5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục quảnlýthịtrường tỉnh
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, mà cụ thể là công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là, để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thì điều đầu tiên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công
tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó công tác nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường là những vấn đề cốt lõi. Trước khi kiểm tra, kiểm soát thị trường phải xác định được đối tượng kiểm tra, kiểm soát và phải có kế hoạch cụ thể chi tiết, tránh chủ quan duy ý chí.
- Hai là, Nhà nước phải ban hành các văn bản Luật một cách cụ thể rõ ràng nhằm tránh chồng chéo trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của cả nước trong đó Lực lượng Quản lý thị trường là nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác và hợp tác quốc tế để tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng, cơ quan trong cuộc đấu tranh đầy cam go này.
- Ba là, Tổ chức kiểm tra, kiểm soát đồng thời với việc tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho thương nhân hoạt động thương mại bằng nhiều hình thức, biện pháp có hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát và tuyên truyền pháp luật tại các khu vực thị trường nông thôn, vùng sâu, vùngxa.
Với kinh nghiệm nhiều năm về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của các nước là tấm gương cho nước ta học tập và áp dụng vào công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Việt Nam.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU