5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Yếu tố khách quan
Ngoài các yếu tố của NHCSXH thì có rất nhiều nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cho vay người nghèo tại ngân hàng.
Một là, nhân tố người nghèo:
Người nghèo là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, việc ngân hàng có thu hồi được khoản cho vay hay không phụ thuộc vào hộ vay. Nhân tố người nghèo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Khi đến ngân hàng xin vay vốn người nghèo phải đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng ở những mặt sau: Người nghèo phải đúng đối tượng vay vốn đó là hộ nghèo có tên trong danh sách hộ nghèo được thông báo tại địa phương theo từng thời kỳ. Ngân hàng phải xem xét mục đích sử dụng vốn của hộ nghèo, mục đích sử dụng không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cho vay.
Hai là, Hội - Đoàn thể:
NHCSXH ủy thác bán phần cho các Hội - Đoàn thể thực hiện một số công đoạn trong quy trình cho vay hộ nghèo. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH.
Ba là, môi trường pháp lý.
Bất kỳ một nền kinh tế nào muốn ổn định và phát triển thì cũng cần có một hành lang pháp lý thích hợp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tế phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình. Hoạt động NHCSXH là một trong những hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.
Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay.
Hiện nay nước ta có nhiều bộ luật, tuy nhiên vẫn còn có nhiều bất cập chưa sát với thực tế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Trong điều kiện như vậy việc vận dụng thực thi các bộ luật đã có như thế nào để có thể tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động NHCSXH là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay.
Bốn là, đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương:
Đặc trưng cơ bản của hệ thống cho vay là do tính chất và cơ cấu quản lý kinh tế quyết định. Mức độ phát triển kinh tế của địa phương quy định quy mô và khối lượng đầu tư tín dụng. Do đó phạm vi và mức độ cho vay đối với người nghèo phải phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương.
Năm là, môi trường kinh tế:
Nền kinh tế hưng thịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo sản suất, kinh doanh đạt lợi nhuận cao. Ngược lại nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, các hộ nghèo kinh doanh thua lỗ, sẽ không có khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó môi trường kinh tế tác động trực tiếp tới chất lượng cho vay của ngân hàng.
Sáu là, môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh. Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai, động đất, hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn… đều làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt đối với NHCSXH khách
những ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường khí hậu tự nhiên. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì các hộ nghèo vay vốn sẽ gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh - lưu thông hàng hoá, tức nó đã gián tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy có thể làm giảm chất lượng cho vay của ngân hàng .
Tất cả các nhân tố chủ quan và khách quan trên đều ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay người nghèo nói riêng. Do vậy, để nâng cao chất lượng cho vay người nghèo, ngân hàng cần phải có sự nghiên cứu, xem xét và nhận thức một cách đúng đắn các yếu tố trên. Đồng thời, kết hợp với kết quả hoạt động thực tiễn của ngân hàng, từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức tối thiểu những tác động đó và có biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, giảm thiểu rủi ro tối thiểu cho ngân hàng.
1.4. Kinh nghiệm một số chi nhánh NHCSXH về cho vay đối với ngƣời nghèo và bài học kinh nghiệm cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
1.4.1. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Bắc Giang
- Về thực hiện công tác cho vay
+ Công tác điều hành kế hoạch được triển khai chủ động ngay từ đầu năm, đặc biệt trong quý IV/2014 toàn chi nhánh đã tập trung cao cho công tác điều hành kế hoạch tín dụng, cụ thể:
+ Thực hiện Văn bản số 3543/NHCS-KHNV ngày 21/10/2014 của Tổng giám đốc (được phép áp dụng trong 2 tháng cuối năm), chi nhánh đã chủ động thực hiện tốt công tác điều chuyển 33,4 tỷ đồng dư nợ giảm của chương trình tín dụng HSSV sang các chương trình: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn.
+ Trình trung ương cho phép điều chuyển 2,2 tỷ đồng chương trình cho vay xuất khẩu lao động sang cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo.
+ Phối hợp với Ban Dân tộc, UBND các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang rà soát nhu cầu vốn và triển khai cho vay hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đạt 3,2 tỷ đồng.
- Về chất lƣợng tín dụng
+ Chi nhánh đã tập trung tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động thực hiện phân tích từng khoản nợ quá hạn, giao kế hoạch chỉ đạo và triển khai các giải pháp thu hồi quyết liệt ngay từ đầu năm, vì vậy nợ quá hạn giảm đáng kể, cơ bản các khoản nợ có khả năng thu hồi đã được xử lý dứt điểm, kết hợp với công tác kiểm soát chặt chẽ, kịp thời các khoản nợ đến hạn, không để nợ quá hạn phát sinh tăng. Vì vậy, chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ quá hạn ở mức thấp và chuyển biến đồng đều ở tất cả các huyện, thành phố, đến 31/12/2014 nợ quá hạn là 5,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,21% so với tổng dư nợ, giảm 2,5 tỷ đồng (-0,1%) so với thời điểm 31/12/2013; riêng quý IV/2014, nợ quá hạn giảm được 1,2 tỷ đồng.
+ Để nâng cao năng lực tài chính, phản ánh đúng chất lượng tín dụng, căn cứ Quyết định số 892/QĐ-TTg ngày 11/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH trung ương đã thông báo xử lý nợ xấu tồn đọng không có khả năng thu hồi: Xóa nợ đối với 141 món vay, số tiền 1.149 triệu đồng (gốc 544 triệu, lãi 605 triệu); khoanh nợ 61 món vay, số tiền 1.099 triệu đồng (gốc 774 triệu đồng, lãi 325 triệu đồng); xóa lãi 325 triệu đồng
- Công tác phối hợp với các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác:
+ Thực hiện chỉ đạo của NHCSXH trung ương, trong quý IV/2014 NHCSXH tỉnh đã ký lại Văn bản liên tịch với 4 tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác cho phù hợp với Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020. Đồng thời chỉ đạo NHCSXH các huyện thực hiện ký kết văn bản
+ Các đơn vị nhận ủy thác tích cực phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai các chương trình tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, chấp hành chế độ giao ban định kỳ và thực hiện có hiệu quả các nội dung ủy thác, phối hợp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV. Dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Chính trị - xã hội đến 31/12/2014 đạt 2.703 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99,3% so với tổng dư nợ. Trong đó: Hội Nông dân 33,2%, Hội Phụ nữ 51,1%, Hội Cựu chiến binh 10%, Đoàn Thanh niên 5,7%. Tỷ trọng dư nợ giữa các đơn vị nhận ủy thác cơ bản ổn định, có hướng chuyển dịch một phần sang hội Cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên. Nợ quá hạn là 4,78 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% so với dư nợ ủy thác; trong đó tỷ lệ nợ quá hạn phân theo từng đơn vị ủy thác: Hội LH Phụ nữ là 0,16%, Hội Nông dân 0,19%, Hội CCB 0,21%, Đoàn TN 0,17%.
- Thƣờng xuyên theo dõi, xà soát khách hàng: Thực hiện rà soát các
khoản nợ khách hàng đi khỏi địa phương, tham mưu cho UBND cấp xã chỉ đạo quản lý tốt các đối tượng đi khỏi địa phương còn dư nợ NHCSXH để có biện pháp xử lý kịp thời; nắm bắt địa chỉ nơi khách hàng chuyển đến và tích cực có biện pháp phối hợp xử lý.
1.4.2. Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn
- Tham mƣu cho các cấp chính quyền: chi nhánh tỉnh đã tích cực
chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các sở ,ban, ngành liên quan, với các tổ chức CTXH nhận uỷ thác và đã có nhiều nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, có nhiều giải pháp tổ chức triển khai kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phấn đấu thực hiện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn được UBND tỉnh và NHCSXH Trung ương giao. Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh tiếp tục tạo được niềm tin đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, với các tầng lớp nhân dân. Nguồn vốn cho vay của NHCSXH đã góp phần tích cực có hiệu quả vào phát triển kinh tế, mục tiêu xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Công tác củng cố và đánh giá chất lƣợng tổ TK&VV: Chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức CTXH củng cố sắp xếp lại một số tổ TK&VV hoạt động còn hạn chế, như thay thế tổ trưởng mới có năng lực nhiệt tình trách nhiệm, sát nhập lại một số tổ có số thành viên ít, để hoạt động có hiệu quả hơn. Đến 31/12/2014 tổng số tổ TK&VV là 2.724 tổ, giảm 39 tổ so với năm 2013. Trong đó: HPN giảm 41 tổ, các đơn vị giảm nhiều là Bình Gia 14 tổ và Bắc Sơn 19 tổ; HND giảm 8 tổ, đơn vị giảm nhiều là Bình Gia (9 tổ). Các tổ chức hội cố số lượng tổ vay vốn tăng là Hội CCB và Đoàn thanh niên, trong đó: Hội CCB tăng 4 tổ tại Bình Gia; Đoàn thanh niên tăng 6 tổ tại các đơn vị: Văn Lãng (2 tổ), Tràng Định (2 tổ) và Văn Quan (2 tổ). Bình quân có 27 tổ viên/tổ; Dư nợ bình quân/tổ là 691 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 66 triệu đồng/tổ.
- Công tác đôn đốc thu hồi và xử lý nợ quá hạn:
+ Chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, thành phố phối hợp với UBND, các tổ chức CTXH xã, phường, thị trấn rà soát và tiến hành phân tích nguyên nhân và phân loại nợ đến hạn, nợ quá hạn của từng hộ vay để có biện pháp xử lý thu hồi phù hợp. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã thành lập 3 Đoàn công tác chỉ đạo trực tiếp tại các Phòng giao dịch huyện, riêng địa bàn thành phố có nợ quá hạn lớn, chi nhánh đã thành lập 02 Tổ thu hồi nợ quá hạn với thành phần gồm Lãnh đạo chi nhánh và cán bộ các phòng nghiệp vụ Hội sở tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch làm việc với UBND các phường, xã để bàn các giải pháp xử lý thu hồi nợ quá hạn. Bên cạnh đó chi nhánh đã chỉ đạo triển khai đồng loạt các giải pháp:
+ Phối hợp với Tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi xã, phường, thị trấn các tổ chức CTXH, các khối phố, thôn, bản và tổ TK&VV triển khai đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng trên địa bàn bằng các biện pháp mời lên trụ sở UBND viết cam kết trả nợ, thành lập các đoàn xuống trực tiếp từng hộ để đôn đốc hộ vay trả nợ.
+ Đối với các trường hợp nợ quá hạn đặc biệt chây ỳ, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị hoàn tất hồ sơ để chuyển sang cơ quan pháp luật. Trong năm 2014, chi nhánh đã chuyển 17 trường hợp sang cơ quan Công an, khởi kiện 12 trường hợp sang Toà án nhân dân và phối hợp tốt với cơ quan Thi hành án để xử lý thu hồi nợ có hiệu quả.
+ Đối với các khoản nợ do nguyên nhân thiên tai, lũ lụt, chết, mất tích, đi khỏi địa phương, chi nhánh NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng giao dịch huyện, địa bàn thành phố phối hợp với UBND các xã phường, các tổ chức hội, các tổ Tiết kiệm và vay vốn rà soát và tiến hành lập hồ sơ xử lý nợ rủi ro theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch HĐQT NHCSXH.
+ Đối với nợ XKLĐ tồn đọng lao động kéo dài không thu hồi được, chi nhánh đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chỉ đạo Sở Lao động TB&XH mời các công ty tuyển dụng lên làm việc để thanh lý hợp đồng cho lao động.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
+ chi nhánh đã xây dựng chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ và ban hành Quyết định thành lập các Đoàn đi kiểm tra, phúc tra về các mặt nghiệp vụ tại Phòng giao dịch các huyện và Hội sở tỉnh. Năm 2014 toàn chi nhánh và các tổ chức Hội đoàn thể kiểm tra, phúc tra được 24 lượt huyện, 1.329 lượt xã, 1.331 lượt điểm giao dịch xã, 3.769 lượt tổ TK&VV, trong đó:
+ Đoàn kiểm tra Hội sở chính NHCSXH Trung ương kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ tại Hội sở tỉnh và 04 Phòng giao dịch, kiểm tra thực tế 20 xã, thị trấn, 20 điểm giao dịch xã, làm việc trực tiếp với các tổ chức hội nhận ủy thác, kiểm tra hoạt động của 70 tổ TK&VV và đối chiếu trực tiếp 246 hộ vay; kiểm tra 880 bộ hồ sơ vay vốn của 39 tổ TK&VV, số tiền 17.147 triệu đồng, 19 bộ hồ sơ cho vay giải quyết việc làm có tài sản đảm bảo, số tiền 2.805 triệu đồng.
+ NHCSXH tỉnh thành lập 08 đoàn kiểm tra toàn diện, 11 đoàn phúc tra tại 10 PGD và Hội sở tỉnh. Tổ chức thực hiện kiểm tra theo chuyên đề Kế toán ngân quỹ tại 02 PGD; kiểm tra công tác an toàn kho quỹ tại 06 PGD, kiểm tra 28 lượt xã và điểm giao dịch, 97 tổ TK&VV.
+ Các huyện huyện tự kiểm tra được 14 lượt huyện, 500 lượt xã, 500 lượt điểm giao dịch, 1.658 lượt tổ TK&VV.
+ Các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp tỉnh và huyện tự kiểm tra được 5 lượt huyện, 783 lượt xã, 783 lượt điểm giao dịch, 1.944 tổ TK&VV.
+ Qua kiểm tra, cho thấy chất lượng tín dụng được đảm bảo, tình hình tài chính ổn định, bộ máy tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hoạt động của các đơn vị trên địa bàn, những mặt còn thiếu sót tồn tại trong qúa trình hoạt động chi nhánh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức khắc phục chỉnh sửa.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh