CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.2.2. Ảnh hƣởng của thời gian bảo quản tới chất lƣợng KTC gạn tách bằng máy tách tế bào
bằng máy tách tế bào
Theo dõi sự thay đổi SLTC trong năm ngày bảo quản có ý nghĩa trọng để đảm bảo một lượng TC thích hợp đã được truyền vào cho bệnh nhân. Trong thời gian bảo quản TC, một SLTC nhất định sẽ bị mất đi do nhiều nguyên nhân tác động.
Bảng 3.19. Các chỉ số tiểu cầu của KTC đôi gạn tách bằng máy tách tế bào theo ngày bảo quản
Ngày 1 (n = 30) Ngày 3 (n = 30) Ngày 5 (n = 30)
SLTC (G/l) 1398 ± 325 1320 ± 315 1055 ± 223 p1-3 > 0,05 p1-5 < 0,5 p3-5 < 0,5 MPV (fl) 7,75 ± 0,45 9,04 ± 0,73 9,90 ± 0,89 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05 SLBC 80,95 ± 16,80 78,14 ± 16,25 74,13 ± 0,21
(x106/đv)
P > 0,05
p1-5 > 0,05 p3-5 > 0,05 Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy:
SLTC ở ngày bảo quản thứ ba giảm không có ý nghĩa với SLTC ở ngày bảo quản thứ nhất (p > 0,05), nhưng ở ngày bảo quản thứ năm SLTC giảm mạnh so với ngày bảo quản thứ nhất và thứ ba (p < 0,05).
Các chỉ số tiểu cầu MPV tăng mạnh ngay ở ngày bảo quản thứ ba so với ngày thứ nhất, tiếp tục tăng ở ngày bảo quản thứ năm so với ngày bảo quản thứ ba. Sự gia tăng các chỉ số tiểu cầu MPV có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
SLBC trong KTC ở các ngày bảo quản thứ nhất, thứ ba và ngày thứ năm không khác biệt nhau (p > 0,05). SLBC tương ứng trong ngày bảo quản thứ nhất của KTC gạn tách từ người hiến bằng máy là 80,95 ± 16,80x106/đv; trong ngày bảo quản thứ năm là 74,13 ± 0,21x106/đv. Tuy nhiên sự giảm về số lượng này là không khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3.20. Kết quả một số chỉ số hóa sinh của KTC gạn tách bằng máy tách tế bào theo ngày bảo quản
Ngày 1 (n = 30) Ngày 3 (n = 30) Ngày 5 (n = 30)
pH 7,01 ± 0,15 6,79 ± 0,12 6,59 ± 0,20 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05 Glucose (mg/dL) 383 ± 39 304 ± 43 255 ± 48 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05 LDH (U/L) 2232 ± 408 3026 ± 529 3349 ± 518 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05
KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần pH cuối thời gian bảo quản cao nhất là 6,93 thấp nhất là 6,51. KTC gạn tách từ một người hiến bằng máy tách tế bào cao nhất là 7,24 thấp nhất là 6,68. So sánh độ pH ở ngày bảo quản thứ ba và thứ năm với độ pH của ngày thứ nhất, thấy độ pH giảm rõ rệt theo thời gian bảo quản (p < 0,05). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Tulika. Harprits (2003), cũng có kết quả tương tự độ pH của KTC giảm theo ngày trong quá trình bảo quản, ngày thứ nhất là 7,19 ± 0,12 ngày thứ ba 7,11 ± 0,31; ngày thứ năm là 6,96 ± 0,45 và ngày thứ bảy là 6,86 ± 0,51.
Độ pH giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa các ngày trong thời gian bảo quản (p < 0,05).
Với KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy kết quả tại bảng 3.20 cũng cho thấy nồng độ glucose ở ngày bảo quản thứ nhất là 383 ± 39 mg/dL, nồng độ glucose giảm mạnh ở các ngày bảo quản thứ ba và thứ năm với các giá trị tương ứng là 304 ± 43 mg/dL và 255 ± 48 mg/dL. Nồng độ glucose giảm khi so sánh kết quả ở ngày bảo quản thứ ba so với ngày bảo quản thứ nhất, kết quả ở ngày bảo quản thứ năm với ngày bảo quản thứ ba. Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05.
Tương tự đối với KTC tách từ máy: LDH trong KTC gạn tách tăng mạnh so với ngày đầu (2232 ± 408 U/L) trong quá trình bảo quản, và tăng có ý nghĩa thống kê bắt đầu từ ngày thứ ba 3026 ± 529 U/L, ngày thứ năm tăng 3349 ± 518 U/L.Nồng độ LDH tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) khi so sánh các kết quả thực hiện tại ba thời điểm là ngày bảo quản thứ nhất, thứ ba và thứ năm.
Bảng 3.21. Mối tƣơng quan giữa pH và các chỉ số tiểu cầucủa KTC gạn tách bằng máy tách tế bào theo ngày bảo quản
Ngày 1 (n = 30) Ngày 3(n = 30) Ngày 5 (n = 30)
Chỉ số tiểu cầu SLTC MPV SLTC MPV SLTC MPV r 0,875 -0,220 0,640 -0,590 0,340 -0,670
P 0,00 0,15 0,01 0,03 0,03 0,00
N 30 30 30 30 30 30
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy:
Có mối tương quan cao theo chiều thuận giữa độ pH và SLTC, hệ số tương quan r = 0,875, p = 0,00.
Mối tương quan cao theo chiều nghịch giữa độ pH và các chỉ số tiểu cầu MPV ở ngày bảo quản thứ năm hệ số tương quan tương ứng là -0,220; -0,590 và -0,670.
Sự biến đổi các chỉ số MPV của TC trong KTC gạn tách bằng máy từ một người hiến tại bảng 3.19 là 7,75 ± 0,45 fl; 9,04 ± 0,73 fl và 9,90 ± 0,89 fl, kết quả tăng ở ngày thứ ba thứ năm có ý nghĩa thống kê. Các chỉ số này có mối tương quan cao với sự thay đổi của độ pH (bảng 3.21) nhất là ở ngày bảo quản thứ ba, chỉ số tương quan tương ứng là r = -0,59; -0,67.
Tóm lại
SLTC giảm theo các ngày bảo quản cùng với sự tăng lên của chỉ số MPV để đạt được hiệu quả tốt nhất cần truyền KTC trong thời gian sớm nhất.
TC trong KTC bảo quản sử dụng năng lượng chính từ chuyển hóa glucose. Nồng độ glucose giảm tại các ngày thứ ba và thứ năm trong thời gian bảo quản. Đo nồng độ glucose còn là một chỉ thị đánh giá nhiễm khuẩn của KTC, tuy vậy không có sự giảm đột ngột nồng độ glucose trong thời gian bảo quản.
Bảng 3.22. Mối tƣơng quan giữa pH và glucose, LDH
Ngày 1 Ngày 3 Ngày 5
pH
r p n
Glucose LDH Glucose LDH Glucose LDH
0,613 0,001 30 -0,490 0,005 30 0,567 0,001 30 -0,548 0,002 30 0,519 0,003 30 -0,765 0,000 30 Glucose R -0,117 -0,721 -0,765 P 0,539 0,000 0,000 N 30 30 30
Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy:
Độ pH tương quan cao với nồng độ lactate trong KTC hệ số tương quan tại các thời điểm đều > 0,5
Nồng độ LDH tương quan cao với nồng độ glucose. Hệ số tương quan cao nhất ở ngày bảo quản thứ năm (r=-0,765, p=0,000).
Theo Dumont (2004), sự tạo thành acid lactic trong các KTC liên quan chặt với người hiến TC, điều này giải thích một số KTC trong thời gian bảo quản có chất lượng không tốt. Những yếu tố khác như SLTC trong túi tiểu cầu, diện tích bề mặt túi chứa TC, cũng như đặc điểm thấm khí của túi bảo quản ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hoá glucose của tiểu cầu, là nguyên nhân chính dẫn đến giảm pH trong thời gian bảo quản. Sản xuất lactate tăng trong điều kiện túi bảo quản tiểu cầu thiếu oxy, sụt giảm pH có thể bị chậm lại nếu túi chứa tiểu cầu tăng tính thấm khí O2 và CO2. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.20 và 3.22 cho thấy độ pH tương quan chặt với nồng độ glucose và nồng độ LDH, tại các ngày bảo quản thứ ba và thứ năm hệ số tương quan r > 0,5. Biểu đồ 3.8 và 3.9 cho thấy mối tương quan giữa độ pH và nồng độ lactate là mối tương quan nghịch, mối tương quan giữa độ pH và nồng độ glucose là mối tương quan thuận, tiêu thụ glucose càng nhiều thì độ pH càng giảm
Bảng 3.23. Thay đổi nồng độ Na+ và K+ của KTC gạn tách bằng máy tách tế bào theo ngày bảo quản
Ngày 1 (n = 30) Ngày 3 (n = 30) Ngày 5 (n = 30)
Na+ (mmol/l) 146,47 ± 1,60 150,20 ± 1,98 160,63 ± 2,14 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05 K+ (mmol/l) 2,10 ± 0,24 2,90 ± 0,45 3,54 ± 0,56 p1-3 < 0,05 p1-5 < 0,05 p3-5 < 0,05 Kết quả ở bảng 3.23 cho thấy:
Nồng độ Na+ tăng ở các ngày trong thời gian bảo quản, so sánh nồng độ Na+ tại các ngày bảo quản thứ nhất, thứ ba và thứ năm khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nồng độ K+ ở ngày bảo quản thứ ba tăng so với ngày bảo quản thứ nhất (p < 0,05), tiếp tục tăng lên ở ngày bảo quản thứ năm khi so sánh với ngày bảo quản thứ ba (p < 0,05).
Một trong các biến chứng do truyền máu đó là mất cân bằng K+ có thể gặp do máu truyền đã có tăng K+ đặc biệt khi KTC được bảo quản ở 22oC các tế bào hồng cầu, bạch cầu có thể bị phân hủy nhanh. Trong nghiên cứu của này không có sự thay đổi nồng độ K+ ở KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần trong thời gian bảo quản, nhưng trong KTC gạn tách bằng máy kết quả tại bảng 3.16 cho thấy nồng độ K+ tăng tại các ngày bảo quản thứ ba và thứ năm so với ngày bảo quản thứ nhất. Ion Na+ tăng so với ngày bảo quản thứ nhất. Do vậy để tránh tác dụng phụ có hại cho bệnh nhân, KTC cần được sử dụng sớm sau khi gạn tách.
Bảng 3.24. Sự thay đổi về nồng độ CaTP (Calci toàn phần) trong KTC điều chế từ máy tự động theo ngày bảo quản
Kết quả Thời gian
Nồng độ CaTP ± SD (mmol/L)
Thay đổi so với
ngày 1 P Ngày 1 2,50 ± 0,24 100%
Ngày 3 2,67 ± 0,35 106,8% > 0,05
Ngày 5 2,87 ± 0,90 114,8% < 0,05
Nồng độ C a T P ở ngày bảo quản thứ ba tăng so với ngày bảo quản thứ nhất tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê, tiếp tục tăng lên ở ngày bảo quản thứ năm có giá trị thống kê (p < 0,05).
CaTP được phân bố trong tiểu cầu ở hai khu vực chính: 60% trong hạt sậm và 40% trong hệ thống ống sậm và trên màng huyết tương. Khi tiểu cầu được hoạt hóa tối đa thì phóng thích ra ion Ca. Tiểu cầu chứa 2 enzyme protease là Calpain I và Calpain II. Hai enzyme này phụ thuộc vào nồng độ Ca khi hoạt động nhưng theo hai cách khác nhau: Calpain I được hoạt hóa bởi nồng độ ion Ca tự do thấp, chỉ cần ở mức micromol. Trong khi đó Calpain II đòi hỏi nồng độ Ca cao, ở mức milimol, và nồng độ này có được ở trong huyết tương. Cả hai enzyme đều đóng vai trò làm gãy các protein trong hệ thống vi ống và các sợi actin.
Kết quả nghiên cứu sau 5 ngày bảo quản ở 22oC và lắc liên tục, nồng độ CaTP đạt tăng rõ rệt so với ngày thứ nhất . Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bode A.P và Weisbag V.