5. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay đối vớ
người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
Thứ nhất, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện đúng quy trình cho vay đối với người nghèo tuy nhiên khâu xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn thiếu tính chính xác làm ảnh hướng tới chất lượng cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng. Theo quy định về cho vay đối với người nghèo thì đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất nhưng việc lập danh sách hộ nghèo vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện, được Ban XĐGN xã bình xét nên phụ thuộc rất nhiều vào từng cơ sở. Nhiều địa phương việc xét chọn đối tượng vay vốn chỉ là việc lập danh sách hộ nghèo không có sự chọn lọc, vì thế trong danh sách xét duyệt do địa phương đưa lên có nhiều đối tượng không đủ điều kiện vay vốn.
Thứ hai, về mức đầu tư cho một hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng tuy có tăng, nhưng so với nhu cầu của sản xuất và đời sống vẫn còn thiếu cả về quy mô vốn và cơ cấu thời gian. Năm 2014, mức bình quân 24 triệu đồng/1 hộ vay vốn là còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu của hộ nghèo. Vì vậy sản xuất vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu vốn và vẫn còn tồn tại cho vay
Thứ ba, Nguồn vốn cho vay các chương trình cho vay Hộ Cận nghèo, GQVL, NSVSMT, KFW còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ở địa phương. Trong khi đó nguồn vốn Ngân sách tỉnh chuyển sang NHCSXH để cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn;
Thứ tư, nguồn vốn Ngân hàng tự huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ nghèo còn rất thấp. Huy động vốn tại địa phương chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5% trên tổng nguồn vốn, công tác huy động vốn từ người nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn đã triển khai và thực hiện nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Việc huy động nguồn vốn của các tổ chức và các cá nhân không lấy lãi hoặc lãi suất thấp ở Ngân hàng còn hạn chế. Nguồn vốn của Ngân hàng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của NHCSXH trung ương, tính chủ động thấp. Do vậy, công tác cho vay cũng rơi vào tình trạng bị động. Nguồn vốn để giải ngân còn thiếu, chưa phân bổ phù hợp trong năm, có lúc bị dồn ép tăng áp lực công việc cho cả đơn vị và chưa phù hợp với đặc điểm mùa vụ sản xuất nông nghiệp của hộ nghèo ở nông thôn.
Thứ năm, trong những năm qua, chất lượng cho vay đối với người nghèo không ngừng được nâng cao, công tác xử lý nợ xấu đã có nhiều biện pháp tích cực nhưng dư nợ quá hạn vẫn cao và còn chậm so với yêu cầu. Nhiều khoản nợ đã lên kế hoạch xử lý nhưng cho đến nay vẫn kéo dài như nợ quá hạn hộ nghèo ở xã Phù khê, thị xã Từ Sơn, ở Phường Phong Khê Thành phố Bắc Ninh…
Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng còn hạn chế, một số Giám đốc huyện, thị ít đi kiểm tra cấp cơ sở cấp xã để bắt nắm tình hình hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, người dân nên chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động cho vay hộ nghèo để hạn chế tối đa rủi ro về cho vay.
Thứ bảy, đối với các tổ chức hội nhận làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH tỉnh Bắc Ninh chất lượng chưa cao. Các tổ chức hội chưa bao quát
toàn diện đến các công đoạn được uỷ thác, nhất là chưa quan tâm đến công tác kiểm tra giám sát hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi cho vay.
Thứ tám, Chất lượng tín dụng ở một số địa bàn cấp xã chưa thực sự ổn định, do chất lượng hoạt động của Hội, đoàn thể cấp xã và các Tổ TK&VV chưa cao; Ban quản lý Tổ chưa sâu sát, chưa quyết liệt trong thu lãi và đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn. Một số Tổ chưa thực hiện nghiêm túc việc thu và nộp lãi hàng tháng về Ngân hàng theo đúng quy định. Vẫn còn hiện tượng Tổ trưởng Tổ TK&VV thu nợ gốc của tổ viên.
3.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những hạn chế trong hoạt động cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng nhưng trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số nguyên nhân chính như sau:
Một là, đối tượng vay vốn: Một số UBND cấp xã chưa quan tâm đến công tác khảo sát, điều tra bổ sung kịp thời các Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% Hộ nghèo hàng năm để làm căn cứ xác nhận và phê duyệt cho vay. Do đó, vẫn còn hộ gặp khó khăn, thực tế có thu nhập thấp tương đương Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo nhưng không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Nhưng do việc phân giao trách nhiệm quản lý, tổ chức điều tra thống kê, cập nhật số liệu chưa thực sự khoa học, không sát thực tế đã tạo ra những kẽ hở trong quản lý, hình thành nhiều danh sách khác nhau ở cơ sở, gây khó khăn cho NHCSXH trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước và dẫn tới sự mất công bằng.
Hai là, công tác tín dụng: Việc đầu tư tín dụng chính sách người thụ hưởng được ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn không phải thế chấp tài sản nên có biểu hiện trây ỳ, không chịu trả nợ khi đến hạn. Lãi suất vay quá hạn của Ngân hàng không bằng lãi suất cho vay trong hạn của NHTM và sự thiếu kiên quyết của các cấp chính quyền, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ
quan quản lý chương trình về xử lý những đối tượng cố tình trây ỳ, không chịu trả nợ quá hạn Ngân hàng dẫn đến việc thu hồi nợ quá hạn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân khách quan như dịch lợn tai xanh, cúm gà, Học sinh sinh viên ra trường không có việc làm… làm hộ nghèo vay vốn không có tiền trả nợ phải chuyển nợ quá hạn.
Ba là, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh chưa đa dạng hoá được loại hình cho vay người nghèo mà mới chỉ thực hiện việc cho vay qua tổ TK&VV, trực tiếp đến từng hộ, hộ sản xuất ở quy mô nhỏ; chưa cho vay được theo vùng dự án.
Bốn là, huy động vốn: Điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian giao dịch trại trung tâm, dịch vụ tiền gửi và dịch vụ thanh toán chưa đa dạng. Điều này đã gây khó khăn cho việc nâng cao hình ảnh vị thế của NHCSXH đối với khách hàng, bên cạnh đó số lượng khách hàng biết đến NHCSXH chưa nhiều…
Do tính cạnh tranh gay gắt của nhiều NHTM cùng hoạt động trên địa bàn khiến nguồn vốn dịch chuyển qua lại giữa các ngân hàng theo lãi suất huy động.
Cơ chế huy động vốn còn nhiều hạn chế: Việc huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo lãi suất thị trường đều do Tổng giám đốc NHCSXH quy định và giao chỉ tiêu huy động cho từng Ngân hàng, việc cạnh tranh huy động vốn diễn ra rất khốc liệt giữa các ngân hàng.
Theo quy định của NHCSXH chỉ được huy động với mức lãi suất không được vượt quá mức lãi suất huy động cùng kỳ hạn, cùng thời điểm của các NHTM trên cùng địa bàn, trong khi mỗi ngân hàng luôn xây dựng một chính sách huy động vốn tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn cụ thể từng thời kỳ, thì quy định này làm cho Ngân hàng luôn phải phụ thuộc vào chính sách lãi suất huy động của các ngân hàng khác, không thể tự xây dựng cho mình một chính sách lãi suất huy động phù hợp với tình hình, nhu cầu vốn thực tế tại đơn vị.
Việc huy động vốn thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn dưới hình thức thu góp hàng tháng đã và đang được triển khai thực hiện nhưng kết quả còn khiêm tốn.
Năm là, tổ chức: Thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên thời gian dành cho công tác kiểm tra, giám sát cơ sở còn hạn chế. Chưa phát huy hết chức năng nhiệm vụ của Ban đại diện HĐQT các cấp. Công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, việc lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội với nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Sáu là, khối lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ nên việc kiểm tra đối chiếu sau khi cho vay thường xuyên là rất khó thực hiện, nên việc phân loại khách hàng thiếu chính xác, có khi cảm tính. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thường xuyên ít, chủ yếu mới là việc kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra chéo địa bàn của cán bộ tín dụng.
Bẩy là, việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ tại chỗ mới chỉ dừng ở việc triển khai văn bản, quy định mà chưa thực sự nghiên cứu trao đổi và bàn luận sâu sắc về các vấn đề và nghiệp vụ mới đặt ra.
Tám là, có chính sách khuyến khích cán bộ huy động nguồn vốn nhưng chưa thực hiện được việc khoán chỉ tiêu huy động nguồn vốn theo từng cán bộ và theo địa bàn.
Chín là, trình độ hộ nghèo vẫn còn yếu kém, có nhiều hộ đến vay nhưng lại không biết chữ, nên chưa có phương thức kinh doanh hợp lý khó có thể được vay vốn hoặc nếu được vay vốn thì sử dụng không hiệu quả dẫn đến khả năng thu hồi nợ khó.
Cơ sở vật chất phương tiện làm việc tuy được sự hỗ trợ đầu tư của các cấp, các ngành nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt. Biên chế cán bộ chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt cấp huyện, thị xã mỗi phòng giao dịch chỉ có 08 - 09 cán bộ biên chế, cán bộ Ngân hàng
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 khắc họa bức tranh toàn cảnh về hoạt động cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh. Với kết quả đạt được trong 05 năm qua về cơ chế quản lý cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đã giúp Ngân hàng có những lợi thế để nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo. Chính vì vậy, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành công đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, những thành công đạt được, có thể do yếu tố bên trong hoặc bên ngoài, Ngân hàng vẫn còn có những khó khăn nhất định trong việc nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo. Việc phân tích những khó khăn, hạn chế trong chương 3 sẽ là nền tảng cho các giải pháp cụ thể, khả thi ở chương 4 nhằm giúp NHCSXH tỉnh Bắc Ninh nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay hộ nghèo tại đơn vị
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI NGƢỜI NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH
4.1. Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 – 2020
4.1.1. Nhiệm vụ trọng tâm
Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2015-2020 của toàn hệ thống NHCSXH là: Tập trung hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển của hệ thống NHCSXH với các mục tiêu hoạt động hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, huy động vốn và triển khai thực hiện các chương trình tín dụng được Chính phủ giao, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định nội bộ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa ngân hàng, đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, tăng cường các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế đạt hiệu quả cao.
Trong đó tập trung huy động nguồn vốn và đẩy mạnh cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Chính phủ giao. Năm 2015, Ngân hàng CSXH huyện đã triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, tận dụng các nguồn vốn để giải ngân cho vay các chương trình tín dụng chính sách như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào DTTS nghèo,... góp phần cải thiện điều kiện sống, tạo việc làm cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
4.1.2. Mục tiêu chiến lược
- Mục tiêu tổng quát: Bám sát nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam
trong giai đoạn 2015 - 2020: chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh xây dựng mục tiêu chiến lược trong giai đoạn tới là xây dựng NHCSXH tỉnh Bắc Ninh thành một ngân hàng đủ mạnh, có khả năng quản lý tốt các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đảm bảo vốn đến tay người cần vốn theo đúng chính sách, chế độ mà Nhà nước đề ra. Mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từng bước mở rộng qui mô hoạt động và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng theo hướng an toàn, vững chắc và hiệu quả. Triệt để khai thác lợi thế của ngân hàng trong việc lựa chọn các giải pháp công nghệ ngân hàng tiên tiến, ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh; phát triển và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng phức tạp.
- Mục tiêu cụ thể:
- Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 15%; đến năm 2020, tổng dư nợ đạt khoảng 300.000 tỷ đồng.
- Đến năm 2020, cơ bản đáp ứng đủ nguồn lực để phục vụ nhu cầu phát triển tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: <2% tổng dư nợ. - Tỷ lệ thu lãi: >95% lãi phải thu.
- 100% hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.
- Đơn giản thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.
- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, tiến tới quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực của ngân hàng, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
- Có môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Cán bộ viên chức toàn hệ thống có việc làm ổn định, được cống hiến lâu dài, được ghi nhận xứng đáng về chế độ lương, thưởng và cơ hội thăng tiến.
- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro hoàn chỉnh, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động.
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng cho vay đối với ngƣời nghèo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Bắc Ninh
Qua việc phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với người nghèo của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cho thấy chất lượng cho vay người nghèo đã được quan tâm nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. NHCSXH tỉnh Bắc Ninh cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo của Ngân hàng.
4.2.1. Tăng trưởng nguồn vốn nhằm mở rộng cho vay người nghèo
Một ngân hàng lớn mạnh và bền vững bao gồm nhiều yếu tố, nhưng yếu tố đầu tiên và có tính quyết định bao giờ cũng là sự phát triển và mở rộng nguồn vốn, vì thế tạo điều kiện trong việc tập trung, huy động nguồn vốn cho ngân hàng này có ý nghĩa thiết thực đến sự tồn tại và phát triển của nó.