kính phí thƣờng xuyên 12 đơn vị.

Tình hình chi ngân sách Thành phố Thái Nguyên giai đoa ̣n 2012 – 2014 đƣợc tổ ng hơ ̣ p qua số liê ̣ u tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình chi ngân sách tại KBNN Thành phố Thái Nuyên qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng chi thƣờng xuyên NSNN 621.983 752.509 794.402 Chi ngân sách Trung ƣơng 133.155 202.825 205.216 Chi ngân sách tỉnh 79.959 88.920 96.507 Chi ngân sách quận huyện 323.783 366.050 387.359 Chi ngân sách xã phƣờng 85.086 94.714 105.320

(Nguồn số liệu:Báo cáo chi KBNN Thành phố TN năm 2012, 2013, 2014) Qua số liệu cụ thể có thể thấy rõ chi thƣờng xuyên NSNN các cấp năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Trong đó chi ngân sách quận huyện (hay ngân sách thành phố) chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2012 là 52%, năm 2013 giảm 2% so với năm 2013, năm 2014 là 49%. KBNN Thành phố Thái Nguyên đã siết chặt công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, thực hiện nghiêm túc chủ trƣờng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần ổn định kinh tế. Thông qua công tác kiểm soát chi, KBNN Thành phố Thái Nguyên đã góp phần lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tiền tệ, thanh toán trên địa bàn. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc đã nắm đƣợc luật NSNN và các văn bản hƣớng dẫn về kiểm soát chi nói chung và các văn bản hƣớng dẫn về các tiêu chuẩn định mức cụ thể của từng ngành để từ đó luôn chủ động hoàn thành các thủ tục, hồ sơ cần thiết đối với những khoản chi qua KBNN Thành phố Thái Nguyên.

3.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc Thành phố Thái Nguyên nƣớc Thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc Nhà nước Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014

Hiện nay chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm gần đây đang hƣớng dần dần từng bƣớc thực hiện cải cách quản lý hành

chính Nhà nƣớc, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi cho phát triển khoa học công nghệ, cải cách chính sách tiền lƣơng... vì vậy làm cho chi thƣờng xuyên NSNN có sự gia tăng đáng kể. Quy mô chi thƣờng xuyên NSNN tăng, cùng với việc tạo điều kiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi từ NSNN, vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thƣờng xuyên của KBNN nói chung và KBNN Thành Phố Thái Nguyên nói riêng càng đƣợc thể hiện ngày một rõ nét.

Công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 đƣợc thể hiện qua Bảng 3.4 . Kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên những năm gần đây cho thấy vai trò hết sức quan trọng của KBNN Thành Phố TN đối với công tác kiểm soát các khoản chi từ NSNN. Mỗi năm, KBNN Thành Phố Thái Nguyên đã từ chối thanh toán hàng trăm khoản chi của các đơn vị do chƣa đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Năm 2012, từ chối 150 món tƣơng ứng 5.344 triệu đồng; năm 2013 từ chối 123 món tƣơng ứng 4.012 triệu đồng; năm 2014, từ chối 83 món tƣơng ứng 3.219 triệu đồng. Thông qua công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN, KBNN Thành phố Thái Nguyên đã góp phần làm cho nguồn vốn từ NSNN đƣợc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí tiền và tài sản của Nhà nƣớc, đẩy mạnh lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tiền tệ, thanh toán trên địa bàn.

Bảng 3.2. Tình hình thực hiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014

Năm Tổng số KSC thƣờng xuyên NSNN (Triệu đồng) Số món thanh toán chƣa đủ thủ tục (Món) Số tiền từ chối thanh toán (Triệu đồng) 2012 621.983 150 5.344 2013 752.509 123 4.012 2014 794.402 83 3.219

3.3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thành phố Thái Nguyên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách giai đoạn 2012 – 2014

3.3.2.1. T ch c th c hi n vi c ki m soát chi thư ờ ng xuyên

qua KBNN Thành ph Thái Nguyên

a. Lập kế hoạch kiểm soát

Căn cứ kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm theo Quyết định của cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở số liệu thu, chi NSNN qua các năm, KBNN Thành phố Thái Nguyên tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh số liệu để chủ động bố trí đầy đủ các nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán chi trả cho các đơn vị trên địa bàn; đồng thời KBNN Thành phố Thái Nguyên bố trí nguồn nhân lực tại Kho bạc nhà nƣớc đảm bảo phục vụ tốt cho công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN trên địa bàn theo luật NSNN.

b. Giao nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên

Tổ Kế toán hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định. Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên qua KBNN trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo quy định của luật NSNN. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và quyết toán số liệu thanh toán trên địa bàn.

c. Thực hiện kiểm soát chi thường xuyên

Công tác KSC thƣờng xuyên đƣợc đơn vị KBNN thực hiện theo quy trình quy định thống nhất trong toàn hệ thống KBNN, quy trình cụ thể đƣợc nêu tại phần 3.3.2.2 dƣới đây.

d. Soát xét kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Căn cứ số liệu chi thƣờng xuyên NSNN hàng tháng, quý, năm. Bộ phận kế toán đƣợc giao nhiệm vụ kiểm soát, thanh toán chi thƣờng xuyên NSNN tiến hành tổng hợp số liệu, lập báo cáo tháng, quý, năm.

e. Kiểm soát quyết toán chi thường xuyên NSNN

Kiểm soát quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN là việc KBNN Thành phố Thái Nguyên tiến hành kiểm soát tính chính xác về số liệu các

báo cáo Tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN khi hết niên độ Ngân sách. Đối chiếu, rà soát lại các số liệu tổng hợp do đơn vị gửi đến, đối chiếu với báo cáo kế toán tổng hợp của KBNN Thành Phố Thái Nguyên, từ đó tìm ra các sai sót nhƣ nội dung kinh tế, về mục lục ngân sách, để thực hiện điều chỉnh hoặc kiến nghị với cơ quan Tài chính đồng cấp tiến hành xử lý thu hồi các khoản quyết chi không đúng với chế độ Nhà nƣớc quy định.

3.3.2.2. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Thành Phố Thái Nguyên

Từ năm 2008, KBNN Thành phố Thái Nguyên thực hiện giao dịch một cửa trong KSC thƣờng xuyên NSNN đối với các đơn vị sử dụng NSNN đảm bảo các đơn vị chỉ liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cuối cùng. Qua quá trình sửa đổi, bổ sung, hiện nay quy trình KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Thành phố Thái Nguyên đƣợc thực hiện theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 của KBNN, ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN qua KBNN. Quy trình giao dịch đƣợc thể hiện tại Sơ đồ 3.4.

*Các bước thực hiện trong quy trình

Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ chứng từ.

- Khách hàng gửi hồ sơ, chứng từ cho cán bộ KSC KBNN.

- Cán bộ KSC tiếp nhận và kiểm tra sơ bộ hồ sơ chứng từ, phân loại và xử lý. + Đối với công việc phải giải quyết ngay cán bộ KSC tiếp nhận và xem xét giải quyết ngay đối với những trƣờng hợp hồ sơ đã đầy đủ theo qui định. Trƣờng hợp hồ sơ còn thiếu cần phải bổ sung, hoàn thiện, cán bộ KSC lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng; giao một liên phiếu giao nhận cho khách hàng, lƣu một liên làm căn cứ theo dõi và xử lý hồ sơ.

+ Đối với những công việc có thời hạn giải quyết trên một ngày: Trƣờng hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, cán bộ KSC tiếp nhận và lập 2 liên phiếu giao nhận hồ sơ với khách hàng, nêu rõ ngày hẹn trả kết quả. Trƣờng hợp hồ sơ còn thiếu hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thành phố thái nguyên​ (Trang 50)