5. Kết cấu của luận văn
4.3.1.1. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người sảnxuất
Trong nền kinh tế thì trường, người sản xuất cũng cần có kiến thức nhất định để tránh rủi ro có thể xảy ra. Một trong những biện pháp cụ thể là tập huấn kỹ năng hạch toán cho hộ. Người sản xuất đánh giá việc sản xuất có mang lại thu nhập cho hộ nhưng họ chưa hạch toán được đầy đủ các chi phí phát sinh nên chưa đánh giá được hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm. Hơn nữa, giá cả thị trường biến động nhưng nếu người sản xuất không hạch toán được giá thành thì khó có thể chọn thời điểm bán phù hợp để có lợi nhất. Do đó, cần phải tập huấn để người sản xuất biết cách hạch toán và hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất.
Tạo điều kiện cho các tác nhân tiếp cận tín dụng, nâng cao hiệu quả các chính sách, cung cấp thông tin thị trường. Trực tiếp đưa tín dụng đến với
những hộ có điều kiện sản xuất khuyến khích họ đầu tư công vào sản xuất sản phẩm. Tương tự ưu tiên chế độ đất đai để hộ xây dựng khu chế biến quy mô lớn, sản xuất tập trung. Phổ biến thông tin về giá cả thị trường rộng rãi hơn để các tác nhân có thể nắm bắt được kịp thời. Mở rộng hệ thống thông tin thị trường ở cấp xã nơi mà mọi người dân dễ tiếp cận là một điểm quan trọng trong tổ chức chuỗi giá trị.
Tổ chức các lớp tập huấn thay đổi tư duy trong sản xuất của hộ sản xuất tùy theo điều kiện tự có và nguồn lực cho phép của địa phương xây dựng mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp. Thực hiện các chế độ bảo hộ nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.
Tập huấn cho hộ sản xuất xử lý chất thải chế biến tránh gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.
Xây dựng, phát triển mô hình hợp tác xã của nông dân giữ vai trò trung gian trong các khâu dịch vụ: cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, tổ chức sản xuất thống nhất làm theo tiêu chuẩn để chất lượng sản phẩm đồng dều. Ngoài ra, có thể liên kết với các công ty bao tiêu đầu ta để mở rộng thị trường.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến theo hướng công nghiệp hóa.
4.3.1.2. Tăng cường hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng chế biến Chả mực, ưu tiên các chương trình phát triển chuỗi cung ứng Chả mực Hạ Long.
Công tác chế biến Chả mưc tại địa phương hầu hết theo phương thức thủ công, công suất chưa cao, vì vậy cần trang bị trang thiết bị hiện đại trong khâu chế biến nhằm nâng cao công suất chế biến tại địa phương và góp phần kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, sản phẩm đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường năng lực hệ thống chế biến để có đủ năng lực chủ động sản xuất thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ chế biến sản phẩm.
- Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến tập trung, có trang thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ trọng sản phẩm được sản xuất, chế biến công nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất sản phẩm.
- Quy hoạch hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến sản phẩm, có chính sách khuyến khích mạnh các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng đảm bảo thoả mãn nhu cầu, hạn chế việc mất cân đối cung cầu, độc quyền ép giá đối với người sản xuất và cả người tiêu dùng.
4.3.2. Giải pháp về thị trường
4.3.2.1. Hỗ trợ nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng
Để nâng cao công suất chế biến, cần phải làm tốt công tác chọn lọc và cung cấp nguyên liệu đầu vào. Gắn kết giữa các tác nhân khai thác nguyên liệu đầu vào với các tác nhân chế biến và tác nhân tiêu thụ Chả mực Hạ Long. Khuyến khích, xây dựng các mô hình khai thác thủy sản với chế biến bằng các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, .... và ngoài ra cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin mới về thị trường đầu vào và đầu ra cho các cơ sở sản xuất qua các phương tiện thông tin phù hợp.
Qua thực tế điều tra cho thấy các cơ sở chế đang tận dụng nguồn nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, có nhiều nguồn nguyên liệu không kiểm soát được dẫn đến khả năng mất an toàn vệ sinh thức phẩm.
4.3.2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ
Hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc nhiều vào việc thu gom nguyên liệu hay thu gom sản phẩm chế biến, chưa có vai trò tổ chức hay hiệp hội đứng ra tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp đầu mối trong tiêu thụ sản phẩm ra các tỉnh ngoài và tiến tới thực hiện xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Cần tạo ra được một hiệp hội những người thu gom thu mua nguyên liệu từ các hộ khai thác hải sản, tạo sự liên kết chặt chẽ người khai thác hải sản và người thu gom. Thu gom không những
cung cấp đầy đủ lượng nguyên liệu cho các hộ chế biến trong địa phương mà cần phải tích cực mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm chế biến ra thị trường. Các hộ chế biến cần mở rộng quy mô, tham gia ký kết hợp đồng rõ ràng với người bán lẻ, giảm bớt các tình trạng hộ vừa chế biến nhỏ lẻ vừa bán lẻ. Như vậy sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sẽ tăng lợi nhuận cho toàn chuỗi cung ứng và tăng lợi nhuận cho các tác nhân trong chuỗi.
Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, phân phối sản phẩm tại các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Xây dựng kế hoạch và trực tiếp đi giới thiệu sản phẩm đồng thời khảo sát thị trường và phản ứng của người tiêu dùng. Tích cực tham gia vào hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh. Tăng cường xúc tiến bán hàng, chú ý thị trường du lịch, đường tâm linh, điểm dừng chân. Xây dựng kế hoạch phân phối tiếp thị cụ thể, các hoạt động phân phối đi liền với tiếp thị sản phẩm. Tìm kiếm các điểm phân phối giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh thành có dân cư đông như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh…
4.3.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Để tăng cường liên kết ngang giữa những người sản xuất, cần thúc đẩy hoạt động chính sau: Hỗ trợ hình thành các hơp tác xã (HTX) hoặc tổ hợp tác (THT) sản xuất nguyên liệu và chế biến sản phẩm. Lợi thế của liên kết ngang chính là kinh tế quy mô lớn hơn, hướng tới tạo ra sự đồng nhất trong việc áp dụng quy trình sản xuất giữa các hộ tham gia để đảm bảo chất lượng VSATTP theo yêu cầu của thị trường, cũng như giúp người sản xuất giảm được chi phí đầu vào thông qua việc ký kết đặt hàng mua vật tư với số lượng lớn hơn với các đại lý chính thức. Như vậy, ngoài việc hỗ trợ để xây dựng các HTX/THT này để trở thành mô hình tốt thì việc phát triển nhân rộng ra nhiều HTX/THT khác cũng cần được ưu tiên trong thời gian tới. Để làm điều này, ngoài nội lực của chính các xã viên có nguyện vọng tham gia.
4.3.4. Giải pháp về tăng cường liên kết giữa các hộ/doanh nghiệp cùng nhóm tác nhân (liên kết ngang) và giữa các nhóm tác nhân với nhau (liên kết dọc)
4.3.4.1. Kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các người thu gom, chế biến, bán lẻ với tổ, nhóm người chế biến để đảm bảo đầu ra ổn định và chế biến, bán lẻ với tổ, nhóm người chế biến để đảm bảo đầu ra ổn định và tạo vùng sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
Mặc dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa mạnh. Hiện tại ở Hạ Long vẫn chưa có doanh nghiệp hay công ty chế biến tiêu thụ sản phẩm Chả mực trên địa bàn Thành phố. Chưa có sự hợp đồng chặt chẽ giữa người thu gom, chế biến với người khai thác hải sản. Do thiếu sự liên kết này, người khai thác hải sản phải bán sản phẩm cho các thương lái, hoặc người chế biến theo hình thức tự do. Bản thân các thương lái này cũng lệ thuộc vào đầu ra của họ nên cũng rất bị động. Hậu quả là người khai thác hải sản và cả của người chế biến không có đầu ra ổn định, rất bị động về giá do phải lệ thuộc vào sự cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó, do không có sự liên kết và ràng buộc giữa các tác nhân theo quy trình sản xuất, nên người chế biến thường mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường và áp dụng tùy tiện theo thói quen, kinh nghiệm và trình độ của mình. Quá trình này đã kéo dài nhiều năm và làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực còn chậm phát triển. Nguyên nhân chính hiện nay vẫn chưa có mối liên chặt giữa tác nhân thu gom, người chế biến với người khai thác hải sản chủ yếu là do: (i) quy mô sản lượng của người khai thác hải sản thường nhỏ lẻ, manh mún do phụ thuộc vào kết quả khai thác hải sản theo mùa hoặc theo từng chuyến đánh bắt hải sản và phân tán làm tăng chi phí kinh doanh; (ii) người chế biến chưa chế biến theo một quy trình chất lượng chung thống nhất đáp ứng yêu cầu cầu của thị trường nên rất khó kiểm soát để có được nguồn thực phẩm với chất lượng đồng đều và ổn định; (iii) hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người đánh bắt hải sản, người thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chả mực Hạ Long triển khai còn chậm, chưa quyết liệt, và chưa hiệu quả.
Để thúc đẩy mối liên kết dọc ngày càng chặt chẽ này cần phải tăng cường chính sách khuyến khích nhà đầu tư kinh doanh với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng. Tạo thành vùng sản xuất tập trung cho người chế biến có khả năng mở rộng quy mô, sản xuất sản phẩm theo hướng an toàn. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng vật tư nông nghiệp. Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng đã tạo thuận lợi cho việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản để phát triển ổn định và bền vững. Các bộ, ngành Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản triển khai Quyết định 80 của Thủ tướng như: Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Quảng Ninh cũng đã ban hành Quy định hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp chủ lực của tỉnh với rất nhiều hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ sản xuất giống phục vụ cho phát triển vùng chăn nuôi, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, ... Tuy nhiên, các tác động khuyến khích, thúc đẩy của các cơ chế, chính sách vẫn chưa rõ nét. Người sản xuất hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm, chưa được hưởng lợi nhiều từ những chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ của nhà nước
4.3.4.2. Tăng cường liên kết ngang giữa các cơ sở khai thác hải sản để mở rộng quy mô chế biến sản phẩm rộng quy mô chế biến sản phẩm
Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết người sản xuất không biết chắc chắn về giá sản phẩm của mình bán ra. Giá đầu ra và đầu vào còn không ổn định, rất khó xác định trước kết quả thu được từ hoạt động sản xuất. Vì vậy người khai thác hải sản phải có quan hệ một cách chủ động với các cơ sở chế biến,
người thu gom.... để tạo được sự thuận lợi trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó cần có các hợp đồng ràng buộc, thỏa thuận hợp lý và tạo được sự tin tưởng, trách nhiệm lẫn nhau. Như vậy mới đảm bảo được lợi ích kinh tế cho các bên tham gia.
Để tăng cường liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi, thì việc liên kết ngang giữa những hộ hoặc cơ sở khai thác nguyên liệu đầu vào và các hộ chế biến thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn là rất quan trọng bởi vì một trong những nguyên nhân mà hiện nay chưa ký hợp đồng trực tiếp với người khai thức là sản lượng khai thác của họ không ổn định, khó quản lý và không có tư cách pháp nhân.
4.3.5. Giải pháp về thể chế, chính sách
Hoàn thiện quy hoạch phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long gắn với hệ thống khai thác nguyên liệu, chế biến và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, qua hệ thống thông tin, truyền thông: giới thiệu, biểu dương cơ sở sản xuất, lưu thông, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi… phổ biến đến người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
Cơ quan nhà nước cần ban hành chính sách cụ thể nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất tập trung để một mặt thuận lợi cho việc vận chuyển mặt khác cách lý được nguồn nguyên liệu và dễ dàng xử lý khi nguồn nguyên liệu đầu vào không đảm bảo an toàn (nguồn nguyên liệu nhập lậu vào từ Trung Quốc không quản lý được chất lượng). Tổ chức tập huấn cho các hộ khai thác hải sản, các hộ chế biến sản phẩm thăm quan các mô hình sản xuất có hiệu quả cần nhân rộng. Cần có chính sách tạo vùng sản xuất tập trung nhằm kiểm soát được lượng cung ứng ra thị trường và hơn thế nữa đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
4.4. Đề xuất và kiến nghị
4.4.1. Đối với tỉnh Quảng Ninh
Cần tiếp tục thực hiện việc quy hoạch vùng sản xuất, hệ thống bán hàng để đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ cho quá trình sản xuất và thương mại hóa sản phẩm.
Mở rộng quy mô các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm thị trường đối với các kênh tiêu thụ dài (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng…) để có kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ và mở rộng quy mô sản xuất.
Cần hướng dẫn và hỗ trợ các cơ sở chế biến Chả mực hoàn thiện các điều kiện của cơ sở đủ điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm.
UBND tỉnh Quảng Ninh sớm có quyết định về tổ chức của hệ thống quản lý độc lập đối với các sản phẩm xây dựng thương hiệu theo hướng đa ngành, gọn nhẹ, giảm thiểu các thủ tục hành chính và đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hàng hóa cũng như quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu cộng đồng.
Hội sản xuất và kinh doanh chả mực Hạ Long mới được thành lập, kỹ năng điều hành các hoạt động tập thể, khả năng nghiên cứu và phát triển thị trường còn hạn chế, cần có các chính sách công hỗ trợ.
Có chính sách để các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu đầu vào, khâu chế biến sản phẩm và đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm. Nếu không có vai trò của doanh nghiệp thì sản phẩm không thế có chỗ đứng ổn định trên thị trường và đặc biệt là xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
4.4.2. Đối với các tác nhân trong chuỗi cung ứng
Năng lực sản xuất và phát triển thị trường của các hộ chế biến quy mô nhỏ còn hạn chế vì vậy cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm bằng các hợp đồng chặt chẽ giữa các tác nhân.