5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo từ Trung ương đến từng Ngân hàng cơ sở để phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót trong từng khâu của hoạt động tín dụng.
Tổ chức các buổi thảo luận với Ngân hàng, tìm hiểu tình hình hoạt động của Ngân hàng tìm ra những hạn chế từ đó có những giải pháp điều chỉnh hợp lý hơn.
Mở các khóa đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên tín dụng của Ngân hàng đặc biệt đối với cán bộ làm việc trực tiếp để nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để cải tiến các thủ tục giấy tờ theo hướng đơn giản, thuận lợi, phù hợp với trình độ nhận thức của hộ nghèo vay vốn, tăng cường tập huấn nâng cao trình độ năng lực quản lý cho các tổ chức hội các cấp, Ban XĐGN và Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm nâng cao chất lượng cho vay, củng cố và tăng cường mối quan hệ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức hội nhận làm dịch vụ uỷ thác đối với NHCSXH.
Những thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cần linh hoạt kịp thời hơn để phù hợp với tình hình mới, phải có văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể tránh chung chung gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Cung cấp đầy đủ thông tin về khách hàng cho Ngân hàng, cung cấp kịp thời những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế của Chính phủ, những biến động của thị trường.