3.1 .Tổng quan địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiê n kinh tế xãhội tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1.Vị trí địa lý
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam với diện tích đất tự nhiên là nhiên 3.534,4 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha. Dân số trung bình của tỉnh đạt gần 1.4 nghìn người.Tỉnh Phú Thọ là cửa ngõ vùng kinh tế Tây Bắc với phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang điều này đã đưa Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế, là nơi kết nối các vùng kinh tế trọng điểm như: Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Với cơ sở hạ tầng tốt, giao thông đa dạng với khoảng cách về sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc), cách cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô, những điều này đã giúp kinh tế của Tinh tăng mạng cũng như trở thành yếu tố thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng kinh tế lớn.
3.1.1.2.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Phú Thọ thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%. Bên cạnh đó diện tích đất của tỉnh khá đa dạng bao gồm cả đất rừng, đất nông nghiệp và đất mặt nước nuôi trông thủy sản do đó kinh tế của tỉnh phát triển khá đa dạng theo hai tiểu vùng là: tiểu vùng đồi núi cao và tiểu vùng gò thấp. Trong đó:
- Tiểu vùng đồi núi cao: chiếm tới 67,94% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, bao gồm gồm các huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê và một phần của Hạ Hòa. Nơi đây có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500m do vậy nó có những lợi thế phát triển chủ yếu như: trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế tiểu vùng này vướng phải những khó khăn về giao thông. Trình độ dân trí ở tiểu vùng này còn thấp do đó, mặc dù có những lợi thế về đất và tự nhiên nhưng việc khai thác các tiềm năng về các lĩnh vực nông, lâm, khoáng sản... còn hạn chế.
- Tiểu vùng gò thấp:bao gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng và phần còn lại của Hạ Hòa, có diện tích tự nhiên 1.132,5km2. Vùng này có địa hình đặc là các đồi gò thấp, và nguồn phù sa dồi dào từ sông tả ngạn sông Hồngtạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp, cây công nghiệp dài ngày như chè,cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. Bên cạnh đó, một số khu vực tập trung những đồi gò thấp tương đối bằng phẳng (tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam của tỉnh) thuận lợi cho tỉnh khai thác tiềm năng về công nghiệp như: phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội khác.
Trong những năm qua theo báo cáo của tỉnh Phú Thọ về mức độ tăng trưởng kinh tế tính tới năm 2017 kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, vượtmục tiêu đề ra. Trong năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) sosánh 2010 ước đạt 35.634,5 tỷ đồng, tăng 7,75% so với năm 2016
(vượt kếhoạch 0,25%). Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,66%; khuvực dịch vụ tăng 7,48%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,74%.Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2017: Khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,00% (năm 2016 24,34%); khu
vực côngnghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,99% (năm 2016 37,73%); khu vực dịchvụ chiếm tỷ trọng 39,01% (năm 2016 37,93%). Cơ cấu kinh tế 2017 có sựchuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.
Về các vấn đề xã hội dân số của tỉnh tăng đều qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt khoảng 11,60%. Lực lượng lao động trẻ trên 15 tuổi của tỉnh tính tới năm 2017 ước đạt 759,8 nghìn người tăng 8,1 nghìn người so với năm 2016. Trong đó phần lớn lực lượng lao động làm trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 54,6% nhưng đang có xu hướng giảm, đứng thứ hai là lao độngđang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%, tăng 0,5điểm phần trăm. Tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh là 1,60%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với năm 2016. Công tác an sinh xã hội, giáo dục và y tế cũng được tỉnh chú trọng đầu tư và đạt được nhiều bước tiến đáng kể.
3.1.1.3.Tổng quan thị trường tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng kinh tế trọng điểm của vùng Tây Bắc, kết nối các vùng kinh tế lớn trong nước cũng như ngoài nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, nơi đây được coi là cầu nối hàng hóa từ các tỉnh vùng biên giới tới các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên… Trong những năm qua về cơ bản thị trường khá ổn định và có những chuyển biến tích cực. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã và đang có chuyển biến tích cực theo xu hướng phát triển của thị trường đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân trong và ngoài tỉnh. Giá cả hàng hóa biến động không lớn, tình trạng giá tăng cao vào các thời điểm lễ, du lịch đã được giảm thiểu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thị trường của tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến thị trường như: việc sụt giảm giá thị lợi hơi đã tác động xấu tới ngành chăn nuôi khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này gặp không ít khó khăn trong việc tìm nguồn tiêu thụ, dẫn tới nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí là phá sản. Ngoài ra vấn nạn buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu chủ yếu là những sản phẩm tiêu dùng như: quần áo, giày dép, mỹ phẩm, dược phẩm, vật tư nông nghiệp, thực phẩm từ các tỉnh gần biên giới như: Lào Cai, Sơn La… trung chuyển qua tỉnh để tới các địa điểm tiêu thụ lớn tại các tỉnh lân cận đã gây ra nhiễu loạn thị trường vì sự xuất hiện của hàng giả, hàng kém chất lượng. Các hành vi gian lận thương mại này càng ngày càng tinh vi khó kiểm soát, gây không ít khó khăn cho việc phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng.