Ảnh hƣởng của thời gian bảo quản tới chất lƣợng KTC điều chế từ các đơn vị máu toàn phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.1. Ảnh hƣởng của thời gian bảo quản tới chất lƣợng KTC điều chế từ các đơn vị máu toàn phần

tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động có độ ổn định cao, đạt được các tiêu chuẩn của bệnh viện và Bộ y tế đưa ra.

Tóm lại: Nghiên cứu chất lượng KTC trên cơ sở các chỉ số SLTC, thể tích KTC, SLBC còn lại và độ pH trong mỗi đơn vị thu được kết quả: KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần và KTC gạn tách từ người hiến máu bằng máy tách tế bào tự động chất lượng đều đạt cao hơn chỉ tiêu chất lượng đề ra tại thông tư 26/2013/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động truyền máu. Hiện nay xu hướng sử dụng KTC gạn tách bằng máy từ người hiến máu ngày càng nhiều nhờ các ưu điểm vượt trội như hạn chế tối đa vấn đề nhiễm trùng, SLBC còn lại ít hơn, SLTC thu được ổn định hơn. Tuy nhiên phương pháp chiết tách từ máy cao hơn và số lượng người cho tiểu cầu còn ít nên KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần vẫn nên được tiếp tục sử dụng.

3.3. Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng KTC

3.3.1. Ảnh hƣởng của thời gian bảo quản tới chất lƣợng KTC điều chế từ các đơn vị máu toàn phần đơn vị máu toàn phần

Bảng 3.12. Kết quả biến đổi SLTC, MPV trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần 350 ml theo ngày bảo quản

SLTC (1011/đơn vị) MPV (fl) Ngày 1 (n = 30) 3,60 ± 0,38 7,40 ± 0,70 Ngày 3 (n = 30) 3,096 ± 0,47 8,15 ± 0,75 p1-3 < 0,05 p1-3 < 0,05 Ngày 5 (n = 30) 2,83 ± 0,67 8,45 ± 0,85 p3-5 >0,05 p3-5 < 0,05

p1-5<0,05 p3-5 < 0,05 Kết quả bảng 3.12 cho thấy:

 SLTC trung bình trong KTC gạn tách trên các máy tách tế bào tự động ngày đầu tiên là 3,60 ± 0,38x1011, SLTC trung bình giảm dần từ ngày 1 đến ngày 5, ở các ngày thứ ba, ngày thứ năm với ngày thứ nhất thấy có sự khác biệt (p < 0,05), sự giảm SLTC chưa có ý nghĩa trong hai ngày thứ 3 và thứ 5 (p > 0,05). Tuy nhiên số lượng tiểu cầu còn lại vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu của Saira Baslir (2014), Soleimay F.A (2011).

 Chỉ số tiểu cầu MPV có sự thay đổi, tăng lên theo ngày bảo quản. So sánh giữa các ngày bảo quản ngày thứ nhất, ngày thứ ba, ngày thứ năm có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Singh (2003), chỉ số TC MPV phản ánh trong thời gian bảo quản có sự thay đổi hình dạng của TC, đặc biệt là khi phân tích có kết hợp với pH. Chỉ số TC tương quan với thay đổi độ pH bao gồm MPV có tương quan rất chặt. Bảng 3.12 chỉ số MPV tăng lên theo ngày bảo quản tương ứng là 7,40 ± 0,70 fl; 8,15 ± 0,75 fl và 8,45 ± 0,85 fl ở ngày thứ năm. MPV tăng ở ngày thứ ba và thứ năm có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Bảng 3.13. Biến đổi SLBC trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần theo ngày bảo quản

Kết quả Thời gian

Số lƣợng bạch cầu ± SD (x106/đv)

Thay đổi so với

ngày 1 P Ngày 1 94,35 ± 63 100% Ngày 3 90,33 ± 70 95,74% 0,05 Ngày 5 68,05 ± 55 72% p1-5 > 0,05 p3-5 < 0,05

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy:

 SLBC ở các ngày bảo quản thứ nhất, thứ ba và ngày bảo quản không có sự khác biệt (p > 0,05).

 Ở ngày thứ 5 cuối kì bảo quản SLBC đã mất đi có ý nghĩa thống kê so với ngày 1 (giảm 28%, p < 0,05).

Số lượng bạch cầu cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng KTC, như phần bàn luận ở phần 4.1 SLBC còn lại trong cả hai phương pháp đạt tiêu chuẩn rất cao. Số lượng bạch cầu còn lại theo các ngày bảo quản có giảm tuy nhiên sự giảm về số lượng này là không khác biệt (p > 0,05).

Kết quả bảng 3.13 SLBC trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần có xu hướng giảm theo ngày trong thời gian bảo quản, SLBC tương ứng trong ngày bảo quản thứ nhất là 94,35 ± 63,00x106/đv và 90,33 ± 70,00x106/đv; trong ngày bảo quản thứ năm là 68,05 ± 55,00x106/đv.

Bảng 3.14. Thay đổi pH, nồng độ glucose, lactate trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần theo ngày bảo quản

Ngày 1 (n = 30) Ngày 3 (n = 30) Ngày 5 (n = 30)

pH 7,16 ± 0,10 (6,99 ÷ 7,34) 6,93±0,11 (6,76 ÷ 7,13) 6,71±0,11 (6,51 ÷ 6,93) p1-3< 0,05 p1-5< 0,50 p3-5< 0,50 Glucose (mg/dL) 395,00 ± 32,00 (349,00 ÷ 481,00) 335,00 ± 45,00 (258,00 ÷ 410,00) 319,00 ± 61,00 (209,00 ÷ 410,00) p1-3< 0,05 p1-5< 0,50 p3-5< 0,50 2500,00 ± 195,00 (2251,00 ÷ 2849,00) 3463,00 ± 268,00 (1984,00 ÷ 3901,00)

LDH (U/L) 1892,00±197,00 (1613,00 ÷ 2217,00) p1-3< 0,05 p1-5< 0,50 p3-5< 0,50 Độ pH là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng KTC trong quá trình bảo quản bởi sự thay đổi của độ pH phản ánh quá trình chuyển hóa của các tiểu cầu.

Sự chuyển hóa đường của TC bảo quản sẽ tạo nên sản phẩm chuyển hóa là lactate, chính chất này là nguyên nhân gây ra giảm độ pH. Một số tác giả cho rằng khi pH giảm xuống dưới 6,5 thì TC sẽ bị chuyển dạng từ hình dĩa sang hình cầu và bào tương của nó sẽ lồi ra các chân giả. Còn khi pH giảm dưới 6,0 thì TC sẽ bị phân mảnh và chết. Ngược lại khi pH tăng trên 7,3 tiểu cầu cũng bị ảnh hưởng và nếu pH lớn hơn 7,5 thì tiểu cầu sẽ bị tổn hại nặng nề. Ngoài ra pH còn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản, dung dịch bảo quản, kỹ thuật lắc, nhiệt độ môi trường,...

Điều quan trọng trong thời gian bảo quản KTC là độ pH phải nằm trong phạm vi chấp nhận 6,4 đến 7,4 để giữ được chức năng tiểu cầu. Kết quả nghiên cứu của tôi tất cả các KTC đến cuối thời gian bảo quản đều có độ pH trong phạm vi này.

Độ pH giảm dần theo ngày trong thời gian bảo quản, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Độ pH thấp nhất trong cả thời gian bảo quản là 6,51; cao nhất 7,34.

Đường đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản TC, nếu KTC được cung cấp đầy đủ oxy thì đường trong KTC sẽ chuyển hóa theo chu trình Krebs, nhờ vậy tiểu cầu sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng và có thể đảm bảo cho TC sống và thực hiện các chức năng của nó. Ngoài ra sự tiêu thụ glucose này có mối tương quan tỉ lệ thuận với sự tạo thành lactate, do đó mức tiêu thụ glucose càng cao thì sự tạo thành lactate càng nhiều, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm pH. Sự thay đổi pH làm cho TC trong KTC phồng lên và vỡ ra, gây ra các tổn thương cho các KTC trong quá trình bảo quản. Kết quả bảng 3.14 cho thấy nồng độ đường trung bình trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần bảo quản ở 20oC và lắc liên tục, ngày 1 là 395,00 ± 32,00 mg/dL, nồng độ đường trung bình giảm dần qua từng ngày bảo quản và đến ngày thứ 3 thì giảm còn 335,00 ± 45,00 mg/dL và giảm có ý nghĩa thống kê so với ngày 1 (p <

0,05). Các ngày sau nồng độ đường ngày càng giảm dần đến ngày thứ 5 còn 319,00 ± 61,00 mg/dL, giảm mạnh so với ngày 1 (p < 0,05). Việc theo dõi nồng độ glucose trong KTC nhất là KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần là rất quan trọng vì glucose ngoài việc dùng để đánh giá chuyển hoá của TC trong bảo quản, còn là một chỉ thị quan trọng trong việc đánh giá nhiễm khuẩn của KTC. Nếu thay đổi nồng độ của glucose trong KTC rõ ràng và đột ngột là biểu hiện của KTC đã nhiễm khuẩn.

LDH (lactate dehydrogenase) là một enzyme có trong tất cả các tổ chức trong cơ thể bao gồm cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Trong TC, LDH nằm trong tế bào chất, có bốn chuỗi polypeptide, 4 chuỗi này hợp thành 5 isozyme khác nhau là LDH1, LDH2, LDH3, LDH4, LDH5. Cả 5 isozyme này đều xúc tác cho phản ứng chuyển từ pyruvate thành lactate và ngược lại. Thông thường xét nghiệm LDH tăng trong những trường hợp tế bào của tổ chức đã bị phá hủy. Do đó, trong quá trình bảo quản khi lượng LDH tăng trong KTC cũng đồng nghĩa với sự phá hủy tế bào mà chủ yếu là tiểu cầu, bạch cầu và một số hồng cầu có trong KTC. Lượng LDH tăng giải thích cho sự giảm nhanh số lượng TC trong quá trình bảo quản. Từ kết quả bảng 3.14, nồng độ LDH trong KTC từ máu toàn phần tương ứng ở các ngày bảo quản là 1892 ± 197 U/L, giảm xuống còn 2500 ± 195 U/L và 3463 ± 268 U/L ở ngày thứ năm. Nồng độ LDH trong KTC tăng trong thời gian bảo quản, so sánh giữa các ngày có sự thay đổi rõ (p < 0,05), có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.15. Mối tƣơng quan giữa pH, glucose, LDH trong KTC điều chế từ máu toàn phần theo ngày bảo quản

pH Glucose LDH pH r p n 1 30 Glucose r 0,275 1 Ngày 1 p n 0,155 30 30 LDH r p n -0,190 -0,138 1 0,105 0,525 30 30 30 pH r p n 1 30 Glucose r 0,798 1 Ngày 3 p n 0,000 30 30 LDH r p n -0,725 -0,560 1 0,000 0,001 30 30 30 pH r p n 1 30 Glucose r 0,805 1 Ngày 5 p n 0,000 30 30 LDH r p n -0,787 -0,590 1 0,000 0,001 30 30 30

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy:

 Độ pH và nồng độ glucose trong KTC có một tương quan cao, thể hiện rõ ở ngày bảo quản thứ ba và thứ năm, ngày bảo quản thứ năm mối tương quan giữa độ pH và nồng độ glucose là r = 0,805, p = 0,000.

 Có mối tương quan cao theo chiều nghịch giữa độ pH và nồng độ LDH, hệ số tương quan ở ngày bảo quản thứ ba và thứ năm tương ứng là r = -0,725, p = 0,000; r = - 0,787, p = 0,000.

 Mối tương quan giữa nồng độ glucose và nồng độ LDH là r = -0,590, p = 0,001.

Bảng 3.16. Thay đổi nồng độ N+ và K+ trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần theo ngày bảo quản

Na+(mmol/l) K+ (mmol/l) Ngày (n = 30) 150,65 ± 1,80 6,50 ± 0,12 Ngày 3 (n = 30) 154,10 ± 1,23 6,30 ± 0,15 p1-3>0,05 p1-3>0,05 Ngày 5 (n = 30) 165,90 ± 1,95 5,90 ± 0,14 p1-5<0,05 p3-5<0,05 p1-5>0,05 p3-5>0,05 Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy:

 Nồng độ Na+ tăng trong thời gian bảo quản, sự khác biệt nồng độ Na+ giữa ngày bảo quản thứ năm và ngày nhất, ngày thứ năm và ngày thứ ba có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.17. Sự thay đổi về nồng độ CaTP (Calci toàn phần) trong KTC điều chế từ đơn vị máu toàn phần theo ngày bảo quản

Kết quả

Thời gian

Nồng độ CaTP ± SD (mmol/L)

Thay đổi so với

ngày 1 P

Ngày 1 (n = 30) 1,90 ± 0,16 100%

Ngày 3 (n = 30) 2,10 ± 0,25 105,2% >0,05

Ngày 5 (n = 30) 2,44 ± 0,79 128,4% <0,05

Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy:

Nồng độ CaTP vào ngày thứ 1 là 1,90 ± 0,16 mmol/L. Nồng độ CaTP tăng dần vào ngày 3 (không có ý nghĩa thống kê so với ngày 1, p < 0,05). Đến ngày thứ 5, sự tăng này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)