Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường

Kiểm tra, kiểm soát thị trường là hoạt động bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường diễn ra khi có hoạt động giao thương giữa người mua và người bán. Việc giao thương này chỉ diễn ra khi nguồn cung và nguồn cầu xuất hiện. Dựa theo những lý thuyết về thị trường, hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được nêu ở trên. Tác giả xác chia yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường thành hai nhóm chính:

1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan * Sự phát triển kinh tế- xãhội

Môi trường kinh tế xã hội bao gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng ngày càng gia tăng về số lượng (dân số tăng), mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân, trang thiết bị hiện đại, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tương thích với quốc tế, xu hướng hội nhập…. Tất cả những vấn đề trên của môi trường kinh tế- xã hội đều tác động tới chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Cùng với sự gia tăng về số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng sẽ dẫn theo sự đa dạng hóa lạo hình doanh nghiệp, hình thức kinh doanh, buôn bán…kèm theo sự phức tạp và khó kiểm soát thị trường như: buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng cấm hàng kinh doanh có điều kiện, vệ sinh an toàn thực phẩm…Điều đó trở thành một thách thức không nhỏ đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

Xu thế hội nhập, liên kết trong khu vực và toàn cầu diễn ra ngày càng nhanh chóng, ý thức, hiểu biết của người dân ngày càng tăng cao thì thủ đoạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ngày càng diễn biến phức tạp với các phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra, kiểm soát thị trường và giảm hiệu quả quản lý thị trường.

* Hệ thống chính sách và phápluật

riêng ở nước ta một mặt tạo sự vận hành thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển; mặt khác ngăn chặn, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật không tránh khỏi những hạn chế, những kẽ hở làm cho hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có điều kiện phát sinh và phát triển. Vì vậy, một vấn đề quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong hoạch định chính sách, cơ chế và pháp luật cần phát hiện những thiếu sót để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho hoànthiện

* Ý thức tự giác của các doanh nghiệp và người tiêudùng

Có thể nói ý thức tự giác của các doanh nghiệp và người tiêu dùng và những hiểu biết của họ về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại sẽ quyết định đến chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát thị trường. Nếu doanh nghiệp và người tiêu dùng không có trình độ họ sẽ không nắm vững pháp luật về thương mại, về thị trường và các quy định về hóa đơn chứng từ dẫn tới vô tình làm ảnh hưởng tới thị trường khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường sẽ gia tăng về số lượng và khối lượng.

Còn trường hợp doanh nghiệp và người tiêu dùng biết rõ hành vi vi phạm pháp luật của mình, nhưng vẫn cố tình vi phạm thì tính chất phức tạp của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng ảnh hưởng theo

Mặt khác trường hợp doanh nghiệp và người tiêu dùng nhìn thấy đối tượng vi phạm pháp luật nhưng cố tình lờ đi hoặc che dấu sẽ khiến cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường càng trở nên khó khăn và kém hiệuquả

1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

* Cơ chế quản lý thị trường

Kiểm tra, kiểm soát thị trường là nội dung của hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại (buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại). Bởi vậy, cơ chế quản lý thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởng tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên các

phương diện sau:

Một là, kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế quá độ. Tính quá độ thể hiện ở chỗ trong nền kinh tế bao gồm nhiều loại hình sản xuất hàng hóa đan xen nhau: sản xuất hàng hóa XHCN, sản xuất hàng hóa TBCN và sản xuất hàng hóa nhỏ... (nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia sản xuất hàng hóa). Mỗi kiểu sản xuất hàng hóa có những nét đặc thù về bản chất kinh tế - xã hội và trình độ phát triển, nhưng nó đều là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất, hình thành và chịu sự chi phối của một thị trường xã hội thống nhất với các quan hệ cung - cầu, giá cả chung, một đồng tiền chung... Nhân tố kinh tế và quan hệ kinh tế trong sản xuất hàng hóa của mỗi thành phần kinh tế đều đã xuất hiện những cái mới, dẫn đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trở nên cực kỳ khó khăn và phức tạp.

Hai là, kinh tế thị trường còn ở trình độ chưa phát triển. Biểu hiện ở số lượng mặt hàng và chủng loại hàng hóa nghèo nàn, khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ, chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa cao, chất lượng hàng hóa thấp, quy mô và dung lượng thị trường hạn hẹp; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài còn yếu; đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi còn ít, thu nhập của người lao động còn thấp, do đó sức mua còn hạn chế; nhiều loại thị trường còn ở trình độ thấp, như thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường sức lao động,... Trình độ phát triển không đồng đều của thị trường dẫn đến việc kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại rất phức tạp

trường thế giới., hợp tác quốc tế về kiểm soát các hoạt động thương mại bất hợp pháp còn nhiều hạn chế. Do vậy, những hành vi gian lận thương mại, nhập lậu được thực hiện từ nước này sang nước khác diễn ra ngày càng nhiều gây khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý thị trường

Là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường trên các góc độ sau:

Một là, để có thể đề xuất các đối tượng kiểm tra cần nghiệp vụ điều tra, nghiên cứu nắm tình hình, phát hiện, sử dụng nhân mối, mua tin, xác minh các vi phạm về pháp luật thương mại một cách chính xác đúng mục đích

Hai là, Các bước chuẩn bị kiểm tra phải được chuẩn bị một cách chu đáo có căn cứ, có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát tỉ mỉ đạt hiệu quả cao.

Ba là, thực hiện việc KT, kiểm soát đủ thời gian, đúng địa điểm và kịp thời Bốn là, các quyết định xử lý vi phạm được đưa ra đúng so với quy định của pháp luật và phải đảm bảo thời gian quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)