Ứng dụng kỹ thuật gạn tách (apheresis) trong gạn tách các thành phần máu bằng máy tách TB tự động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 27 - 28)

phần máu bằng máy tách TB tự động

a) Gạn tách khối tiểu cầu (Platelepheresis)

Truyền TC được chỉ định cho BN bị chảy máu hoặc BN tăng yếu tố nguy cơ chảy máu thứ phát do giảm SLTC trong máu hoặc do tiểu cầu mất chức năng. Trong trường hợp này có thể truyền TC pool (TC được tách ra từ nhiều ĐV máu toàn phần) hoặc tiểu cầu apheresis. Trong chương trình TC apheresis, tách tiểu cầu và một phần huyết tương từ người cho còn hồng cầu, bạch cầu, phần lớn huyết tương sẽ được trả lại người cho, các thành phần tách ra được bảo quản trong túi dẻo đặc biệt. Sản lượng của KTC phụ thuộc rất lớn vào SLTC trước gạn tách của người cho, hiện tại tiêu chuẩn SLTC trước cho của người hiến TC lớn hơn hoặc bằng 200x109 TC/l, SLTC trong KTC là 3x1011 đối với đơn vị TC 250 ml, và 6x1011 đối với đơn vị 500 ml, vì được thực hiện trong một chương trình khép kín vì vậy thời gian bảo quản là 5 ngày, nhiệt độ bảo quản từ 20 – 24oC và phải được lắc liên tục (Hà Hữu Nguyện, 2012), độ pH là 6,4 – 7,4 (Council of Europe Publishing, 2004).

b) Gạn tách huyết tương (Plasmapheresis)

Huyết tương có thể gạn tách bằng phương pháp này, huyết tương sau gạn tách được sử dụng làm huyết tương tươi đông lạnh (fresh frozen plasma: ffp), một số ngân hàng máu còn sử dụng huyết tương này để truyền cho BN và sản xuất các sản phẩm của huyết tương như albumin hay globulin. Chương trình này có thể thu được huyết tương miễn dịch để điều trị BN bị ức chế miễn dịch hoặc BN bị nhiễm thủy đậu, herpes (Hà Hữu Nguyện, 2012; Harmening Denise (ASCP), 2005).

c) Gạn tách bạch cầu (Leukopheresis)

Gạn tách BC đa nhân trung tính truyền cho BN giảm BC nặng do nhiễm trùng hoặc điều trị bằng hóa chất. Việc thu nhận số lượng lớn BC là cần thiết, tuy nhiên lại gặp một số vấn đề đối với người hiến. Trong gạn tách HC, tiểu cầu là dễ hơn vì ta có thể tăng thể tích trong lòng mạch hoặc giảm khả năng tiêu thụ hằng ngày. Việc lựa chọn sản phẩm này không phổ biến vì thiếu những dữ liệu ý nghĩa cho việc sử dụng bạch cầu trung tính trong lâm sàng, cộng với những phản ứng phụ có thể xảy ra (Hà Hữu Nguyện, 2012; Harmening Denise (ASCP), 2005).

d) Gạn tách hồng cầu (Erythrocyte apheresis)

Những tiến bộ trong kỹ thuật của gạn tách giúp ta có thể được khối hồng cầu. Thông thường người ta thường tiến hành tách một đơn vị khối hồng cầu và một đơn vị huyết tương cho mỗi lần gạn tách. Tuy nhiên giá thành của khối hồng cầu được gạn tách bằng phương pháp này còn khá cao so với khối hồng cầu được sản xuất từ túi máu toàn phần (Harmening Denise (ASCP), 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)