5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Hoàn thiện pháp luật đăng ký kinhdoanh
- Căn cứ: Môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư thay đổi; Các văn bản, quy phạm pháp luật cần điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của công tác ĐKKD, loại hình kinh doanh và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Mục tiêu: Nhằm cải thiện công tác ĐKKD về quy trình, thủ tục, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát công tác ĐKKD đối với cá nhân, tổ chức đến ĐKKD; nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan ĐKKD.
- Nội dung:
Thứ nhất, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trên cơ sở luật định bằng cách quy định cụ thể quyền này trong luật, nghị định, thông tư về lĩnh vực ngành, nghề, hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu.
Thứ hai, mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đăng ký kinh doanh, nhằm tạo nên một “sân chơi rộng lớn” cho các chủ thể kinh doanh, để họ có thể dễ dàng lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể đăng ký kinh doanh, về trách nhiệm pháp lý của chủ thể khi đăng ký kinh doanh để đảm bảo quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký kinh doanh, tránh tình trạng việc đăng ký kinh doanh không đúng theo quy định của pháp luật, Nhà nước cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể khi có ý định khởi sự doanh nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Thứ tư, tăng cường các chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp.
- Điều kiện thực hiện: Sở KH&ĐT địa phương tham mưu với Bộ KH&ĐT về thực trạng công tác ĐKKD (cả cấp tỉnh và cấp huyện) về tồn tại như quy trình, thủ tục, số hóa công tác đăng ký, công tác thanh kiểm tra; sự thực thi địa vị pháp lý của cơ quan ĐKKD địa phương.
- Dự kiến kết quả: Các văn bản, pháp luật, nghị định, thông tư của Nhà nước, Bộ ban ngành có hiệu lực áp dụng phù hợp với điều kiện địa phương và quốc gia sớm thực hiện.