5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, xuất phát điểm thấp, tình trạng đói nghèo không thể tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự công bằng trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ vốn thông qua các chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là một tất yếu khách quan đối vối NHCSXH.
Về phía ngân hàng: Đảm bảo chất lượng các khoản cho vay đối với ngân hàng đã là một nhu cầu cấp thiết. Đặc biệt đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là một đơn vị phục vụ các đối tượng chính sách xã hội, mục tiêu hàng đầu là xóa đói giảm nghèo và bảo toàn vốn của Nhà nước. Vì thế mà, ngân hàng không thể không quan tâm đến sự an toàn của các khoản cho vay.
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế tự cung cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mặt trái của nền kinh tế thị trường là phân hóa giàu nghèo, những người nghèo lại là những hộ gia đình thiếu vốn và kiến thức kinh doanh, việc kinh doanh của các hộ gia đình có nguy cơ dẫn đến rủi ro cao là rất lớn. Vì thế để nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo ngân hàng không chỉ là
người cung cấp vốn cho người nghèo mà ngân hàng còn phải là người hiểu rõ hơn ai hết về lĩnh vực kinh doanh của người nghèo, có như thế thì ngân hàng mới mở rộng được các dịch vụ của mình như dịch vụ tư vấn… giúp người nghèo tránh được những rủi ro không đáng có.
Mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là điều kiện tối ưu cần thiết đối với NHCSXH, chất lượng cho vay đối với người nghèo vừa là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng duy trì hoạt động và phát triển vừa giúp ngân hàng hoàn thành được sứ mệnh của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đặt ra. Nếu đi ngược lại mục tiêu này, ngân hàng sẽ đi đến chỗ tự huỷ diệt chính mình.
Về phía người nghèo: Người nghèo vay vốn là người trực tiếp sử dụng các khoản vốn vay Ngân hàng, chất lượng cho vay đối người nghèo chính là sự thoả mãn nhu cầu của hộ về món vay đó. Với nguồn vốn được NHCSXH cho vay, người nghèo phải lập phương án sử dụng vốn hiệu quả, không những đảm bảo được khả năng trả nợ gốc và lãi cho NHCSXH khi đến hạn mà còn có lợi nhuận để cải thiện cuộc sống. Vì thế đối với người nghèo vấn đề chất lượng cho vay là cần thiết và ngày càng được nâng cao.
Nếu xét trên quan điểm toàn xã hội thì vấn đề nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo là rất cần thiết. Bởi một đồng vốn của NHCSXH cho vay người nghèo là cầu nối trong các mối quan hệ kinh tế. Nếu người nghèo sử dụng vốn hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả cho NHCSXH và cho xã hội bởi nó góp phần vào việc nâng cao đời sống của hộ nghèo, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo cho toàn xã hội, hoàn thành mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.
1.2.3. Nội dung của chất lượng cho vay
Có rất nhiều phương pháp tiếp cận chất lượng cho vay. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu cũng như đánh giá một cách toàn diện về chất lượng cho vay của ngân hàng đối với người nghèo, người ta thường xét trong mối quan hệ giữa hai mặt chất và mặt lượng.
1.2.3.1. Chất lượng tín dụng về mặt định tính
Về mặt định tính chất lượng cho vay thường được xem xét qua việc chấp hành luật pháp của Ngân hàng như luật NHNN, luật TCTD, việc chấp hành văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và của Ngân hàng, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình cho vay. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, các Ngân hàng phải tuân thủ các điều kiện, các nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và của thống đốc NHNN. Các nguyên tắc và điều kiện tín dụng không tách rời nhau do đó coi nhẹ bất kỳ một nguyên tức nào, một điều kiện nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cho vay.
Nói đến chất lượng cho vay, trước hết phải xem xét đến việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng có chấp hàng tốt pháp luật, các chỉ đạo của Nhà nước, của ngành cũng như tuân thủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng hay không.
Ngoài ra, người ta còn xem xét đến các yếu tố như khả năng thu hút khách hàng, yếu tố con người… Trước hết, con người chính là các cán bộ Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường đặc biệt với cán bộ tín dụng phải khẳng định được rằng: "Chất lượng cho vay xuất phát từ chất lượng cán bộ tín dụng”. Việc đào tạo, sử dụng, đánh giá và đề bạt cán bộ tín dụng trước hết phải xem xét về tư cách đạo đức. Tiếp đó là trình độ và năng lực của cán bộ tín dụng, phải dựa trên chất lượng của khoản tín dụng được cấp ra để đánh giá đúng mức trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có, tránh trường hợp đánh giá sai khả năng thực của cán bộ tín dụng. Cao hơn nữa là trình độ quản lý, nhận thức, chỉ đạo điều hành của người lãnh đạo vì họ chính là người đề ra các quy định, thể lệ và đưa ra các quyết định.
Khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét và họ chính là một phần trong quan hệ tín dụng, góp phần vào sự thành công của Ngân hàng. Nhưng đánh giá khách hàng về mặt định tính rất khó, vì nó chính là sự thiện chí trong việc trả nợ của khách hàng, trách nhiệm của người vay…
Việc xác định chất lượng tín dụng về mặt định tính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như mối quan hệ của họ với khách hàng. Đặc biệt, với đối tượng vay là người nghèo, người cán bộ ngoài việc thực hiện cung cấp các khoản vay đúng theo quy định của nhà nước, còn cần phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra xem người nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích hay không. Thậm trí sẵn sàng giới thiệu, tư vấn các hình thức đầu tư phù hợp.
1.2.3.2. Chất lượng tín dụng về mặt lượng
Khi xem xét chất lượng tín dụng về mặt lượng, người ta thường sử dụng kết quả hoạt động của ngân hàng qua các thông số có thể lượng hóa sau đây:
* Tình hình nợ tín dụng: - Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu.
Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất.
- Tỷ lệ nợ quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 = 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi đó quá hạn. Chỉ tiêu này biểu hiện tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ tín dụng được cấp ra mà không thu hồi được đúng hạn chia cho tổng dư nợ cho vay, cho thuê đến một thời điểm.
Theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điêu của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2005 của thống đốc NHNN, khoản 4 Điều 1 quy định: “Đối với các khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh gía là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật”.
Mục tiêu phấn đấu của Ngân hàng là không để xảy ra nợ quá hạn, tuy nhiên trong thực tế điều này rất khó thực hiện, vì vậy khi đánh giá về chất lượng tín dụng cần phải xem xét đến nợ quá hạn. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đó chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Trên thực tế việc kiểm soát, duy trì nợ quá hạn ở một mức độ hợp lý vẫn có thể chấp nhận được và chưa gây nguy hiểm cho hoạt động ngân hàng. Thông thường tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 5%, và hiện nay tỷ lệ này giảm xuống 3%. Tỷ lệ nợ quá hạn ngầm chỉ ra rủi ro đối với khoản vay và hậu quả có thể xảy ra của các khoản nợ quá hạn, vì nó chỉ xem xột đến việc hoàn trả khi đó quá hạn chứ không xem xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn hay không.
quá hạn có thể phản ánh rủi ro không chính xác. Do đó, các ngân hàng phải thận trọng khi xem xét chất lượng tín dụng bằng việc phân tích kỳ hạn như thế nào thì coi là quá hạn.
- Tỷ lệ nợ xấu
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 = 𝑆ố 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100%
Trong các khoản nợ quá hạn thì có một phần là các khoản nợ “có vấn đề” hay các khoản nợ xấu, đây là các khoản nợ có nhiều khả năng dẫn đến việc mất toàn bộ vốn mà ngân hàng đó cho vay cho nên các ngân hàng cần quan tâm tới chỉ số nay.
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm có thể bị mất không.
Theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN Việt Nam có quy định là: Nợ xấu (NPL)là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5: Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; các khoản nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 Điều nay.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đó quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này không còn là rủi ro nữa, mà đó gây thiệt hại cho ngân hàng. Đây là kết quả trực tiếp biểu hiện chất lượng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất thấp và lúc này cần phải xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng của mình nếu không hậu quả khó lường trước được.
Tóm lại, Ngân hàng hoạt động có chất lượng tốt thì tổng dư nợ phải cao, kết cấu dư nợ phù hợp, nợ quá hạn thấp và tránh trường hợp bị nợ xấu
* Tình hình sử dụng vốn tín dụng: - Vòng quay vốn tín dụng
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛ℎ 𝑣ố𝑛 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vay ngân hàng đó luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất là lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đó đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để
tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng thì phản ánh tình hình tổ chức vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.
- Hiệu suất sử dụng vốn
𝐻𝑖ệ𝑢 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑣𝑎𝑦 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔 × 100%
Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các ngân hàng, nó cho ta biết trong một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng trong cho vay. Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và ngược lại.
* Hiệu quả hoạt động tín dụng:
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà cũng có lợi, đảm bảo được độ an toàn của đồng vốn vay. Mặt khác, đặc biệt là với đội tượng vay vốn là người nghèo, hiệu quả hoạt động tín dụng được gọi là cao