Ảnh hưởng của phương pháp điều chế tới chất lượng khối tiểu cầu
Nguyễn Trường Sơn (2000), so sánh hai phương pháp điều chế khối tiểu cầu từ lớp buffy coat và huyết tương giàu tiểu cầu thấy hiệu suất thu hoạch tiểu cầu cao hơn ở phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu, lượng bạch cầu còn lại trong khối tiểu cầu thấp hơn đáng kể so với phương pháp sản điều chế từ lớp buffy coat.
Một số nghiên cứu khác lại chứng minh rằng KTC được điều chế từ máu toàn phần theo phương pháp buffy coat có chất lượng cao hơn so với điều chế bằng phương pháp huyết tương giàu tiểu cầu, chất lượng tốt hơn trong thời gian bảo quản. Vì vậy điều chế khối tiểu cầu theo phương pháp buffy coat đã được sử dụng ở châu Âu trong hơn hai thập kỷ qua. Tuy nhiên KTC điều chế bằng phương pháp buffy coat lại có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao hơn. Hiện nay với các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn tốt từ khâu thu gom, điều chế cùng với các phương pháp bất hoạt vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn KTC. Những lợi thế của phương pháp điều chế KTC bằng lớp buffy coat đã thuyết phục các dịch vụ truyền máu Canada thực hiện theo phương pháp này.
Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu bằng máy tương đương với 6 – 10 đơn vị (3 – 5x1011 TC) khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần hiện giờ trở thành
một nguồn tiểu cầu chính ở nhiều quốc gia, do sự bất đồng miễn dịch thấp và khả năng lây truyền bệnh truyền nhiễm qua đường truyền máu giảm, do giảm tiếp xúc với nhiều người hiến máu, việc kiểm soát chất lượng tốt hơn.
Hiện nay có nhiều loại máy tách TB khác nhau. Tenorio và cộng sự (2002) đã so sánh ngẫu nhiên chất lượng KTC gạn tách bằng bốn loại máy Amicus, Spectra, CS3000+ và MCS plus. Chất lượng của tất cả các KTC thu được đều được chấp nhận, xu hướng sản lượng TC thu được từ máy tách Spectra cao hơn. Các máy tách TB Amicus và Spectra có hiệu quả cao.
Tác giả Col Swrup (2009) cho rằng SLTC tốt hơn khi dùng máy tách TB Baxter CS 3000, nhưng hiệu quả thu được tốt hơn với Haemonetics MCS+
. Số lượng BC còn lại nhiều hơn ở KTC gạn tách bằng máy MCS+. Kết hợp với một số yếu tố khác: thời gian chạy máy, sự thoải mái của người hiến TC, chi phí,… tác giả kết luận, Haemonetic MCS+ là sự lựa chọn tốt hơn Baxter CS 3000.
Strasser (2005), nghiên cứu chất lượng khối tiểu cầu gạn tách bằng máy cho kết quả các thiết bị thế hệ mới (Comtec, Trima) cho sản lượng tiểu cầu tốt, số lượng bạch cầu còn lại trong khối tiểu cầu đáp ứng rất tốt tiêu chuẩn đề ra.
Bảo quản tiểu cầu dưới dạng đơn hay pool, các tác giả nghiên cứu có những đánh giá khác nhau. Nhiều tác giả cho rằng nên bảo quản tiểu cầu dưới dạng túi đơn để tránh nhiễm trùng. Theo nghiên cứu của Heddle (2005) có khác biệt về một số chỉ tiêu trong khối tiểu cầu đơn và pool trong thời gian bảo quản. Ngày bảo quản thứ năm độ pH thấp hơn đáng kể ở khối tiểu cầu pool so với khối tiểu cầu đơn. Ngày bảo quản thứ bảy sự khác biệt đáng kể đã được ghi nhận với pH, pCO2, sốc trương lực thấp với khối tiểu pool trong khi pO2, lactate và điểm hình thái cao hơn. Tuy nhiên khối tiểu cầu pool bảo quản đến 5 ngày cho kết quả chỉ số CCI sau 24 giờ không thấp hơn so với khối tiểu cầu đơn.
Sweeney (2004), thấy không có bằng chứng sự suy giảm chất lượng và sự trộn lẫn các lymphocyte của các cá thể khác nhau cũng không kích thích phản ứng miễn dịch ở khối tiểu cầu pool bảo quản trong 7 ngày.