Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.3.1. Những thuận lợi
Huyện Văn Yên, Yên Bái là huyện có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất là có tiềm năng đất đai lớn trong đó đất trồng cây hàng năm, đất trồng rừng sản xuất là một trong những thế mạnh của huyện, điều kiện khí hậu phù hợp với trồng cây đặc sản quế.
Về giao thông có tuyến đường sắt, đường sông, đường bộ liên tỉnh Yên Bái - Khe Sang và đường liên huyện Quy Mông - Đông An rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện, miền xuôi và miền ngược tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế.
Về kinh tế huyện đã có KCN phía Bắc, quy hoạch vùng nguyên liệu: bao gồm nhà máy chế biến tinh bột sắn nguyên liệu, chế biến giấy để xuất khẩu, nhà máy chế biến tinh dầu quế xuất khẩu để tiêu thụ vùng nguyên liệu quế cho bà con nông dân tạo điều kiện cho phát triển vùng nguyên liệu quế tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Về giao thông huyện Văn Yên có hệ thống giao thông khá thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế. Đường giao thông được làm mới, nâng cấp, các công trình thủy lợi, thủy điện cung cấp đầy đủ phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.
Đời sống người dân được cải thiện, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được các kết quả đáng khen ngợi, tỷ lệ đói nghèo liên tục giảm qua các năm, tuổi thọ trung bình của người dân liên tục tăng, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội.
44
3.1.3.2. Những khó khăn
Tuy nhiên có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhưng huyện Văn Yên vẫn gặp rất nhiều khó khăn:
Địa hình bị chia cắt bởi các con sông suối, độ dốc lớn đã hạn chế trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp, ngập úng vào mùa mưa và hạn hán, rét đậm, rét hại vào mùa đông khó khăn cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
Một bất lợi nữa là do địa hình cao và bị chia cắt nên rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các công trình thuỷ lợi. Suất đầu tư cho các công trình thường rất cao, hiệu quả kinh tế mang lại thấp.
Việc chuyển dịch cây trồng vật nuôi còn chậm, sự quay vòng sử dụng đất còn thấp, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích còn thấp, kinh tế còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ. Sản phẩm sản xuất ra chưa trở thành hàng hóa, sức cạnh tranh còn yếu, sản phẩm chủ yếu là bán nguyên liệu thô, giáo không cao, không cạnh tranh được trên thị trường.
Nền kinh tế của huyện xuất phát điểm còn thấp, sức cạnh tranh yếu, sản xuất còn manh mún, khả năng tích lũy vốn trông dân cư thấp, sửa dụng mọi nguồn vốn hiệu quả đạt chưa cao, vốn đầu tư vào sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng xuống thấp, sản phẩm bán ra chủ yếu là sản phẩm thô, chuyển dich cơ cấu cây trồng còn chậm.
Tình trạng thiếu lương thực, mức sống thấp, giao thông khó khăn, tập quán canh tác và những tập tục lạc hậu là rào cản trong việc áp dụng tiến bộ KH - KT nói chung; trong sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.