Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc ninh​ (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách cho vay:

Chính sách cho vay là hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay hạn chế cho vay để đảm bảo mục tiêu hoạt động của một ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình một chính sách cho vay dưới những hình thức khác nhau. Thông thường chính sách cho vay có thể là chỉ thị bằng lời của ban lãnh đạo ngân hàng hoặc là một tập hợp các hành vi, các thông lệ và những tập quán…

Đối với NHCSXH chính sách cho vay được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản. Văn bản này bao gồm các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các giới hạn để chỉ đạo quy trình ra quyết định cho vay. Khi xây dựng chính sách cho vay, các nhà quản lý đã chú ý sự phù hợp giữa nội dung của chính sách với đường lối phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Một chính sách cho vay tốt sẽ giúp ngân hàng có cơ sở vững chắc để đảm bảo những khoản cho vay an toàn, hiệu quả.

Thứ hai, quy trình cho vay:

Quy trình cho vay bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cấp vốn, thu nợ. Nó được bắt đầu từ khi điều tra, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng cho vay tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các

Trong quy trình cho vay bước điều tra cho vay, thiết lập hồ sơ và xét duyệt cho vay rất quan trọng, là cơ sở để định lượng rủi ro trong quá trình cho vay. Cho vay đối với người nghèo thực chất công tác điều tra là xem xét, kết luận chính xác về đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra giúp cho ngân hàng lựa chọn được phương án tốt nhất. Bước kiểm tra quá trình cho vay giúp ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản cho vay đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Thu nợ, thu lãi là khâu có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Sự nhạy bén của ngân hàng thông qua việc thu lãi, thu nợ để phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường đối với mỗi món vay, đưa ra biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn và điều đó có tác động tích cực tới chất lượng cho vay.

Thứ ba, kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Kiểm tra kiểm soát nội bộ là kiểm tra việc thực hiện chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay. Kiểm tra định kì nhằm phát hiện ra các trường hợp vi phạm để xử lý kịp thời. Chất lượng cho vay đối với người nghèo tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện các sai sót phát sinh và hiệu quả các biện pháp khắc phục.

Thứ tư, khả năng nguồn vốn:

Trong việc nâng cao chất lượng cho vay, nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ tạo điều kiện tăng khả năng cho vay. Mặt khác, kì hạn của các khoản huy động vốn cũng ảnh hưởng rất lớn tới kỳ hạn, doanh số từ các khoản cho vay.

Thứ năm, công tác tổ chức của ngân hàng:

Công tác tổ chức là công tác mà ngân hàng bố trí các hoạt động của mình thông qua việc xây dựng lên các phòng ban chuyên trách. Các phòng

ban này có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng cần phải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, không chồng chéo, các phòng ban có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Từ đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, đảm bảo tín dụng ngân hàng lành mạnh, cho vay đúng đối tượng, quản lý có hiệu quả và phát hiện xử lý kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng cho vay.

Thứ sáu, trình độ và đạo đức cán bộ tín dụng:

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động cấp tín dụng, là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay. Thực tế đã cho thấy phẩm chất và trình độ của cán bộ tín dụng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp sẽ có ý thức hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, hết lòng tận tụy với công việc. Cán bộ tín dụng giỏi về kỹ năng thạo về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm sẽ đánh giá được chính xác đối tượng vay vốn… Từ đó phân tích được khả năng và năng lực thực sự của khách hàng để đưa ra quyết định có cho vay hay không. Bên cạnh sự hiểu biết về chuyên môn, tinh thần nhiệt huyết với công việc, người cán bộ tín dụng còn cần sự hiểu biết về pháp luật, sự hiểu biết về môi trường kinh tế - xã hội… để có thể hướng dẫn cho khách hàng một cách chu đáo. Như vậy, một cán bộ tín dụng giỏi và có phẩm chất tốt sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm, rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc ninh​ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)