Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cungứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Tổng quan cơ sở thực tiễn về chuỗi cungứng

1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về chuỗi cungứng

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã có rất nhiều tác giả trong trong nước thực hiện.

Tác giả Lê Thị Thùy Liên (2000) thực hiện nghiên cứu về “giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam”. Thực hiện nghiên cứu, tác giả trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng sản phẩm gồm khái niệm, bản chất, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng của chuỗi cung ứng sản phẩm. Tiếp đến trên nền tảng cơ sở lý luận, tác giả phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 1997 - 2000 cũng như tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong giai đoạn này. Đồng thời, trong nghiên cứu tác giả cũng nêu lên các đề xuất để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của sản phẩm nông nghiệp nước ta giai đoạn tới. Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp nước ta thời kỳ nước ta vẫn còn độc canh cây lúa, nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, với sự biến động không ngừng của nền kinh tế, sự chuyển dịch kinh tế với tốc độ nhanh thì nghiên cứu của Lê Thị

Thùy Liên còn bộc lộ nhiều hạn chế và không còn giá trị thực tiễn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay.

Chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu - Nam Định Công trình nghiên

cứu của tác giả Lê Thị Phượng - Trường Đại Học Nông Nghiệp, Hà Nội năm 2009 về chuỗi cung ứng mặt hàng lúa gạo tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Đinh. Nghiên cứu của Lê Thị Phượng đã đề cập một cách toàn diện về chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định và đã đưa ra nhiều kết luận đáng quan tâm. Chuỗi cung ứng lúa gạo huyện Hải Hậu, Nam Định đã hình thành với đầy đủ các thành viên: Nhà sản xuất (nông dân), tác nhân chế biến (bán buôn, xay sát), tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ. Trong đó, tác nhân chế biến là tác nhân hoạt động có hiệu quả trong chuỗi bởi khối lượng sản phẩm giao dịch của các tác nhân này cao nhằm giảm bớt chi phí, lợi nhuận thu được là lớn nhất trong chuỗi chiếm 39,2% tổng lợi nhuận toàn bộ chuỗi. Tác nhân sản xuất là người phải bỏ chi phí nhiều nhất, sự phân bổ giữa lợi nhuận và lao động chưa hợp lý vì thế giá trị thực công lao động của hộ nông dân quá thấp. Tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp về nguồn hàng, về liên kết, về thị trường tiêu thụ. Đó là cần mở rộng sản xuất; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi với nhau, các tác nhân trong chuỗi với các tác nhân ngoài chuỗi nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ; quảng bá nâng cao thương hiệu của sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Chuỗi cung ứng sản phẩm thuỷ sản Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ

Lê Anh Tuấn năm 2009 Đây là nghiên cứu về chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản nói chung của Việt Nam. Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra mô hình một chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản. Từ việc nghiên cứu chuỗi cung ứng thủy sản, tác giả đưa ra, chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản còn tồn tại 3 vấn đề lớn, đó là: - Khả năng đáp ứng yếu tại từng khâu trong chuỗi. Vấn đề này có thể nhận thấy rõ nhất ở khâu nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các hộ nuôi trồng, đánh bắt cần phải cung cấp nguyên liệu với đủ số lượng và chất lượng

yêu cầu cho nhà sản xuất. Các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản thường là các hộ nhỏ lẻ, không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dài hạn để có các điều chỉnh hợp lý. Một phần nữa là, một số hộ nông dân do chạy theo lợi ích đã sử dụng quá mức các loại thuốc, hóa chất làm ảnh hưởng tới chất lượng của nguyên liệu thủy sản. Ví dụ như tôm, thường bị nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng. Đây là tình trạng chạy theo năng suất mà quên đi chất lượng. Chất lượng của nguyên liệu thủy sản còn bị ảnh hưởng do không đủ kho lạnh để bảo quản. Với các đơn vị đánh bắt nhỏ lẻ, việc xây dựng kho lạnh đủ tiêu chuẩn có thể là quá khả năng. Để giải quyết được vấn đề cho khâu này cần có sự liên kết hỗ trợ từ các khâu khác trong chuỗi cung ứng. - Thông tin không được chia sẻ tốt giữa các thành viên trong chuỗi. Năng lực của các khâu trong chuỗi cung ứng là có hạn, do vậy họ cần có được thông tin tốt về thị trường và nhu cầu sản phẩm để có những phản ứng và giải pháp kịp thời. Nếu bộ phận xuất khẩu có thể cung cấp những thông tin chính xác về nhu cầu thị trường, bộ phận chế biến sẽ có thời gian chuẩn bị năng lực để sản xuất, và bộ phận cung cấp cầu nguyên liệu tăng cao, khâu đánh bắt không thể đáp ứng được; khi nhu cầu giảm, nhưng đánh bắt quá nhiều sẽ làm cho giá nguyên liệu sụt giảm gây thiệt hại cho khâu cung cấp nguyên liệu. Cả hai tình huống đều dẫn đến thiệt hại. Thông tin tốt sẽ giúp các mắt xích trong chuỗi phối hợp đồng bộ hơn, và từ đó giảm được rất nhiều lượng dự trữ, tồn kho không mong muốn trong chuỗi. Đối với chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản, điều này càng quan trọng hơn vì các sản phẩm này không thể dự trữ được lâu. - Không có sự cam kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi. Khi các thành viên trong chuỗi hợp tác với nhau, họ phải có được sự cam kết vững chắc, đảm bảo các bên tuân thủ hợp đồng đó ký, không vì lợi ích trước mắt mà vi phạm hợp đồng. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của chất lượng sản phẩm đầu ra - một trong những vấn đề cốt yếu của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Để giải quyết vấn đề về chất lượng, có thể

áp dụng thủ tục kiểm tra chất lượng 100%. Tuy nhiên, thực hiện việc này sẽ rất tốn kém và không phải lúc nào cũng làm được. Nếu các thành viên trong chuỗi cam kết đảm bảo chất lượng tại khâu của mình, không để sản phẩm chất lượng kém chuyển sang khâu sau, thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong chuỗi cung ứng các sản phẩm thủy sản.

Tác giả Huỳnh Thị Thu Sương (2012) tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ”. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng đồ gỗ trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu phát triển hệ thống thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ nhằm từng bước thiết lập hệ thống tương đương về đo lường, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nghiên cứu của tác giả là một công trình thử nghiệm kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm lặp lại và nghiên cứu ứng dụng, qua đó xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá sự hợp tác và đề xuất các giải pháp khảthi. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả tập trung cụ thể vào các doanh nghiệp đồ gỗ khác với đề tài nghiên cứu của tác giả, nghiên cứu trong phạm vi rộng các doanh nghiệp sản xuất nên kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sương không thể áp dụng vào nghiên cứu của tác giả luận văn.

Tác giả Lê Đoàn (2013) trong nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam”. Trong tác phẩm, tác giả thực hiện nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng, nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba Mtech Việt Nam bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban lãnh

đạo, cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động chuỗi cung ứng. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty theo từng bước là cung ứng, sản xuất, tồn trữ và phân phối. Đưa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Kết thúc nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của công ty. Nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu đầu tiên về hoạt động chuỗi cung ứng của công ty TNHH Mitsuba M-tech Việt Nam nên có đóng góp quan trọng giúp ban lãnh đạo công ty xây dựng các chiến lược hoàn thành chuỗi. Tuy nhiên, do nghiên cứu của tác giả chỉ được thực hiện bằng phương pháp truyền thống, không tiến hành nghiên cứu định lượng kiểm định số liệu thu thập nên không có độ tin cậy cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)