Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái. + Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình.
+ Phía Tây giáp huyện Văn Chấn. + Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.
+ Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lao Cai.
Tổng diện tích đất tự nhiên 1.391,54 km2. Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản.
Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ( Phòng thống kê huyện Văn Yên, 2016).
* Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng, kẹp giữa hai dãy núi Con Voi và Púng Luông; hệ thống sông ngòi dày đặc, với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong Huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất là 1952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển. Với địa hình huyện đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng kết hợp bảo vệ môi trường.
39
Địa hình Văn Yên bị chia cắt mạnh do các dãy núi cao và các hệ thống sông ngòi lớn nên việc liên hệ giữa những vùng kinh tế trọng điểm của huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Hiện tại chỉ có một số tuyến chính được rải nhựa, bê tông, hầu hết các tuyến đường liên thôn bản đều là đường đất. Do địa hình dốc, vào mùa mưa thường bị sụt lở gây ách tắc giao thông, việc vận tải hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Sự chia cắt phức tạp và sự chênh lệch về độ cao của địa hình, địa mạo ảnh hưởng rất lớn đến việc phân chia các vùng sản xuất và quản lý sử dụng đất đai.
Đất đai có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng thích hợp cho trồng cây lương thực.
* Khí hậu
Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:
Vùng phía Bắc có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23%, lượng mưa bình quân 1800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85% có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.
Vùng núi phía nam: Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, độ ẩm không khí 81 - 86%.
* Hệ thống thủy văn
Do địa hình dốc, lượng mưa lớn và tập trung tạo cho Văn Yên một hệ thống sông, suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt.
Sông Hồng là sông là lớn nhất chạy dài chảy qua địa phận Văn Yên theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu từ xã Lang Thíp chảy qua Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Đông An, Đông Cuông, An
40
Thịnh, Tân Hợp, Mậu Đông, thị trấn Mậu A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân Ái và kết thúc ở xã Hoàng Thắng. Lưu lượng nước sông Hồng thường thay đổi thất thường, mùa khô, mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mùa mưa, lưu lượng nước sông Hồng tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập úng.
Do sông Hồng phát nguyên và chảy qua vùng đất đỏ đá vôi, đá biến chất và vùng trầm tích có chứa phốt phát nên phù sa ven sông Hồng của huyện Văn Yên rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày.
Ngoài ra Văn Yên còn nhiều hệ thống ngòi, suối khác có lòng hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn về mùa khô và dễ gây lũ lụt về mùa mưa.
Hệ thống ao hồ: Ao hồ của Văn Yên nằm chủ yếu ở các xã An Thịnh, Đông Cuông, Đông An, Đại Phác, Xuân Ái, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú. Ao hồ ở đây được hình thành chủ yếu là do đắp đập làm thuỷ lợi, đào ao thả cá.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội * Giáo dục - đào tạo
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra. Số học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp và số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng nhiều. Đã hoàn thành chương trình chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở 27/27 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 19 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn là 99,6%, trong đó có 30,8% đạt trên chuẩn; giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, nhiều điểm trường bán trú dân nuôi được xây dựng (Chi cục thống kê huyện Văn Yên,2016).
41
* Y tế
Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa 105 giường bệnh; 2 phòng khám đa khoa khu vực 20 giường bệnh; 27 trạm y tế xã, thị trấn 144 giường bệnh, nguồn nhân lực đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện.
* Phát triển kinh tế + Nông nghiệp
Cây lúa: Hình thành những vùng sản xuất lúa thâm canh, chuyển toàn bộ diện tích ruộng một vụ ở vùng cao vào sản xuất hai vụ cho năng suất ổn định; trên 60% diện tích hai vụ lúa được sản xuất ba vụ; mỗi năm có từ 1.700 - 1.800 ha cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Sản lượng thóc tăng từ 28.456,3 tấn năm 2014 lên 29.245,1 tấn năm 2016, năng suất năm 2016 là 45 tạ/ha; năm 2014 năng suất đạt 44,95 tạ/ha.
Cây ngô: Là cây lương thực quan trọng sau cây lúa. Nên hàng năm đã mở rộng diện tích và tăng năng suất. Năm 2014 diện tích ngô có 2.567,0 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha; đến năm 2016 tổng diện tích trồng ngô là 49342,3 ha, năng suất đạt 31,4 tạ/ha.
Cây sắn: Trước năm 2000, sắn là cây trồng giải quyết vấn đề thiếu lương thực lúc giáp hạt và phục vụ cho phát triển chăn nuôi. Năm 2016 tổng diện tích sắn là 2.568 ha, sản lượng 23.163 tấn (năng suất 80,5 tạ/ha), với mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã đưa vào trồng thử nghiệm 20 ha sắn công nghiệp, dự án thành công, được nhân rộng hàng năm và đã hình thành được vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, mở ra triển vọng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn huyện. Sắn đã trở thành cây xoá đói giảm nghèo, diện tích sắn cao sản được nhân dân đưa vào trồng ngày càng nhiều thay thế dần diện tích sắn địa phương năng suất thấp, đảm bảo đủ nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến tinh bột sắn.
42
Ngoài ra, các loại khoai và rau màu khác trên địa bàn ngày càng phát triển đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thu cho nhân dân trên địa bàn huyện.
Cây chè: Tổng diện tích chè năm 2016 diện tích chè là 428,3 ha, sản lượng đạt 2.515,6 tấn đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả năm 2016 có 508 ha, sản lượng 3.917,7 tấn;
+ Chăn nuôi
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, xây dựng các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi trang trại, trọng tâm là phát triển đàn lợn hướng nạc, siêu nạc, kết hợp với chăn nuôi các giống lợn đặc sản địa phương ở các xã vùng cao. Tăng nhanh số lượng đàn trâu, bò và các loại gia súc khác.
+ Công nghiệp - thủ công nghiệp
Bước đầu đã hình thành các cụm sản xuất công nghiệp tại Đông Cuông, Yên Hợp, Đông An. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với xây dựng vùng nguyên liệu như: Nhà máy tinh dầu quế Đông Cuông và Hoàng Thắng; mở rộng và nâng cao công suất nhà máy tinh bột sắn Đông Cuông, đầu tư nhà máy gỗ ván ép An Thịnh và nhiều xưởng sẻ, chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất giấy để xuất khẩu và nhiều cơ sở chế biến các loại nông sản khác. Cơ bản chấm dứt tình trạng bán nguyên liệu thô ra ngoài Huyện. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong nông thôn được duy trì và có bước phát triển, thu hút nhiều lao động là nông dân, tạo nhiều việc làm tại chỗ, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
+ Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều tiến bộ, mạng lưới thương mại dịch vụ phong phú, đa dạng, chất lượng các dịch vụ đã được nâng lên đến năm 2016 trên địa bàn huyện có 2.851 cơ sở sản xuất kinh doanh với 4.367 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội trên thị trường năm 2016 đạt
43
657,5 tỷ đồng với đa dạng các loại hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tại trung tâm huyện có chợ Mậu A được xây dựng với quy mô tương đối lớn, là trung tâm buôn bán trao đổi hàng hoá. Ngoài ra còn có các chợ trung tâm cụm xã như: An Thịnh, An Bình, Lâm Giang, Đại Sơn, Quế Hạ… Đã hình thành một số cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến nông lâm sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.