Thay đổi độ pH trong thời gian bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 33 - 34)

Độ pH là một thông số quan trọng và có giá trị cho đánh giá chất lượng của các khối tiểu cầu, theo hướng dẫn của châu Âu, Hoa Kỳ yêu cầu đo pH như là một tham số cần thiết kiểm soát chất lượng khối tiểu cầu. AABB đã khuyến cáo các khối tiểu cầu có độ pH < 6,2 không được sử dụng, qui định độ pH của khối tiểu cầu > 6,4 và không truyền khối tiểu cầu khi độ pH > 7,6.

Tiểu cầu sử dụng năng lượng chủ yếu từ sự tiêu thụ glucose theo con đường Embden – Meyerhoff. Trong túi chứa TC, do điều kiện yếm khí nên sự chuyển hóa glucose sẽ tạo thành lactate. Sự tích tụ lactate trong KTC là nguyên nhân chính gây ra độ pH giảm. pH đảm bảo cho việc bảo quản KTC được duy trì từ 6,5 – 7,4 một số tiêu chuẩn chỉ đòi hỏi > 6,2. Theo Kilkson, nếu pH giảm thấp hơn 6,8 thì TC sẽ bị trương lên và chuyển dạng từ hình đĩa sang hình cầu, những thay đổi này có thể hồi phục nếu có TB được đưa trở lại với pH sinh lý. Khi pH giảm xuống dưới 6 thì toàn bộ TC sẽ chuyển dạng hình cầu không hồi phục, các TB tạo nên các tua cứng từ bào tương và dần dần mất khả năng tiêu thụ oxy (Kilkson et al., 1984). Theo nghiên cứu của

Bertolini và cộng sự (1993) cũng đã cho thấy khi pH < 6,3 thì TC bị mất hình dạng đĩa và chức năng, nếu pH từ 6,4 – 6,6 thì chỉ có sự biểu hiện GP Ib trên bề mặt bị giảm

trong khi các chức năng khác không có sự khác biệt với nhóm đối chứng. Từ đó tác giả cho rằng không phải chỉ có lactate là nguyên nhân gây ra các thay đổi của TC trong quá trình bảo quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng tiểu cầu được sản xuất từ máu toàn phần và tiểu cầu chiết tách trên máy tách tế bào tự động tại bệnh viện chợ rẫy​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)