3.1 .Tổng quan địa bàn nghiên cứu tỉnh Phú Thọ
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạtđộng kiểmtra,kiểm soátthịtrường
3.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan
3.3.1.1. Cơ chế quản lý thị trường
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trên cả nước nói chung và tại tỉnh Phú Thọ nói riêng thuộc trong nhóm những hoạt động chính của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại (buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại). Có thể thấy hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường là một hoạt động đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố có tác động tới hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường tỉnh Phú Thọ nói riêng và toàn quốc nói chung đó làcơ chế quản lý thị trường và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế tại tỉnh Phú Thọ rất đa dạng, nó bao gồm nhiều nguồn cung, nhiều loại hình sản xuất và nhiều loại sản phẩm khác nhau. Không chỉ đa dạng về các loại sản xuất và sản phẩm, còn đa dạng ở những thành phần tham gia quá trình sản xuất hàng hóa. Mỗi sản phẩm được sản xuất ra đều mang những đặc tính riêng thể hiện về các mặt giá trị, bản chất về kinh tế- xã hội và trình độ phát triển. Do đó, mỗi sản phẩm được tạo ra tới tay người tiêu dùng sẽ phải chịu sự chi phôi của nhiều yếu tố như là các quan hệ cung - cầu, giá cả chung, đồng tiền chung. Cùng lúc đó, dưới dự phát triển không ngừng kinh tế
và quan hệ kinh tế trong sản xuất hàng hóa tạo ra nhiều lợi ích trong quá trình sản xuất như là: sản phẩm mới, quá trình sản xuất mới, nguyên liệu mới …Trong khi đó cơ chế quản lý thị trường chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này, điều này dẫn đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường ở tất cả các tỉnh trong cả nước đều trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp.
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh có nền kinh tế thị đang trong giai đoạn phát triển. Điều này có thể thấy rõ ở số lượng doanh nghiệp tăng mạnh qua các năm, các hộ đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ tăng rõ rệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới chỉ tăng về số lượng chứ chua tăng về chất lượng công việc dẫn tới nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật đầu tư vẫn còn hạn chế. Dẫn tới chủng loại hàng hóa nghèo nàn, khối lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào các hiệp định thương mại và nguồn đầu tư. Hơn nữa, như đã nêu ở trên do sự phát triển chưa rõ ràng nên chi phí sản xuất vẫn còn cao do hàng hóa sản xuất vẫn phải đi nhập khẩu nguyên liệu nhiều ở nước ngoài, quy trình sản xuất hiệu quả thấp dẫn tới giá cả hàng hóa cao, chất lượng hàng hóa thấp, quy mô và dung lượng thị trường hạn hẹp. Nhìn vào tổng thể có thể thấy rõ sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa trên thị trường tại tỉnh Phú Thọ còn yếu; đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi còn ít, thu nhập của người lao động còn thấp, do đó sức mua còn hạn chế;... Trình độ phát triển không đồng đều giữa các nhân tố dẫn đến việc kiểm tra kiểm soát chống sản xuất, buôn bán hàng giả, sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn do cơ chế quản lý chưa bao quát được mọi sự thay đổi của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ đang hướng sự phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng thị trường quốc tế thông qua việc xuất khẩu, điều này khiến cho các hoạt động thương mại phát triển nhanh chóng, nhưng luật hải quan, xuất nhập khẩu mà nhà nước đề ra chưa đáp ứng được sự phát triển này dẫn tới kiểm soát các hoạt động thương mại bất hợp pháp ở các tỉnh thành còn nhiều hạn chế. Thị trường mở vô tình là công cụ cho những hành vi gian lận thương
mại, nhập lậu được thực hiện nhanh chóng từ nước này sang nước khác và diễn ra với mật độ ngày càng nhiều, thủ đoạn tinh vi gây khó khăn nhiều trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
3.3.1.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý thị trường Về bộ máy tổ chức:Do quy định về phần quyền chức năng quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm chưa được rõ ràng nên vẫn xảy ra thực trạng việc xử phạt không đồng đều, cùng một vụ việc nhưng có nơi xử lý, nơi thì không hoặc chỉ xử lý hành vi ở khâu lưu thông mà không xử lý người sản xuất. Việc này vô tình là kẽ hở cho những hoạt động thương mại phi pháp diễn ra do xử lý không nghiêm và triệt để tận gốc, đôi khi còn xảy ra tình trạng chồng chéo, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý.
Theo đánh giá của cán bộ làm việc trực tiếp tại chi cục về chất lượng tổ chức bộ máy có thể thấy hầu hết cán bộ đánh giá ở mức tốt và rất tốt. 23% cán bộ đánh giá ở mức trung bình, điều này cho thấy tổ chức bộ máy tại chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ vẫn có những bất cập nhất định.
Biểu đồ 3.6: Đánh giá của cán bộ về chất lượng tổ chức bộ máy - (Đ/v: %)
(Nguồn: Theo điều tra của tác giả năm 2017)
27%
50% 23%
0% 0%
Đánh giá của cán bộ về chất lượng tổ chức bộ máy
Rất tốt Tốt Trung bình
Kém
Về chất lượng đội ngũ cán bộ:Sốlượngcánbộlàmcôngtáckiểmtrakiểmsoátthịtrườnghiệnnay tại chi cụclà kháít, trong khi đó lượng công việc lại ngày càng gia tăng dẫn tới hiệu quả làm việc không cao. Hơn nữa, trình độ của đội ngũ cán bộ đa phần là ở bậc đại học nền việc xử lý những công việc phức tạp còn gặp rất nhiều khó khăn.Trong đấu tranh, phát hiện xử lý vi phạm, việc phân biệt hàng giả, vi phạm luật sở hữu trí tuệ của một bộ phận cán bộ công chức tại chi cục hạn chế, năng lực nhiệm vụ pháp luật, năng lực hiểu biết và vận dụng pháp luật để tham mưu cho chính quyền cơ sở còn nhiều yếu kém. Theo đánh giá của cán bộ về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kiểm tra, có tới 37% cán bộ đánh giá ở mức trung bình, 4% ở mức kém, 59% đánh giá ở mức tốt và rất tốt. Điều này cho thấy rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại chi cục vẫn còn rất nhiều hạn chế gây ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.