Tình hình cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc ninh​ (Trang 66 - 70)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tình hình cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng trong giai đoạn 2011 - 2015, ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Những hộ gia đình là hộ nghèo đều có tên trong danh sách tại địa phương. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thực hiện cho vay những hộ gia đình có tên trong danh sách hộ nghèo tại địa phương và được Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận.

Trong những năm qua công tác tín dụng của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã có rất nhiều cố gắng, bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN của Đảng, Nhà nước, xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ sát với thực tiễn cơ sở nhằm thực hiện cho vay đúng đối tượng, chuyển vốn ưu đãi đến tận tay người nghèo, đạt hiệu quả cao trong công tác đầu tư.

3.2.1.1. Phương thức cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Điểm nổi bật của NHCSXH nói chung và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh nói riêng là việc lựa chọn phương thức cho vay ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội. Có thể nói, đây là cách làm hay nhằm xã hội hóa tín dụng ưu đãi Nhà nước, đưa đồng vốn đến hộ nghèo một cách công khai, dân chủ và hiệu quả, tiết giảm được chi phí vốn đầu tư, mặt khác đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn. Đặc biệt việc hình thành và tổ chức các điểm giao dịch định kỳ tại xã,

phường, thị trấn đã được các cấp chính quyền địa phương và nhân dân đồng tình hưởng ứng, thông qua đó tiết giảm được rất nhiều chi phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác khi đến giao dịch với Ngân hàng.

Phương thức cho vay ủy thác bán phần cho các tổ chức chính trị - xã hội được triển khai sâu rộng đến các cấp hội, đoàn thể cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nên việc thực hiện cho vay khá thuận lợi, đúng quy trình nghiệp vụ, đúng đối tượng, giải ngân trực tiếp đến hộ. Mỗi món vay của hộ nghèo đều được tổ chức hội, đoàn thể bình xét và đề nghị từ cơ sở, Ngân hàng giải ngân cho vay theo danh sách đã được xét duyệt của Ban xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Để nâng cao chất lượng cho vay, Ngân hàng phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và chính quyền tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn trên địa bàn.

NHCSXH tỉnh Bắc Ninh phối hợp chặt chẽ với 4 tổ chức chính trị - xã hội trong việc thành lập và xây dựng các tổ tiết kiệm và vay vốn. Điển hình là Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM các cấp đã cùng với NHCSXH tổ chức xây dựng các tổ tiết kiệm và vay vốn của phụ nữ nghèo, tổ nông dân, tổ cựu chiến binh… ngoài ra các đoàn thể còn đứng ra tín chấp để vay vốn cho các hội viên, đoàn viên nghèo của mình, hướng dẫn hội viên cách làm ăn hiệu quả, sử dụng vốn vay phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và giúp nhau trả nợ ngân hàng. Từ những việc làm thiết thực trên các tổ chức đoàn thể đã thu hút được ngày càng đông số lượng hội viên, đoàn viên tham gia sinh hoạt. Phối hợp với các đoàn thể tập huấn các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các chương trình công tác khác, phối hợp phổ biến tuyên truyền Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình cho vay, cơ chế thực hiện và các chế độ ưu đãi… Qua đó, giúp người dân và chính quyền các cấp hiểu và nắm bắt kịp thời cơ chế tín dụng chính sách đối với hộ nghèo.

Đến 31/12/2014 toàn Ngân hàng đã có 2.529 tổ tiết kiệm và vay vốn với với 16.539 hộ nghèo tham gia. Thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm và

vay vốn, Ngân hàng đã đưa được nguồn vốn ưu đãi trực tiếp đến hộ nghèo đảm bảo đúng đối tượng, thu nợ thu lãi đúng thời hạn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Tổ tiết kiệm và vay vốn là một mô hình tài chính nhỏ, có thể coi là mô hình tài chính vi mô ở nông thôn, nhưng theo sự hướng dẫn, quản lý thống nhất của NHCSXH. Sau một thời gian hoạt động, mô hình này thực sự đã đáp ứng được nhiều yêu cầu về tổ chức và quản lý tín dụng ở nông thôn, nhất là tín dụng chính sách. Có thể khẳng định mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn có vị trí rất quan trọng, được xem như cánh tay kéo dài của NHCSXH trong việc chuyển tải vốn trực tiếp đến hộ nghèo. Tổ tiết kiệm và vay vốn còn giúp Ngân hàng trong việc triển khai, thực hiện huy động tiết kiệm của các thành viên trong tổ, giúp hộ viên tiết kiệm tiền để trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, đồng thời với nguồn vốn huy động được tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng lại triển khai cho đối tượng khác có khó khăn về kinh tế vay.

Như vậy, có thể nói rằng hoạt động tín dụng thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn đã hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong việc cấp phát và thu hồi vốn, tiết kiệm và bước đầu đã đem lại những kết quả đáng khích lệ: Vốn đầu tư được bảo toàn và quay vòng vốn nhanh, giúp cho các hộ nông dân nghèo tăng thu nhập, phát huy tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau, tự chủ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cho người nông dân nghèo có ý thức kỷ luật tín dụng, nâng cao tinh thần tự nguyện, tự giác trong quan hệ tín dụng mà không cần phải có tài sản đảm bảo. Tỷ lệ thu lãi bình quân của Ngân hàng đạt rất cao trên 95%.

3.2.1.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh

Quy trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh khác hẳn với nghiệp vụ cho vay thông thường tại các NHTM. Đối tượng phục vụ là hộ

nghèo, mục tiêu hoạt động là nhằm xóa đói giảm nghèo, theo quyết định số 3416/NHCS-TDNN ngày 29/10/2013 cụ thể như sau:

-Người vay viết Giáy đề nghị vay vốn gửi Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK và VV). Trường hợp người vay chưa tham gia nhập tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn nơi cư trú, phải làm đơn tham gia gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn để đủ điều kiện vay.

- Sau khi nhận giấy đề nghị vay vốn, Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn tiến hành họp tổ bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn và lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn của tổ viên trình UBND cấp xã.

- Tại cấp xã, Ban xóa đói giảm nghèo xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ nghèo thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại địa phương. UBND xác nhận các hộ xin vay và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi NHCSXH.

- Ngân hàng nhận giấy đề nghị vay vốn và danh sách xét duyệt của UBND xã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn tiến hành xét duyệt và giải ngân cho hộ vay vốn.

- UB Xã kết hợp Ngân hàng thông báo kế hoạch giải ngân cho hộ vay vốn về thời gian, địa điểm.

Thời gian xét duyệt cho vay hộ nghèo kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn thường kéo dài khoảng 10 ngày.Hộ nghèo được vay vốn với chu kỳ là 60 tháng là chủ yếu. Vốn vay thường tập trung đầu tư vào chương trình chăn nuôi đại gia súc, cải tạo vườn, phát triển làng nghề truyền thống…

Để có thể đánh giá được chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh được chính xác và đầy đủ cần xem xét, phân tích chất lượng cho vay trên một số chỉ tiêu cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh bắc ninh​ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)