5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Lập sơ đồ chuỗi cung ứng cho sản phẩm
* Mục tiêu:
+ Giúp hình dung được các kết nối giữa các tác nhân trong chuỗi và các quy trình hoạt động trong một chuỗi cung ứng;
+ Giúp thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi và quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng;
+ Cung cấp cho các tác nhân tham gia hiểu biết thêm các thông tin, các mối quan hệ, về trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của các tác nhân khác trong
chuỗi cung ứng để hộ phối hợp nhịp nhàng với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng làm cho chuỗi hoạt động có hiệu quả.
* Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Lập sơ đồ các quy trình cốt lõi trong chuỗi cung ứng sản phẩmChả mực Hạ Long.
+ Bước 2: Xác định và lập sơ đồ các tác nhân tham gia chính vào chuỗi cung ứng sản phẩmChả mực Hạ Long.
Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Những tác nhân nào tham gia chính vào chuỗi và thực tế họ làm gì? (ii) Phân tích hoạt động của các tác nhân tham gia khác nhau trong chuỗi cung ứng; (iii) Đâu là lỗ hổng hay sự trùng lặp trong hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi, có những điểm nào còn vướng mắc và có tiềm năng hoàn thiện hay không?
+ Bước 3: Lập sơ đồ dòng sản phẩm, dòng thông tin của chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long.
Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: Có những luồng sản phẩm, luồng
thông tin và dòng giá trị nào trong chuỗi cung ứng? Vì là chuỗi cung ứng
nên trong 3 dòng chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về dòng sản phẩm và dòng thông tin.
+ Bước 4: Lập sơ đồ khối lượng sản phẩm, tác nhân tham gia và số lượng công việc trong từng chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long.
Khối lượng sản phẩm có liên quan chặt chẽ đến việc lập sơ đồ dòng sản phẩm, theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Mục đích của việc xác định được những yếu tố này là để có cái nhìn tổng quát về quy mô của các kênh khác nhau trong chuỗi cung ứng. Hai yếu tố quan trọng khác có thể định lượng và liên quan mật thiết với nhau là số tác nhân tham gia và cơ hội việc làm tạo ra cho từng nhóm tác nhân khác nhau trong chuỗi cung ứng.
+ Bước 5: Lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩmChả mực Hạ Long.
Bước này sẽ giúp cho việc xác định được dòng luân chuyển của sản phẩm (khối lượng, giá trị gia tăng/đơn vị sản phẩm, số người tham gia) và thấy được sự khác biệt về địa phương và tiểu vùng trong hoạt động và vận hành của chuỗi cung ứng sản phẩmChả mực Hạ Long thời gian qua làm cơ sở cho phân tích chuỗi và đề xuất xây dựng chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
+ Bước 6: Lập sơ đồ các mối quan hệ và liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩmChả mực Hạ Long.
Bước này nhằm trả lời các câu hỏi: (i) Có những loại quan hệ nào giữa
các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long? và (ii) Liên kết nào đang tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm Chả mực Hạ Long?
+ Bước 7: Hoàn thiện cơ chế vận động của chuỗi
Trong phân tích chuỗi cung ứng, hoàn thiện cơ chế vận động liên quan đến cơ cấu mối quan hệ giữa các tác nhân và cơ chế điều phối. Ở đây, phân tích sẽ xác định các tác nhân thể chế cần thiết để nâng cao năng lực của chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng và điều chỉnh các méo mó trong phân phối giá trị giá tăng và thu nhập giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng nông sản.
Trên căn bản các bước trong tiếp cận chuỗi cung ứng, các tác giả, các tổ chức, các nghiên cứu khác nhau có sự lựa chọn phương pháp và nội dung thực hiện khác nhau. Chẳng hạn, cơ quan phát triển công nghiệp liên hiệp quốc UNIDO có tiếp cận chuỗi giá trị nông sản với mục tiêu tăng trưởng phục vụ người nghèo trong khi vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Tổ chức này tập trung vào các giải pháp nhằm:
- Nâng cao sản lượng sản xuất và đảm bảo tính liên tục của sản xuất nông sản.
- Nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm nông sản. - Giảm thời gian của quá trình trung gian từ sản xuất đến tiêu dùng. - Giảm các chi phí giao dịch.
- Tăng cường năng lực hấp thu công nghệ và ứng phó với các biến đổi thị trường của các tác nhân trong chuỗi giá trị.
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để biểu diễn bằng các bảng thống kê, các đồ thị các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chả mực Hạ Long.
2.2.3.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Long.
2.2.3.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp này được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ Chả mực Hạ Long làm cơ sở cho việc hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực Hạ Longthời gian tới.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, thu nhập của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi được phân tích dựa trên các chỉ tiêu phân tích kinh tế sau:
- Giá trị sản xuất (GO) : Được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc được tiêu thụ nhân với giá bán (GO = P.Q)
- Chi phí trung gian (IC): Là những chi phí bao gồm các chi phí về dịch vụ, chi phí vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm
- Giá trị tăng thêm/gia tăng (VA): Được tính bằng cách lấy tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chi phí trung gian (IC) hay (VA = GO - IC).
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Được tính bằng tổng giá trị gia tăng (VA) trừ đi khấu hao, chi phí thuê mướn (MI = VA - Khấu hao - Thuê mướn)
Chương 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CHẢ MỰC HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nằm chếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có tổng diện tích tự nhiên là: 6.102,35 Km2. Phía Tây tựa vào núi rừng trùng điệp. Phía Đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Hiện nay, Quảng Ninh có 4 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 8 huyện.
Hình 3.1. Bản đồ địa lý tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là tỉnh miền núi có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía Bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và Đông Nam là vịnh Bắc Bộ; phía Tây và Tây Bắc giáp với Lạng Sơn và Bắc Giang; phía Nam giáp tỉnh Hải Phòng và Hải Dương.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của tỉnh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu biển, ở đây có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: ẩm và nóng từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm, chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Tây nam nóng và ẩm. - Mùa khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô hanh.
Nhìn chung, khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho sản xuất đa dạng các loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao dốc, các lưu vực sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nước và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Về thổ nhưỡng, tỉnh Quảng Ninh có 5 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi trung bình (FH)
- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi thấp (F) - Nhóm đất Feralit đỏ vàng điển hình vùng đồi (F) - Nhóm đất phù sa thung lũng và đồng bằng ven biển - Nhóm đất đá vôi
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 610.233,5 ha, trong đó 461.281,68 ha đất nông nghiệp đang sử dụng, 390.330,59 ha đất lâm nghiệp với nhiều diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20.000 ha có thể trồng nhiều loại cây ăn quả.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Quảng Ninh có diện tích đất rừng là 390.330,6 ha. Rừng và đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh do đó rừng có vai trò quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Rừng trải dài theo bờ biển và phủ kín các đảo. 158/184 xã, phường có rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.
Tổng diện tích rừng đặc dụng của Quảng Ninh là 25.258,96 ha; chiếm 4,14% tổng diện tích đất lâm nghiệp, gồm 7 khu thuộc các loại hình Vườn quốc gia: Khu bảo tồn thiên nhiên; rừng văn hóa lịch sử; rừng nghiên cứu khoa học và thực nghiệm. Với chức năng chính là bảo tồn và phát huy các giá trị về đa dạng sinh học, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử…
Quảng Ninh có khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn Kỳ Thượng và vườn quốc gia Bái Tử Long. Đây là những nơi có nhiều loài động thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Tỉnh Quảng Ninh còn có 3 khu rừng văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan gồm: Rừng di tích văn hóa lịch sử Yên Tử, rừng văn hóa lịch sử Yên Lập và rừng văn hóa cảnh quan môi trường thành phố Hạ Long.
3.1.1.6. Tài nguyên biển
Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển, có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250 km với 2.077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1.000 đảo đã có tên; có ngư trường rộng lớn trên 6.100 km2, là nơi sinh sống của vô vàn các loài sinh vật biển quý hiếm. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng
thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa, nhất là ở thành phố Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, TP Móng Cái và huyện Hải Hà đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.
3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…được tập trung ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Một số mỏ khoáng sản như Than đá: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; Các mỏ đá vôi: Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh: Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái… Các mỏ nước khoáng: Cẩm Phả, Tiên Yên).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Ninh
Theo số liệu thống kê năm 2015, dân số Quảng Ninh hiện có 1.224.600 người, trong đó dân số nam đạt 612,2 nghìn người, dân số trung bình nữ đạt 590,7 nghìn người (dân số nam vẫn chiếm cơ cấu cao 51%).
Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 51 %, nữ chiếm 49%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.
Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng), dân số thành
thị là 575.939 người (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là