Bài học về hoàn thiện công tác đăng ký kinhdoanh cho Sở Kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học về hoàn thiện công tác đăng ký kinhdoanh cho Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Một là, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin đăng ký qua phần mềm trực tuyến. Chuyên viên phòng Đăng ký kinh doanh sẽ hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký theo hình thức này. Khi người đại diện cho doanh nghiệp ĐKKD qua mạng điện tử sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, bên cạnh đó giảm thiểu nạn quan liêu, tham nhũng cơ quan ĐKKD.

Hai là, công khai nội dung đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh trên các phương tiện truyền thông đại chúng của tỉnh như Đài truyền hình, Báo địa phương để người dân biết, Cục quản lý cạnh tranh giám sát được thông tin nắm được công tác này của địa phương.

Ba là, Ban lãnh đạo Sở cán bộ Phòng đăng ký kinh doanh học tập, nâng cao nghiệp vụ, ứng dụng CNTT hiện đại trong công tác quản lý ĐKKD, đặc biệt trong công tác hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp vốn đầu tư và chủ doanh nghiệp là người nước ngoài. Cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ KH&ĐT thường xuyên về quy định đăng ký kinh doanh mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và địa phương.

Bốn là, khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020” với các nội dung chủ yếu về xây dựng cơ chế chính sách; hỗ trợ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; đổi mới nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho các doanh nghiệp; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại; phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Năm là, xây dựng kế hoạch đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh cải thiện môi trường kinh doanh, ban hành chính sách, cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn như du lịch, công nghiệp đóng tàu, thủy sản như: hỗ trợ đất đai, tín dụng, nguồn nhân lực, thuế, năng lực công nghệ, kỹ thuật, thị trường, xúc tiến thương mại…

Sáu là, Tỉnh Quảng Ninh cũng tập trung chỉ đạo rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Sở KH&ĐT đề nghị Trung Ương, Chính phủ sớm có hướng dẫn cụ thể đối với việc đổi mới chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp và việc xắp sếp, đổi mới các công ty Lâm nghiệp trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết là:

(1) Thực trạng công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014-2016 như thế nào?

(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh?

(3) Một số giải pháp chủ yếu nào cần thực thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp * Nguồn tài liệu

- Một số chính sách; các quy định, quyết định, nghị định, thông tư, văn bản, Luật của Chính phủ và Nhà nước liên quan đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh.

- Các bài báo, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu, tạp chí đầu tư, các tài liệu khác của các tác giả về công tác quản lý đăng ký kinh doanh của các tỉnh trong nước.

- Tài liệu thu thập từ các cơ quan nhà nước của tỉnh Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội; đời sống dân cư, thu nhập, lao động và việc làm tại: Cục thống kê; Sở Lao động & Thương binh xã hội; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh từ năm 2014-2016.

tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2014-2016.

* Nội dung thu thập

- Các thông tin về pháp luật đăng ký kinh doanh; các cá nhân, tổ chức thực hiện đăng ký kinh doanh qua các năm 2014-2016.

- Thông tin về tình hình công tác đăng ký kinh doanh tại Sở qua các năm 2014-2016.

- Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh từ nay đến 2020.

* Tiến hành thu thập: Tác giả trực tiếp đến Phòng đăng ký kinh doanh -

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh để thu thập tài liệu. Bên cạnh đó, tác giả thu thập trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của các Sở, Ban ngành, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bài học kinh nghiệm của một số Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh trong nước.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp a. Đối tượng điều tra:

Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Tác giả tiến hành chọn 2 địa điểm là thành phố Móng Cái (nơi có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhiều nhất được Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh quản lý) và huyện Hoành Bồ (nơi có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ít nhất được Phòng kế hoạch tài chính huyện quản lý) để điều tra, từ đây tác giả xem xét yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu.

b. Chọn mẫu nghiên cứu:

Áp dụng phương pháp chọn mẫu từ các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh-Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh. Áp dụng công thức Slovin [10]:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ n = N 1+N.e2 Trong đó: n: Số mẫu N: Tổng thể

e: sai số cho phép (chọn e=5%)

Theo dữ liệu của Phòng đăng ký kinh doanh-Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh năm 2016 là N = 1.687 doanh nghiệp( trong đó, số DN của thành phố Móng Cái là 1.483; huyện Hoành Bồ có 204 doanh nghiệp), chọn e = 0,05. Áp dụng công thức Slovin tính được cỡ mẫu: n= 323 doanh nghiệp được chọn điều tra điều tra. Thông tin về doanh nghiệp cụ thể ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Thông tin về doanh nghiệp

Địa điểm Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Công ty TNHH

TP Móng Cái 30 141 51

Huyện Hoành Bồ 21 57 23

Tổng 51 198 74

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hiện nay, hình thức đăng ký điện tử được doanh nghiệp triển khai khá phổ biến và khuyến khích doanh nghiệp thực hiện. Tác giả sẽ tiến hành phương pháp điều tra thuận tiện bằng cách gửi phiếu hỏi qua email của doanh nghiệp, số lượng mẫu là 215, còn lại 108 phiếu tác giả sẽ lấy trực tiếp tại doanh nghiệp. Sau khi đã thu thập được số phiếu, tác giả sàng lọc các phiếu không hợp lệ (phiếu trả lời một phần bảng hỏi), và số phiếu hợp lệ cuối cùng là 303 phiếu.

Sau khi điều tra, tác giả tiến hành đánh giá cho điểm tiêu chí theo công thức:

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

: Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi

n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.2: Thang đo Likert

Thang đo Phạm vi Ý nghĩa

5 4,20-5,0 Tuyệt vời 4 3,20-4,19 Tốt 3 2,60-3,19 Trung bình 2 1,80-2,59 Kém 1 1,0-1,79 Yếu (Nguồn: [Vũ Cao Đàm, 2008]) c. Phương pháp phỏng vấn (Kèm phiếu điều tra):

Tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra tới các doanh nghiệp được chọn tại 2 điểm nghiên cứu nhằm mục đích:

(i) Đánh giá thực trạng công tác đăng ký kinh doanh tại Sở từ phía doanh nghiệp.

(ii) Xem xét nguyện vọng, ý kiến đóng góp của chủ doanh nghiệp về thủ tục hành chính Nhà nước khi làm việc với cơ quan nhà nước, cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh nhằm cải thiện hơn nữa quy trình thủ tục các doanh nghiệp đến làm việc tại Sở.

Tiến hành phỏng vấn sâu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư với ban lãnh đạo như: Giám đốc, phó giám đốc, Trướng phó phòng Đăng ký kinh doanh nhằm:

k i i i n X K X n   X

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

(i) Đánh giá tình hình đăng ký kinh doanh trong những năm 2014-2016. (ii) Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh.

(iii) Những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh.

(iv) Những quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả

Thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.

+ Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số về công tác đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Thông qua phương pháp này rút ra các kết luận về công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp bảng biểu, đồ thị

Bảng biểu, đồ thị là mô hình hóa các thông tin từ dạng số. Đề tài sử dụng bảng biểu, đồ thị để trình bày các kết quả nghiên cứu và phân tích thông tin đối với công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

- Tình hình phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội. - Lao động.

- Việc làm.

- Tiềm lực của tỉnh.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tình hình công tác quản lý đăng ký kinh doanh

2.3.2.1. Quy mô doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

-Tổng số vốn đăng ký.

-Loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp đăng ký.

-Số việc làm được giải quyết nhờ các doanh nghiệp mới được cấp đăng ký kinh doanh này.

-Đóng góp GDP của các doanh nghiệp mới thành lập.

2.3.2.2. Về thủ tục đăng ký kinh doanh

-Quy trình đăng ký kinh doanh đánh giá thủ tục quy trình theo tiêu chí được lập ở bảng hỏi.

-Hiệu quả của công tác đăng ký ĐKKD tại trụ sở và qua mạng điện tử: xem xét đánh giá của doanh nghiệp về lợi ích của đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử.

2.3.2.3. Công tác sau đăng ký kinh doanh

Các chỉ tiêu được đánh giá theo tiêu chí sau:

-Công tác kiểm tra doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh: công tác quản lý, thời gian hoạt động,…

-Thời gian doanh nghiệp chính thức hoạt động sau khi nhận Giấy chứng nhận kinh doanh: số lượng ngày.

-Nhận thức của chủ doanh nghiệp đối với việc công khai sự ra đời doanh nghiệp: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, không quan trọng.

-Mức độ phổ biến và khả năng tiếp cận thông tin hướng dẫn đăng ký kinh doanh đối với chủ doanh nghiệp: Mức độ phổ biến thường xuyên, không thường xuyên; Khả năng tiếp cận dễ dàng, khó.

-Chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan ĐKKD: đánh giá qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng; phẩm chất đạo đức.

-Cơ sở vật chất của cơ quan ĐKKD: khu tiếp đón làm việc doanh nghiệp, sự tiện lợi , thoải mái không gian làm việc tại phòng ĐKKD,…

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Khái quát về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đối với tỉnh Quảng Ninh, vào thời điểm tháng 10/1955, lúc đó còn là 2 tỉnh Hải Ninh và Khu Hồng Quảng; ở mỗi tỉnh đều có một Ban Kế hoạch nằm trong Uỷ ban Hành chính tỉnh, sau đó tách ra thành cơ quan Uỷ ban kế hoạch tỉnh riêng.

Đến năm 1964 hai tỉnh Hải Ninh và Khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh thì 2 cơ quan Kế hoạch của 2 tỉnh cũng được hợp nhất thành Uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Ninh.

Ngành Kế hoạch Quảng Ninh được thành lập cũng đã phát triển nhanh chóng thành một hệ thống theo cấp và theo ngành từ tỉnh xuống đến các Huyện, Thị xã, Thành phố và đơn vị cơ sở.

Trong quá trình hoạt động, ngành Kế hoạch của tỉnh cũng có sự điều chỉnh về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ: Năm 1967 hợp nhất thêm cơ quan Phân vùng kinh tế làm nhiệm vụ chỉ đạo và nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể tỉnh, quy hoạch vùng, ngành và các Huyện, thị xã trong tỉnh. Năm 1990 do yêu cầu mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, cơ quan Kế hoạch tỉnh có thêm bộ phận Kinh tế đối ngoại làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh tế đối ngoại và theo dõi việc thực hiện các dự án ODA, dự án viện trợ quốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

tế. Năm 1994 có thêm bộ phận Đăng ký kinh doanh làm nhiệm vụ đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Cơ quan Kế hoạch tỉnh còn được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thường trực giúp tỉnh trong việc sắp xếp đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước.

Số lượng cán bộ của cơ quan Kế hoạch tỉnh có thời kỳ lên tới trên 100 người, nhưng từ 1986 trở lại đây do yêu cầu đổi mới công tác kế hoạch hoá và tinh giảm biên chế, số lượng cán bộ đã giảm nhiều và đến nay là 70 người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)