5. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng hoạt dộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường
1.2.1. Kinh nghiệm về chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục quản lý thị trường Thái Bình
Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình trong 10 năm qua đã đạt được nhiều thành tựu trong việc chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng. Những thành tựu này được thể hiện chi tiết qua những con số cụ thể trong 10 năm hoạt động như sau: Chi cục đã tiến hành kiểm tra 74.802 vụ, trong đó tổng số vụ xử lý 18.143 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 59.780.834.000 đồng. Loại hình vi phạm hành chính 32.938.897.000 đồng,
bán hàng tịch thu 11.010.142.000 đồng, truy thu thuế 15.831.795.000 đồng. Chỉ trong 3 năm 2008 - 2010, các lực lượng đã phối hợp triển khai 25 Đoàn kiểm tra liên ngành theo kế hoạch của Ban 127, kiểm tra hơn 1000 cơ sở kinh doanh, phát hiện và xử lý gần 600 vụ vi phạm.
Không chỉ dừng ở những thành tựu trên, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tiếp tục triển khai các thông tư mới nhằm thúc đẩy công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Ông Đào Văn Hoan - Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình, Phó trưởng ban chỉ đạo 127/ĐP tỉnh cho biết: Chi cục nhận thấy rõ xu hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay, thực trạng của tình hình buôn lậu hàng giả, hàng nhái có xu hướng phát triển giống với tình hình phát triển kinh tế. Nói theo cách khác, kinh tế phát triển càng nhanh, số lượng các vụ vi phạm cũng như mức độ vi phạm càng tăng. Phát triển kinh tế sẽ xuất hiện những yếu tố thuận lợi, đan xen những khó khăn thách thức mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình trạng mất cân đối kinh tế vĩ mô và lạm phát sẽ tiếp tục gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế và những diễn biến phức tạp trên thị trường, nạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tiếp tục là mảnh đất sống còn của những đối tượng làm ăn phi pháp, kẽ hở cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chi cục cho biết trong thời gian tới, cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại sẽ phức tạp hơn, các đối tượng làm ăn phi pháp sẽ có nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, chống đối quyết liệt hơn, song dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình, sự chỉ đạo của Ban 127/TW, bằng sự nỗ lực của tất cả các ngành, các lực lượng, nhất định Ban chỉ đạo 127/ĐP tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, Chi cục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp theo các mục tiêu lớn, có trọng tâm: Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại chi cục thông qua việc tập huấn, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ vì đội ngũ cán bộ là nguồn lực lòng cốt thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Củng cố, tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại thực hiện kiểm tra với các phương án mới bám sát theo chỉ đạo của BCĐ 127/TW, các phương thức triển khaicũng dựa trên tình hình thực tiễn theo từng lĩnh vực cụ thể như: vật tư nông nghiệp, xăng dầu và các loại vật tư chiến lược, vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc chữa bệnh và hành nghề Y - Dược, sữa và đồ chơi trẻ em, phòng chống dịch bệnh, vàng bạc và ngoại tệ, công khai niêm yết giá…
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, người dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ những tác hại của hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng như báo thái bình, đài truyền hình.. để triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 45/KH- UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh về tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là trong những tháng cuối năm khi mà lượng hàng giả, hàng nhập lậu luôn có dấu hiệu gia tăng.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng trị
Công tác quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị trong 10 năm qua cũng có những thành tựu đáng kể trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (2003-2013). Trong 10 năm qua, BCĐ 127 tỉnh Quảng Trị đãdựa trên tinh thần của Chính phủ đưa ra, triển khai những chính sách cụ thể để công cuộc đấu tranh có hiệu quả với tình trạng buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại, đảm bảo ổn định thị trường, qua đó tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của BCĐ 127 tỉnh về kết quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại 10 năm qua có thể thấy công tác này đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: tỉnh đã thực hiện xử lý 34.268 vụ, tổng giá
trị hàng hóa vi phạm trên 352 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 15,8 tỷ đồng. Tổng số tiền hàng hóa vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trên 368 tỷ đồng. Một số mặt hàng bắt giữ chủ yếu trong 10 năm của các lực lượng như: thuốc nổ (55kg); thuốc phiện, cần sa (10,25kg); ma túy tổng hợp (173.353 viên); heroin; động vật hoang dã; gỗ các loại; thuốc lá; rượu ngoại; nước giải khát… Thành tựu này đạt được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của BCĐ 127 tỉnh mà Quảng Trị đã đấu tranh đạt nhiều kết quả trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.Dựa vào kết quả của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nhiều năm. Thành viên BCĐ 127 của tỉnh đã thực hiện nghiên cứu, phân tích những kết quả đạt được cũng như những hạn chế. Từ đó làm căn cứ để tổng hợp báo cáo, tổ chức cuộc tham luận nhằm trao đổi những kinh nghiệm, bài học và nêu lên một số đề xuất, kiến nghị để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Trong đó, tỉnh đã đề ra một số biện pháp mới cần phải đẩy mạnh trong thời gian tới như:
Tập trung nâng cao ý thức, sự hiểu biết của người dân và các doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thông tin thị trường giá cả và hướng dẫn người tiêu dùng, lên án các hành vi vi phạm pháp luật.
Không chỉ hướng tập trung vào những đối tượng vi phạm mà tỉnh cũng đề ra kế hoạch đối với những cá nhân, tổ chức có thành tích trong công cuộc đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại như: đăng thông tin biểu dương nhằm khích lệ tinh thần đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, các hành vi vi phạm thương mại trong người dân.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, mà cụ thể là công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Một là, để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường thì điều đầu tiên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công
tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó công tác nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường là những vấn đề cốt lõi. Trước khi kiểm tra, kiểm soát thị trường phải xác định được đối tượng kiểm tra, kiểm soát và phải có kế hoạch cụ thể chi tiết, tránh chủ quan duy ý chí.
- Hai là, Nhà nước phải ban hành các văn bản Luật một cách cụ thể rõ ràng nhằm tránh chồng chéo trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Yêu cầu đặt ra là chúng ta phải kiên trì, kiên quyết, sử dụng đồng bộ các biện pháp trên cơ sở phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, của cả nước trong đó Lực lượng Quản lý thị trường là nòng cốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác và hợp tác quốc tế để tham mưu tích cực cho các cấp uỷ Đảng, cơ quan trong cuộc đấu tranh đầy cam go này.
- Ba là, Tổ chức kiểm tra, kiểm soát đồng thời với việc tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho thương nhân hoạt động thương mại bằng nhiều hình thức, biện pháp có hiệu quả. Đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, kiểm soát và tuyên truyền pháp luật tại các khu vực thị trường nông thôn, vùng sâu, vùngxa.
Với kinh nghiệm nhiều năm về hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường của các nước là tấm gương cho nước ta học tập và áp dụng vào công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tại Việt Nam.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU