3.1 .Tổng quan địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường
3.3.2. Nhóm yếu tố khách quan
3.3.2.1. Hệ thống chính sách và phápluật
Thể chế pháp luật là cơ sở tiền đề cho mọi vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trong những năm qua đã được Đảng và Nhà nước đã và đang bổ sung và hoàn thiện, và xây dựng thêm những chính sách mới để phù hợp với cơ chế thị trường. Tuy nhiên thể chế pháp luật về kiểm tra, kiểm soát thị trường trên thực tế mới chỉ giải quyết được một phần, nó vẫn còn bộc lộ những vướng mắc và hạn chế nhất định. Theo đánh giá của cán bộ tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ về các chính sách, pháp luật được áp dụng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại biểu đồ 3.7 có thể thế có tới 24/48 (56,3 %) cán bộ đánh giá rằng các chính sách vẫn còn có những bất cập, 14/48 (29,2%) cán bộ đánh giá ở mức phù hợp và 14.5% cán bộ đánh giá ở mức không phù hợp. Điều này đã cho thấy các chính sách pháp luật vẫn có những ảnh hưởng trái chiều tới công tác kiểm tra, kiểm soát trại chi cục.
Biểu đồ 3.7: Đánh giá của cán bộ về chính sách pháp luật áp dụng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ
- (Đ/v: cán bộ)
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả năm 2017)
Cụ thể, khi được hỏi một số cán bộ cho biết các quy định về phân biệt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay chưa rõ ràng dẫn đến, khi thực hiện nhiệm vụ khi cán bộ kiểm tra phát hiện ra nhiều trường hợp hàng hóa có chất lượng rất thấp, nhưng không thể thu giữ và xử lý vì do thiếu căn cứ pháp lý để kết luận ví dụ như: mũ bảo hiểm giả kém chất lượng, quần áo nhái, mỹ phẩm giả. Bên cạnh đó, quy định về chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng trong chống hàng giả chưa rõ ràng, bất cập; có quá nhiều cơquan có thẩm quyền chống hàng giả, nhưng chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong công tác đấu tranh chống hàng giả. Bộ luật quy định về quyền sở hữu trí tuệ quá biệt lập,không có mối liên hệ chặt chẽ với quy định pháp luật của nhiều ngành luật liên quan khác như luật hành chính, luật hình sự, luật thương mại, luật tố tụng dân sự, thậm chí ngay cả các quy định khác của pháp luật dân sự dẫn tới công tác kiểm tra, xử phạt, ban hành quyết định còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc.
Các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu đồng đồng bộ, chưa thống nhất, nhiều chế tài chưa đủ mạnh để răn đe dẫn tới những vụ vi phạm không giảm mà
14 27 7 0 5 10 15 20 25 30 Phù hợp Vẫn còn bất cập Không phù hợp
Đánh giá của cán bộ về các chính sách pháp luật áp dụng trong công tac kiểm tra, kiểm soát thị trường
còn có dấu hiệu gia tăng mạnh như buôn luận hàng hóa, và ngược lại có một số chế tài lại xử lý vi phạm quá nặng. Sự thiếu phù hợp này dẫn đến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăntrong khi thực thi nhiệm vụ. Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về hành vi vi phạm như: những vi phạm về đo lường, vi phạm về chất lượng hàng hóa không thống nhất giữa các cơ quan dẫn tới mỗi ngành xử lý theo những cách khác nhau, dẫn tới nhiều người dân và doanh nghiệp không hài lòng với việc xử phạt mà chi cục đưa ra. Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mẫu mã, bao bì giống hàng thật nên rất khó phân biệt, nhưng trong luật lại không quy định cụ thể về tem nhãn hay những đặc điểm cụ thể để phân biệt hàng thật, hàng giảdẫn tới thông tin về hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ, chất lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng còn mờ nhạt.
Những quy định về mặt địa lý liên quan tới địa bàn quản lý của đội quản lý thị trường, hải quan chưa rõ ràng do đó công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới gặp nhiều khó khăn khi mà lượng hàng hóa được nhập lậu ngày càng tăng với các thủ đoạn tinh vi khó lường.
3.3.3.2. Sự phát triển kinh tế- xãhội
Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cho các doanh nghiệp cơ hội phát triển không ngừng với những chính sách ưu đãi về thuế của các nước đối tác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia. Do lượng các doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường nước ta hầu hết là ở các nước phát triển, họ có những sản phẩm chất lượng hơn hẳn so với sản phẩm của các công ty nội địa. Để cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các hình thức làm hàng giả hàng nhái để giảm chi phí nhân công, nguyên liệu nhằm cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Việc này để lại hậu quả số lượng hàng giả, hàng tới tay người tiêu dùng gây ảnh hưởng sức khỏe, cũng như làm nhiễu loạn thị trường khiến cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường khó có thể kiểm soát triệt để.
Không chỉ có hàng giả, hàng nhái gia tăng, các loại hình phạm tội về buôn bán hàng cấm, nhập lậu cũng gia tăng không ngừng đặc biệt với các mặt hàng như: thuốc lá, mỹ phẩm, quần áo, thực phẩm chức năng… Mặc dù tỉnh Phú Thọ không sát với biên giới Trung Quốc, nhưng tỉnh lại là cầu nối giữa các tỉnh sát biên giới với các nguồn tiêu thụ lớn. Nhu cầu sử dụng mỹ phẩm, thuốc lá, quần áo ngày càng cao, bên cạnh đó, tâm lý của người tiêu dùng thường là thích đồ rẻ nhưng lại mong muốn chất lượng cao, đặc biệt là những khu dân cư mới phát triển. Để đáp ứng nguồn cầu của khách hàng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã bỏ qua những điều luật của Nhà nước nhập hàng lậu, hàng cấm về để buôn bán với giá hời.
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu diễn ra ngày càng nhanh chóng, đi liền với đó là các thủ đoạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, nhập lậu diễn ra ngày càng tinh vi mà người tiếp tay chính là người dân, những người này thường thuộc nhóm có thu nhập thấp, với thời kỳ hội nhập cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, vì cái lợi trước mắt mà những người dân này sẵn sàng quên đi mất lương tâm và luật pháp để kiếm lợi nhuận cho bản thân. Lượng hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái tràn vào ngày càng nhiều đã gây ra nhiều khó khăn cho chi cục QLTT Phú Thọ khi mà lượng cán bộ ít mà lượng công việc gia tăng mạnh.
3.3.2.3.Ý thức tự giác của các doanh nghiệp và người tiêudùng
Ở tất cả các hoạt động quản lý nhà nước ý thức của người dân và các doanh nghiệp luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của các công tác quản lý. Trong các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, người dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các đoàn thể xã hội vẫn chưa tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, sở hữu trí tuệ, buôn lậu và gian lận thương mại. Nhiều trường hợp, người dân mua phải hàng giả nếu biết thì chỉ cho rằng không may và bỏ qua chứ không báo cho các cơ quan có chức năng giải quyết vì vẫn còn e ngại phiền phức và tốn thời gian. Hay nhiều người dân biết rõcác cơ sở làm hàng giả, bán hàng giả, vi phạm VSATTP, gian lận thương mại... nhưng không dám báo tin cho cơ quan có chức năng vì sợ bị trả thù hoặc sợ liên lụy đến mình, hoặc sẽ bao che vì lợi nhuận trước mắt.
Trong quá trình kiểm tra, nhiều doanh nghiệp và người dân khi bị lực lượng kiểm tra chặn giữ có thái độ chống đối, cố tình làm trái gây nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ. Nhận xét của cán bộ chi cục về ý thức của các doanh nghiệp và người dân được thể hiện ở biểu đồ 3.8có thể thấy đa phần cán bộ đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 3% cán bộ cho rằng trong thời gian qua ý thức của các doanh nghiệp và người dân vẫn còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các bộ trong lúc thực thi nhiệm vụ. Nhiều người dân còn có ý định hăm dọa cán bộ khi họ bị giữ lại kiểm tra do chi cục phát hiện có hành vi vi phạm thương mại. Với một bộ phận nhỏ người dân và doanh nghiệp không có ý thức đã ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kiểm tra, kiểm soát của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ gây tổn thất về nhân lực, tiền bạc và thời gian đối với chi cục.
Biểu đồ 3.8:. Đánh giá của cán bộ chi cục về ý thức của doanh nghiệp và người dân- (Đ/v: %)
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả năm 2017)
3.4. Đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ