Kinh nghiệm về xây dựng chuỗi cungứng sản phẩm của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Tổng quan cơ sở thực tiễn về chuỗi cungứng

1.2.3. Kinh nghiệm về xây dựng chuỗi cungứng sản phẩm của một số

phương trong nước

1.2.3.1. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn ở Hạ Hòa, Phú Thọ

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn giúp kiểm soát quá trình sản xuất, quản lý được chất lượng đầu ra và đảm bảo sản phẩm an toàn khi đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, các sản phẩm tham gia chuỗi được truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng biết rõ được nguồn gốc. Huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đã triển khai mô hình này nhằm hướng tới nền nông nghiệp sạch, an toàn và phát triển bền vững.

Thực hiện kế hoạch chuỗi thực phẩm an toàn, huyện đã xây dựng cửa hàng nông sản an toàn. Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Xuân Phúc - Phú Thọ là đơn vị trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dưới sự quản lý của huyện. Hợp tác xã liên kết các nông hộ và các trang trại chăn nuôi tuân thủ quy trình sản xuất an toàn sinh học, hình thành chuỗi liên kết cung ứng sản phẩm sạch tới người tiêu dùng. Các mặt hàng thực phẩm sạch bày bán tại cửa hàng chủ yếu gồm rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống. Đây là các

loại rau an toàn, rau hữu cơ, thịt lợn sạch, thịt gà, cá, ốc nhồi được chăm sóc theo đúng quy trình an toàn. Các sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo đúng quy trình, tuân thủ các quy định trong sản xuất hữu cơ; các khâu chế biến, vận chuyển, giết mổ, phân phối đều tuân thủ chặt chẽ quy định về an toàn thực phẩm.

Hiện nay, HTX có 50 hộ sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn, được chia thành các tổ sản xuất: Rau, hoa quả, chăn nuôi gà, lợn. Không chỉ giúp đỡ, kiểm soát lẫn nhau về quy trình sản xuất an toàn, mỗi nhóm xây dựng kế hoạch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Tổ sản xuất rau an toàn xã Xuân Áng gồm 6 hộ tham gia với diện tích canh tác trên 1ha. Ông Bạch Đức Vượng - Tổ trưởng tổ sản xuất cho biết: Tham gia cung ứng rau an toàn theo chuỗi, chúng tôi đảm bảo sản xuất an toàn, chọn giống có nguồn gốc, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh; sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Phòng trừ sâu bệnh bằng dùng thuốc vi sinh, thảo mộc, giữa các hộ có sự giám sát lẫn nhau. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết với liều lượng vừa và đủ, cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày. Để bảo đảm cân đối cung - cầu, tổ chủ động phân bố cơ cấu mỗi loại rau, củ, quả, thời vụ hợp lý, nhờ vậy, sản phẩm làm ra tiêu thụ thuận lợi, bước đầu tạo sự chuyển biến, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Diện tích canh tác rau của các hộ trong chuỗi liên kết khoảng trên 2ha, cây ăn quả 6ha, gà khoảng 8.000 con, lợn trên 1.000 con. Tham gia vào chuỗi, các hộ dân được tập huấn kỹ thuật, chú trọng hướng dẫn, giám sát việc thực hành của bà con về quy trình an toàn từ các khâu chọn giống, ưu tiên những giống chất lượng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều; chọn thức ăn, cách phòng trị bệnh, tiêm phòng định kỳ và tiêu độc, khử trùng để có được các sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn; sử dụng nước tưới, phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau, sơ chế, ghi chép đơn giản nhưng đủ để truy xuất khi cần thiết. HTX cử kỹ thuật viên cùng nông dân thực hành để giúp người dân tự ý thức và thực hiện theo đúng quy

trình. Hiện tại, trung bình mỗi tháng HTX cung cấp cho thị trường khoảng 1,5 tấn rau củ, 4 tạ gà. Không chỉ bán và giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng, HTX trực tiếp phân phối thực phẩm cho các bếp ăn tập thể của trường mầm non, bệnh viện.

Ông Bùi Đức Tuyển - Giám đốc HTX cho biết: HTX chú trọng hướng dẫn các hộ sản xuất đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm trong từng công đoạn. Liên kết theo chuỗi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu nông sản an toàn cho người tiêu dùng. HTX đang thực hiện xây dựng thương hiệu nông sản sạch, tiến tới mở rộng thị trường trong tỉnh và sang tỉnh bạn. HTX cũng có kế hoạch tổ chức chuỗi dịch vụ cung cấp nông sản sạch kết hợp du lịch. Các cơ sở trong chuỗi được kiểm tra định kỳ, sản phẩm từ các chuỗi được đưa vào chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm, sản phẩm bước đầu có chỗ đứng trên thị trường.

1.2.3.2. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn ở tỉnh Thanh Hóa

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đến tháng 3/2018, tỉnh có 14 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn của 11 đơn vị được đăng tải công khai trên mục 'Địa chỉ xanh - Nông sản sạch' (trên tổng số 818 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước).

Việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm, nông lâm thủy sản an toàn và công khai 14 địa chỉ bày bán thực phẩm an toàn là kết quả bước đầu quan trọng, làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo, đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, thúc đẩy phát triển bền vững sản xuất nông sản thực phẩm an toàn ở Thanh Hóa.

Thời gian qua, Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn với những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, gồm các chuỗi cung ứng gạo, rau quả, thịt gia súc - gia cầm, trứng gia cầm và thủy sản. Cụ thể như chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm của Công ty Cổ phần thực phẩm Phú Gia - ITC,

Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch Phúc Vinh, Thực phẩm sạch ITC-Food, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thực phẩm sạch Đức Tần, Công ty cổ phần chế biến súc sản xuất khẩu Thanh Hóa, Công ty cổ phần Nông sản, thực phẩm Việt Hưng... Các đơn vị này cung ứng ra thị trường khoảng 150 tấn thịt/tháng, thị trường tiêu thụ chính là các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, trường học, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Khu Kinh tế Nghi Sơn và các huyện, thị xã có khu công nghiệp. Hiện tại Thanh Hóa cũng có 6 đơn vị tham gia cung ứng rau quả, sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 1.600 tấn/năm; 3 đơn vị tham gia chuỗi cung ứng gạo, sản lượng cung ứng ra thị trường khoảng 6.000 tấn/năm; 2 đơn vị tham gia cung ứng trứng gia cầm, bình quân cung ứng ra thị trường khoảng 670.000 quả trứng/tháng và 6 đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm thủy sản cung ứng ra thị trường hằng năm khoảng 500.000 lít nước mắm, 3,5 tấn mắm tôm, mắm chua, 450 tấn tôm chân trắng, 100 tấn cá rô phi, 150 tấn cá, mực, tôm đông lạnh các loại...

Đề án chuỗi thực phẩm an toàn của tỉnh Thanh Hóa đã hình thành được một hệ thống nông sản khép kín được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng. Trong chuỗi liên kết này, doanh nghiệp có chức năng khảo sát, tìm kiếm, mở rộng thị trường để điều tiết sản xuất, xây dựng chất lượng và thương hiệu cho sản phẩm. Người nông dân được đảm bảo quyền lợi, nâng cao thu nhập từ việc tham gia sản xuất sản phẩm nông sản an toàn. Sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là sản phẩm sạch, an toàn. Đặc biệt, nếu không may xảy ra bất cứ sự cố nào đối với người tiêu dùng hay nông sản thì thông qua việc kiểm tra lại quy trình lưu thông nông sản trong chuỗi sẽ truy xuất được nguyên nhân, như vậy lợi ích của người tiêu dùng luôn được đảm bảo.

Sự tham gia tích cực doanh nghiệp, người sản xuất, sự quyết tâm của các cấp chính quyền và sự lựa chọn thông minh của mỗi người tiêu dùng sẽ là những điều kiện để tiếp tục nhân rộng những mô hình liên kết sản xuất theo

chuỗi, đảm bảo cung cấp cho thị trường thực phẩm, nông sản an toàn. Các cơ sở trong chuỗi được kiểm tra định kỳ, sản phẩm từ các chuỗi được đưa vào chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Mọi sản phẩm, hàng hóa nằm trong chuỗi đều đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn nhờ được kiểm soát từ khâu con giống, thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến chế biến và cả trong quá trình sản xuất, lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

Theo ông Đỗ Xuân Trường - Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thanh Hóa, sản phẩm từ các mô hình chuỗi bước đầu đã có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng đón nhận, tin tưởng. Tuy nhiên, trong thời gian, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cần tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, chủng loại sản phẩm; duy trì, nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo VietGAP, GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000… trong hoạt động trong sản xuất, kinh doanh để đáp ứng yêu cầu ngày một cao hơn của đơn vị kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, để xây dựng và phát triển các chuỗi thực phẩm an toàn, rất cần có sự quan tâm khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách từ phía Nhà nước và sự đồng bộ trong triển khai thực hiện của các ngành liên quan, bởi khi chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ hình thành, ngoài người tiêu dùng nhận được lợi ích, thì người sản xuất, kinh doanh cũng được bảo đảm đầu ra, ổn định sản xuất, kinh doanh.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020. Mục tiêu của kế hoạch là xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn đảm bảo được số lượng sản phẩm thực phẩm qua chuỗi. Trong đó, riêng năm 2018, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu có 30% trở lên thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp thông qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận. Đồng thời trên địa bàn mỗi huyện đồng bằng, ven biển phải có ít nhất 4

cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn; Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu đô thị tập trung đông dân cư và mỗi huyện miền núi có ít nhất 2 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Riêng tại mỗi phường ở thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn phải quy hoạch ít nhất 1 điểm có diện tích tối thiểu 30m2 để các tổ chức, cá nhân mượn (không thu phí) xây dựng cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn bởi việc có thêm các chuỗi và địa chỉ cung ứng nông sản thực phẩm an toàn là xu hướng tiêu dùng hiện đại và là nhu cầu tất yếu của người dân.

1.2.3.3. Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch ở Sơn La

Để sản xuất rau phát triển bền vững, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng an toàn.

Tỉnh Sơn La hiện có hơn 40 hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia sản xuất nông sản an toàn, với tổng số 47 chuỗi, trong đó có 15 chuỗi sản xuất cung ứng rau sạch. Với tổng diện tích rau, củ hơn 100 ha, sản lượng 4.100 tấn/năm, với các loại như: bắp cải, su su, bí xanh, bí đỏ, khoai tây, đỗ leo, cải mèo, đậu cô ve, mướp đắng... tiêu thụ nội tỉnh và các siêu thị tại Hà Nội.

Để sản xuất rau phát triển bền vững, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng an toàn. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, kết nối giữa các doanh nghiệp với người sản xuất nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa.

Ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La cho biết: "Tỉnh Sơn La đã ban hành NQ số 57 để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong các khâu sản xuất, chế biến quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Hiện 1 số tập đoàn và công ty lớn đã đến, được tỉnh hỗ trợ về mặt bằng, điện nước để làm sao họ đầu tư sâu vào chế biến, tăng giá trị trên địa bàn tỉnh".

Quy hoạch vùng rau an toàn tập trung giai đoạn 2011-2020 của tỉnh ổn định diện tích 6.700 ha rau các loại, sản lượng đạt trên 112 nghìn tấn/năm, trong đó diện tích rau an toàn tập trung 1.678 ha, sản lượng 26.830 tấn/năm. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 18 HTX sản xuất rau, củ, với tổng diện tích gần 110 ha, sản lượng đạt 4.100 tấn/năm, chiếm 5,2% sản lượng rau của toàn tỉnh. Một số HTX sản xuất rau an toàn đã được hỗ trợ theo chính sách của tỉnh để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới chủ động, như: HTX sản xuất rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang (Mộc Châu), quy mô 5.000 m2; HTX đa ngành nghề Diệp Sơn (Mai Sơn), quy mô 1.700 m2; Tổ sản xuất rau an toàn tổ 7, phường Chiềng Sinh (Thành phố), quy mô 1.500 m2... đã góp phần làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 12 HTX đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, với tổng diện tích 52,4 ha, trong đó, 9 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, diện tích 43,5 ha. Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, sản lượng rau an toàn 6 tháng đầu năm của tỉnh gần 2.000 tấn. Từ các cơ sở sản xuất rau an toàn, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 15 chuỗi giá trị về sản xuất rau sạch. Trong đó, 7 chuỗi đang hoạt động, diện tích gần 40 ha, sản lượng gần 2.700 tấn; đang xây dựng 8 chuỗi, diện tích trên 40 ha, sản lượng gần 1.700 tấn. Sản phẩm rau an toàn sản xuất tại chuỗi ngoài cung cấp thị trường trong tỉnh, bước đầu được cung ứng tại thị trường Hà Nội thông qua các siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản an toàn. Để mở rộng thị trường tiêu thụ, tỉnh ta đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, giới thiệu sản phẩm, thu hút đầu tư vào sản xuất rau an toàn. Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư Phát triển nông nghiệp VinEco - VinGroup triển khai chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt”. Công ty VinEco đã xét duyệt, khảo sát, đánh giá hồ sơ của 188 cơ sở trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia chương trình, trong đó có 27 cơ sở đạt yêu cầu.

Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020, diện tích rau toàn tỉnh đạt 10.000 ha, trong đó sẽ tập trung mở rộng diện tích sản xuất rau chất lượng

cao, rau an toàn tập trung đạt khoảng 1.700 ha, sản lượng gần 27.000 tấn/năm, để tạo tiền đề cho phát triển vùng rau theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp. Phát triển sản xuất theo hướng công nghệ cao, công nghệ sinh học, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Thực hiện cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp, HTX liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; chú ý phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường tác quản lý an toàn thực phẩm vùng tập trung, giảm thiểu và tiến tới chấm dứt tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất và bảo quản sau thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm chả mực hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)