Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đất đai huyện Văn Yên gia
đoạn 2018 - 2020 tầm nhìn 2030
4.2.1. Giải pháp chung
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định của Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai và kiểm điểm nhằm chỉ ra những ưu điểm, quyết điểm của tập thể, cá nhân có liên quan để lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới được tốt hơn.
- Tiếp tục và tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng và tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống gắn với nâng cao trình độ chuyển môn, năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm trước công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý đất đai từ huyện đến xã.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đến từng người dân nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với Nhà nước; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường cấp cơ sở.
- Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý, sử dụng đất đai nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm đất đai.
- Tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất đai, khiếu nai, tố cáo không để tình trạng tranh chấp kéo dài, vượt cấp gây mất an ninh chính trị địa phương.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
4.2.2. Giải pháp cụ thể
Để tăng cường công tác quản lý đất đai tại huyện Văn Yên cần có các giải pháp cụ thể như sau:
79
4.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai
Nhu cầu về đất đai cho quá trình phát triển của kinh tế xã hội hiện nay kéo theo những mặt trái. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người có ý thức trong quản lý sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng phát triển bền vững là hết sức cần thiết
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai Sở Tư pháp, báo, đài địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch và thực hiện thường xuyên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với nội dung thiết thực, hình thức phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế của địa phương. Biểu dương những nơi làm tốt, phê phán những nơi làm chậm, trì trệ, phát hiện và đưa ra công luận các vi phạm, nhất là những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiêu cực, tham nhũng về đất đai hoặc thiếu trách nhiệm, sách nhiễu trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
4.2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ địa chính
Tập trung củng cố và kiện toàn cán bộ địa chính xã, thị trấn và cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đổi mới công tác cán bộ, nâng cao trình độ năng lực của của người làm công tác địa chính. Bởi vì cán bộ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân cho nên phải đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ địa chính là yêu cầu cấp bách. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, trong đó chú trọng hai phẩm chất đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Việc xây dựng và tiêu chuẩn hóa cán bộ địa chính có ý nghĩa lớn đối với việc đào tạo bồi dưỡng, lựa chọn, quản lý và sử dụng cán bộ có hiệu quả, cán bộ công chức địa chính trong quản lý về đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ địa chính, trang bị kiến thức quản lý đất đai trên bình diện rộng, làm cho cán bộ địa chính thấy được vai trò vô cùng quan trọng của đất đai đối với nền kinh tế chính trị xã hội.
80
Đặc biệt chú trọng công tác địa chính ở cấp xã, thị trấn, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn ở cấp này bởi vì họ là những người hiểu sâu sắc các vấn quản lý và sử dụng đất đai trong quá khứ cũng như trong hiện tại, các tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất, các trường hợp chiếm đất, tranh chấp đất đai, vi phạm phạm luật đất đai trong địa phương mình quản lý.
4.2.2.3. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về đất đai
Cơ quan quản lý đất đai tiến hành rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, loại bỏ các văn bản không còn hiệu lực, đề xuất sửa đổi bổ sung những văn bản không còn hiệu lực; những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp với thực tế, gây phiền hà cho nhà đầu tư và người dân.
Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá mô hình “một cửa”, rút bài học kinh nghiệm; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa liên thông”.
Xây dựng văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện là nơi tập trung đầu mối thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, là cơ quan giải quyết các dịch vụ công, cung cấp mọi thông tin đất đai.
4.2.2.4. Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm quản lý đất đai của các cấp
Cần xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn và cấp xã, thị trấn rõ ràng và chi tiết để thực hiện. Đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có chế tài xử lý nghiêm nếu vi phạm.
Huyện cần phân định rõ ràng giữa các công việc thuộc dịch vụ công và hành chính công để có thể chuyển giao cho các tổ chức dịch vụ xã hội đảm nhận, giảm gánh nặng hành chính.
4.2.2.5. Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được các ngành quan tâm và đạt được những kết quả nhất định.
81
Bổ sung thêm một số quy định vào luật đất đai hiện hành để xác định rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ lập và thực hiện quy hoạch kế hoạch của UBND các cấp. Bổ sung những quy định pháp lý để đảm bảo cho quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được công khai hóa, thực hiện được nguyên tắc dân chủ công khai trong quản lý sử dụng đất.
Trên cơ sở các quy hoạch được phê duyệt, chính quyền huyện tiến hành cắm mốc phân định từng khu vực quy hoạch, quy hoạch công khai cho dân biết và đưa vào website của huyện.
4.2.2.6. Cải tiến, bổ sung và hoàn thiện quy trình giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất
Cần xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư như: mục đích sử dụng đất, mật độ xây dựng, năng lực tài chính, kinh nghiệm, tiến độ đầu tư,...và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà đầu tư phải nộp vào ngân sách nhà nước. Sự lựa chọn các tiêu chuẩn xét duyệt sẽ công khai minh bạch, rõ ràng.
Đối với những nơi có từ 2 nhà đầu tư đăng ký trở lên, phải đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất giao, quyền sử dụng đất thuê để bảo đảm sự công bằng cho các nhà đầu tư.
4.2.2.7. Quản lý chặt chẽ công tác kê khai đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác kê khai đăng ký đất đai: Đẩy mạnh tuyên truyền, nêu rõ những quyền lợi nghĩa vụ, cái được và mất khi thực hiện đăng ký đất đai, từ đó có biện pháp tăng cường cung cấp dịch vụ đăng ký đất đai thuận lợi cho người dân.
Công tác cấp GCNQSDĐ: khắc phục tình trạng cấp GCNQSDĐ riêng lẻ như hiện nay, người dân cần đến đâu, Nhà nước cấp đến đó bằng việc cấp đồng loạt cho tất cả các loại đất.
Căn cứ các quy định hiện hành của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và điều kiện thực tế của huyện, chỉ đạo Phòng Tài nguyên và môi trường xây dựng “Quy định về trình tự thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất”.
82
4.2.2.8. Công tác tài chính về đất đai
Giá đất Nhà nước ban hành phải sát với giá thị trường nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện. Đồng thời nhà nước phải có giải pháp tăng cung của đất nhằm làm hạ giá đất thị trường trên địa bàn huyện Văn Yên xuống mức tương đồng với giá đất thị của các huyện trong tỉnh.
Giá đất Nhà nước ban hành chỉ áp dụng cho việc tính thuế khi các giao dịch đất đai xảy ra. Làm cơ sở tính tiền thuê đất cho các trường hợp đã thuê đất với Nhà nước, định giá đất tính bồi thường đối với trường hợp bị thu hồi đất (dùng hệ số điều chỉnh, nếu có sự chênh lệch giữa giá đất Nhà nước ban hành với giá đất thị trường)
Để tăng nguồn cung của đất, chính quyền huyện nên giao trách nhiệm cho cơ quan tài nguyên môi trường đầu tư phát triển quỹ đất theo kế hoạch và có lộ trình cụ thể.
Tạo lập quỹ đầu tư phát triển quỹ đất từ nguồn thu từ đất hàng năm
4.2.2.9. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp và giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai
Tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của mình trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường sự phối kết hợp với Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị, đoàn thể cùng cấp, các cơ quan báo chí và tổ chức, công dân trên địa bàn tạo thành hệ thống giám sát toàn diện phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
Khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về sử dụng đất cần kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng đất tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa.
Trong công tác thanh tra, kiểm tra trước hết càn tập trung vào việc giải quyết các trường hợp vi phạm đất đai của hộ gia đình, cá nhân xảy ra trên địa bàn.
Trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai cần làm tốt công tác vận động hòa giải ở cơ sở, hạn chế thấp nhất việc gửi đơn vượt cấp, phát sinh điểm nóng.
83
Tăng cường và tạo chuyển biến mới trong công tác giải quyết khiếu kiện, khiếu nại về lĩnh vực đất đai, góp phần quản lý trật tự xã hội, thống kê phân loại các vụ tranh chấp đất đai để giải quyết các vụ nổi cộm, điểm nóng.
Thường xuyên duy trì thời gian và làm tốt công tác tiếp dân.
Mặc khác khi thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối kết hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Thực hiện các giải pháp này, sẽ làm cho hoạt động quản lý và sử dụng đất đai theo đúng quy định của pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai hiện nay.
4.2.2.10. Xây dựng chương trình kế hoạch, mục tiêu quản lý đất đai
Đưa ra các kế hoạch, mục tiêu quản lý đất đai dài hạn thường là 3 năm hoặc 5 năm để có các phương hướng sử dụng đất đai hợp lý
Nội dung kế hoạch tổng thể cần phản ánh được 3 yếu tố chính là:
- Mục tiêu quản lý đất đai của huyện Văn Yên xây dựng rõ ràng, cụ thể, thứ tự yêu tiên và dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
- Các công cụ và phương pháp quản lý gồm: các quy định, chính sách chế độ, vốn, nhân lực, kỹ thuật, chế độ thông tin báo cáo
- Hệ thống theo dõi đánh giá và giám sát các kết quả thực hiện trong từng giai đoạn quản lý và điều chỉnh can thiệp khi cần thiết.