3.1 .Tổng quan địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ
3.2. Thực trạng hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường của Chi cục
3.2.2. Tổ chức kiểmtra
Quá trình tổ chức kiểm tra là khâu quan trọng và luôn được chi cục đẩy mạnh chất lượng trong những năm vừa qua theo đúng quy định của BCT ban hành năm 2013. Trước khi thực hiện kiểm tra, dựa trên kế hoạch đã phê duyệt ở bước thu thập thông tin và xử lý dứ liệu, Chi cục thuế thực công bố quyết định kiểm tra, thành phần tham gia và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp bị kiểm tra. Mọi công việc trong kế hoạch sẽ được các đội kiểm tra phân công trực tiếp cho cán bộ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nằm trong danh sách. Bảng3.3, miêu tả thực trạng tổ chức kiểm tra tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2015- 2017.
Bảng 3.3: Thực trạng tổ chức kiểm tra tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: vụ
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số vụ kiểm tra 2167 2400 2527
Tổng số vụ vi phạm 1729 2012 2062
Tỷ lệ số vụ vi phạm/ số vụ thực
hiện kiểm tra 80% 84% 82%
(Nguồn: Theo báo cáo của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ )
Qua bảng 3.3 có thể thấy số vụ kiểm tra mà chi cục đã thực hiện đều tăng qua các năm, trong giai đoạn từ năm 2015- 2016, số vụ kiểm tra đã tăng 233 vụ, bằng 111% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn 2016- 2017, mặc dù không tăng bằng giai đoạn trước nhưng vẫn có dấu hiệu tăng. Trong đó, số vụ vi phạm được phát hiện đạt từ 80% - 84% trên tổng số vụ đã tiến hành kiểm tra.
Cụ thể kết quả kiểm tra được thể hiện tại biểu đồ 3.2
Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra, phát hiện vi phạm tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ - (Đ/v: vụ)
(Nguồn: Theo báo cáo của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ )
Theo biểu đồ 3.2, số lượng DN, hộ kinh doanh mà chi cục đã tiến hành kiểm tra tăng mạnh trong giai đoạn 2015-2016, với tỷ lệ năm 2016 bằng 116 % so với năm 2015. Trong năm 2017 số cuộc kiểm tra đã được thực hiện đạt 2062 vụ và có xu hướng tăng trong tương lai. Trong giai đoạn 2016-2017, 100% các cuộc kiểm tra đều được hoàn tất, không có cuộc kiểm tra nào bị kéo dài gây tốn thời gian, chi phí và nguồn nhân lực đối với cả đối tượng bị kiểm tra và cơ quan kiểm tra.
Xét trên phương diện từng trường hợp vi phạm được thể hiện tại bảng 3.4 có thể thấy, phần lớn cuộc kiểm tra diễn ra là các sai phạm khác là bao gồm các sai phạm về giá, đầu cơ găm hàng. Tình trạng này xảy ra nhiều trong những dịp lễ như giỗ Tổ Hùng Vương, tết Nguyên Đán các hộ kinh doanh cố tình tăng giá do nhu cầu của người dân tăng cao. Trong giai đoạn 2015-2017 những cuộc kiểm tra thuộc sai phạm khác có dấu hiệu tăng, tuy vậy tỷ lệ tăng trong giai đoạn 2016- 2017 có dấu hiệu giảm nhẹ. Vi phạm về buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm cũng có cùng xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2015- 2017, mặc dù trong năm 2017 tỷ lệ vi phạm so với năm trước đã có dấu hiệu giảm nhưng chưa nhiều.
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1729
2012
2062
Kết quả kiểm tra, phát hiện vi phạm tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Bảng 3.4: Thực trạng tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ theo từng loại hình sai phạm
Đơn vị: vụ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh giữa năm 2015/ 2016 So sánh giữa năm 2016/ 2017 Tăng (+)/ Giảm (-) Tốc độ phát triển (%) Tăng (+)/ Giảm (-) Tốc độ phát triển (%)
Kinh doanh trái phép,
VSAT thực phẩm 257 424 374 167 165% -50 88%
Buôn bán hàng nhập lậu,
hàng cấm 138 159 163 21 115% 4 103%
SX buôn bán hàng giả 34 19 37 -15 56% 18 195%
Sai phạm khác 1300 1410 1488 110 108% 78 106%
(Nguồn: Theo báo cáo của chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ )
Kinh doanh trái phép, VAST thực phẩm giữa năm 2015 và 2016 tăng 167 vụ, so với năm 2015 đạt 165%. Trong giai đoạn này theo nhận định của chi cục QLTT Phú Thọ tình hình kinh doanh vẫn diễn biến phức tạp trên thị trường, qua công tác kiểm tra, kiểm soát theo kế hoạch cũng như đột xuất, lực lượng QLTT đã bắt giữ được nhiều doanh nghiệp vi phạm về quy định ghi nhãn hàng hoá, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các vi phạm khác. Ngoài ra, riêng trong dịp tết Bính Thân năm 2016 số lượng vi phạm tăng cao chủ yếu là do sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo an toàn thực phẩm, không tập huấn kỹ thuật an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên trong năm 2017 loại hình vi phạm này đã giảm đáng kể còn 347 vụ vi phạm, chỉ bằng 88% so với năm 2016.
Những vi phạm về sản xuất buôn bán hàng giả đã được kiểm tra chỉ chiếm từ 1-2% tổng số những loại hình vi phạm đã kiểm tra, tuy nhiên nó lại có biến động nhiều qua các năm và có dấu hiệu tăng mạnh, trong khoảng thời gian năm 2015 và 2016 loại hình vi phạm này giảm 15 vụ, chỉ bằng 56%. Tuy nhiên trong năm 2017, sản xuất buôn bán hàng giả đã tăng 18 vụ, đạt 195% so với cùng kỳ năm 2016. Vì trong những năm gần đây, nhu cầu về các mặt hàng mỹ phẩm, quần áo, giày dép, thực phẩm chức năng tăng cao. Do đó, các đối tượng vi phạm đã lợi dụng xu hướng yêu thích hàng rẻ của người dân để thực hiện sản xuất những mặt hàng nhái với già thành thấp hơn để thu hút người mua. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kinh tế thị trường mà còn ảnh hưởng mạnh tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Tình trạng số lượng cuộc kiểm tra gia tăng so với kế hoạch đề ra, những vụ kiểm tra đã được xử lý tăng qua các năm đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đánh giá của cán bộ làm việc tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ về chất lượng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tại chi cục trong giai đoạn 2015- 2017 có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể được thể hiện tại bảng 3.5. Hầu hết các cán bộ đều đánh giá các chỉ tiêu được đưa ra ở mức tốt và rất tốt, đặc biệt là việc “kiểm soát kỹ phương tiện bị khám, đo kiểm chi tiết”( 69% cán bộ đánh giá ở mức tốt và 25% ở mức rất tốt),và “ phối hợp với cơ quan chức năng liên quan”(42% cán bộ đánh giá ở mức tốt và 52% ở mức rất tốt). Tuy nhiên, chỉ tiêu “ Kiểm tra hiện trường thực tế nơi sản xuất, tàng trữ, cất giấu tang vật, nơi buôn bán hàng hóa có dấu hiệu vi phạm” và “Khám, lục soát tang vật, tạm giữ hàng hóa phương tiện vi phạm”, được đánh giá hầu hết ở mức trung bình (lần lượt là 43% và 77%). Điều này cho thấy việc thực hiện kiểm tra vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được thực hiện nghiêm túc dẫn tới vi phạm gia tăng. Khi kiểm tra cán bộ thực hiện không tốt việc khám, lục soát tang vật dẫn tới bỏ sót nhiều chi tiết quan trọng và vô tình vẫn tạo được cơ hội cho những đường dây buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục hoạt động.
Bảng 3.5: Đánh giá của cán bộ về chất lượng việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường
Đơn vị: % Chỉ tiêu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt
Kiểm tra hiện trường thực tế nơi sản xuất, tàng trữ, cất giấu tang vật, nơi buôn bán hàng hóa có dấu hiệu vi
0% 1% 43% 41% 15%
Kiểm soát kỹ phương tiện bị khám, đo
kiểm chi tiết 0% 0% 6% 69% 25%
Khám, lục soát tang vật, tạm giữ hàng
hóa phương tiện vi phạm 0% 5% 77% 8% 10%
Phối hợp với các cơ quan chức năng
liên quan 0% 0% 6% 42% 52%
Ý thức phối hợp của các đối tượng bị
kiểm tra 0% 7% 15% 37% 41%
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả năm 2017)