5. Kết cấu của luận văn
4.3.4.1. Kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các người thu
chế biến, bán lẻ với tổ, nhóm người chế biến để đảm bảo đầu ra ổn định và tạo vùng sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm
Mặc dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa mạnh. Hiện tại ở Hạ Long vẫn chưa có doanh nghiệp hay công ty chế biến tiêu thụ sản phẩm Chả mực trên địa bàn Thành phố. Chưa có sự hợp đồng chặt chẽ giữa người thu gom, chế biến với người khai thác hải sản. Do thiếu sự liên kết này, người khai thác hải sản phải bán sản phẩm cho các thương lái, hoặc người chế biến theo hình thức tự do. Bản thân các thương lái này cũng lệ thuộc vào đầu ra của họ nên cũng rất bị động. Hậu quả là người khai thác hải sản và cả của người chế biến không có đầu ra ổn định, rất bị động về giá do phải lệ thuộc vào sự cạnh tranh của thị trường. Bên cạnh đó, do không có sự liên kết và ràng buộc giữa các tác nhân theo quy trình sản xuất, nên người chế biến thường mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường và áp dụng tùy tiện theo thói quen, kinh nghiệm và trình độ của mình. Quá trình này đã kéo dài nhiều năm và làm cho chuỗi cung ứng sản phẩm Chả mực còn chậm phát triển. Nguyên nhân chính hiện nay vẫn chưa có mối liên chặt giữa tác nhân thu gom, người chế biến với người khai thác hải sản chủ yếu là do: (i) quy mô sản lượng của người khai thác hải sản thường nhỏ lẻ, manh mún do phụ thuộc vào kết quả khai thác hải sản theo mùa hoặc theo từng chuyến đánh bắt hải sản và phân tán làm tăng chi phí kinh doanh; (ii) người chế biến chưa chế biến theo một quy trình chất lượng chung thống nhất đáp ứng yêu cầu cầu của thị trường nên rất khó kiểm soát để có được nguồn thực phẩm với chất lượng đồng đều và ổn định; (iii) hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người đánh bắt hải sản, người thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chả mực Hạ Long triển khai còn chậm, chưa quyết liệt, và chưa hiệu quả.
Để thúc đẩy mối liên kết dọc ngày càng chặt chẽ này cần phải tăng cường chính sách khuyến khích nhà đầu tư kinh doanh với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng. Tạo thành vùng sản xuất tập trung cho người chế biến có khả năng mở rộng quy mô, sản xuất sản phẩm theo hướng an toàn. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh tham gia tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung ứng vật tư nông nghiệp. Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng đã tạo thuận lợi cho việc gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản để phát triển ổn định và bền vững. Các bộ, ngành Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản triển khai Quyết định 80 của Thủ tướng như: Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Quảng Ninh cũng đã ban hành Quy định hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp chủ lực của tỉnh với rất nhiều hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ sản xuất giống phục vụ cho phát triển vùng chăn nuôi, hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, ... Tuy nhiên, các tác động khuyến khích, thúc đẩy của các cơ chế, chính sách vẫn chưa rõ nét. Người sản xuất hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm, chưa được hưởng lợi nhiều từ những chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ của nhà nước