Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai của một số địa phương

1.2.1.1. Tại huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Huyện Từ Sớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay là một trong tỉnh có quản lý đất đai khá tốt bằng các biện pháp như:

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất. Sau khi đã được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các đơn vị công khai trên các trang thông tin điện tử của địa phương, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng năm, UBND tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất theo quy định tại khoản 3, Điều 62, Luật Đất đai, các dự án có sử dụng đất trồng lúa.

Hoàn thành dự án hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu (Dự án VietLIS) tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

Đã ban hành bảng giá đất 05 năm (2015-2019) trên địa bàn thỉnh và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm theo đúng quy định.

Đã triển khai xây dựng phương án giá đất cho các dự án trên địa bàn tỉnh. Đồng thời xác định giá cụ thể để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất cho 32 dự án, thu ngân sách hơn 1.287 tỷ đồng.

Trong năm 2016, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 04 cuộc thanh đối với 02 cơ quan quản lý nhà nước và 02 tổ chức sử dụng đất. Tiếp nhận và giải quyết 22 đơn thư khiếu nại về đất đai.

32

1.2.1.2. Thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai

Công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh Lào Cai bằng một số các biện pháp sau:

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đất đai.

Rà soát, tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định bổ sung các nội dung pháp luật đất đai đã phân cấp; đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh, nhất là các văn bản mới ban hành.

Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và danh mục công trình, dự án trong kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi, xác định rõ nguồn vốn thực hiện, nâng cao chất lượng dự báo để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổ chức rà soát, đánh giá đối với các dự án được ghi trong kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, sau 03 năm chưa thực hiện thì phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ (theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai).

Việc đo đạc, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Rà soát, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác đăng ký đất đai, cấp GCN, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh; triển khai việc lập sổ địa chính điện tử theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Tham mưu trình UBND thành phố Ban hành quy chế quản lý, sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai để quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu của các xã, huyện đã xây dựng; đồng thời tiếp tục triển khai và ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh theo mô hình tập trung, thống nhất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kết nối với các huyện, thành phố;

33

Việc giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo tính pháp lý và lưu trữ đầy đủ hồ sơ theo quy định.

Phân công cụ thể trách nhiệm giữa các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trong việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể theo đúng quy định của pháp luật đất đai, tránh chồng chéo; đồng thời bố trí kinh phí để thực hiện điều tra thu thập thông tin giá đất hàng năm phục vụ việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và xác định giá đất cụ thể;

Về công tác kiểm kê, thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quản lý sử dụng đất đai.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn; triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Đất đai của các cấp huyện, xã; tập trung thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai theo chuyên đề; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn.

Triển khai thực hiện việc theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp ở địa phương theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

Tiếp tục rà soát Bộ thủ tục hành chính về đất đai đang thực hiện ở các cấp trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó trọng tâm là các thủ tục về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận để cải cách theo hướng đơn giản hóa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho quản lý đất đai cho huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

Qua kinh nghiệm của một số địa phương có thể thấy công tác quản lý đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển của mỗi quốc gia. Theo đó,

34

chính phủ cần có những chính sách và bước đi phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, bất lợi đối với công tác quản lý đất đai vì nó liên qua trực tiếp đến người dân. Từ những kinh nghiệm trên, tác giả đưa ra một số gợi ý bài học kinh nghiệm về quản lý đất đai cho huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái như sau:

Về hệ thống các văn bản pháp luật phải được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định, đồng thời các quy định pháp luật dù có điều chỉnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính kế thừa.

Về hồ sơ đất đai: Phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ trung ương đến địa phương. Muốn đạt được điều đó cần phải đầu tư đồng bộ để có được hệ thống hồ sơ địa chính cơ sở (hồ sơ gốc) có độ tin cậy cao ở tất cả các địa phương trong cả nước. Thống nhất phương pháp phân loại, quản lý hồ sơ đất đai và công khai thông tin từ tỉnh đến địa phương.

Cần phải xác định việc đăng ký quyền về tài sản không chỉ là lợi ích của người dân mà đó chính là lợi ích của cả Nhà nước. Để làm tốt việc này cần phải có những biện pháp mạnh để tạo ra những sự thay đổi về mặt nhận thức của cả bộ máy quản lý và đội ngũ công chức nhà nước.

Xã hội càng phát triển tính cạnh tranh càng gay gắt, để đảm bảo thế mạnh trong cạnh tranh, công tác quản lý của Nhà nước phải mạnh và có hiệu lực cao.

Tăng cường quyền lực của Nhà nước không có nghĩa là hạn chế quyền của các chủ thể sử dụng đất. Quyền lực Nhà nước phải mạnh, để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do phát triển. Với các nước có công tác quản lý đất đai tốt, có hiệu quả sử dụng đất cao, hầu như các vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất đều bị xử lý rất nặng và rất triệt để. Đây chính là bài học quan trọng nhất: kỷ cương pháp luật có nghiêm minh thì xã hội mới ổn định và phát triển được.

35

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Công tác quản lý đất đai tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014 - 2016 như thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái?

- Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác hoàn thiện quản lý đất đai huyện Văn Yên là gì?

- Để hoàn thiện công tác quản lý đất đai tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2020 tầm nhìn 2030 thì cần có giải pháp gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Các tài liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, báo, tạp chí, tài liệu trên mạng Internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thu thập tổng hợp kết quả sử dụng đất tại huyện Văn Yên qua các năm từ 2014 - 2016, hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp của luận văn được thu thập năm 2017 thông qua phỏng vấn sâu các nhà quản lý, các cán bộ làm công tác quản lý đất đai về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại nhằm mục đích: đầy đủ, chính xác và lôgíc.

36

2.2.3. Các phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp thống kê mô tả được dùng để xử lý các tài liệu, đặc biệt là các số liệu thực tiễn về việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Qua đó, có được các số liệu, thông tin tin cậy trình bày trong luận văn.

Các số liệu sau khi điều tra, thu thập tổng hợp và tiến hành phân loại đánh giá dựa trên phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đúng với thực trạng nghiên cứu. Từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện.

Phương pháp đối chiếu, so sánh:

Phương pháp này đưa ra các số liệu cụ thể nhằm mục đích đối chiếu, so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Phương pháp này sử dụng trong đề tài dùng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu tương ứng trong cùng một thời gian, và so sánh giữa năm trước với năm sau (kỳ trước với kỳ sau). Điều đó giúp nhìn rõ xu hướng phát triển của công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên sau 3 năm (2014-2016), từ đó nhận thấy được ưu điểm, nhược điểm của từng nội dung quản lý, làm cơ sở đề xuất các giải pháp thực hiện.

Phương pháp phân tích tổng hợp:

Phương pháp này dùng để tập hợp, phân chia đối tượng nghiên cứu thành từng bộ phận, lĩnh vực để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên, từ đó khái quát, tổng hợp những mặt được, chưa được của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu.

2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất

37

2.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động sử dụng đất

Diện tích đất đai biến động và tỷ lệ diện tích các loại đất trên tổng quỹ đất tự nhiên qua giai đoạn 2014 -2016.

2.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý đất đai

- Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký đất đai - Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.

- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

2.2.4.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp - Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản

38

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN YÊN TỈNH YÊN BÁI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý

Văn Yên là một huyện vùng núi phía Bắc của tỉnh Yên Bái. + Phía Đông giáp huyện Lục Yên, Yên Bình.

+ Phía Tây giáp huyện Văn Chấn. + Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

+ Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên - tỉnh Lao Cai.

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.391,54 km2. Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn, với 312 thôn bản.

Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang, đường thuỷ và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Với lợi thế này, thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ( Phòng thống kê huyện Văn Yên, 2016).

* Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng, kẹp giữa hai dãy núi Con Voi và Púng Luông; hệ thống sông ngòi dày đặc, với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong Huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất là 1952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển. Với địa hình huyện đất đồi rừng chiếm diện tích chủ yếu, do vậy thích hợp với trồng rừng kết hợp bảo vệ môi trường.

39

Địa hình Văn Yên bị chia cắt mạnh do các dãy núi cao và các hệ thống sông ngòi lớn nên việc liên hệ giữa những vùng kinh tế trọng điểm của huyện gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống đường giao thông. Hiện tại chỉ có một số tuyến chính được rải nhựa, bê tông, hầu hết các tuyến đường liên thôn bản đều là đường đất. Do địa hình dốc, vào mùa mưa thường bị sụt lở gây ách tắc giao thông, việc vận tải hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Sự chia cắt phức tạp và sự chênh lệch về độ cao của địa hình, địa mạo ảnh hưởng rất lớn đến việc phân chia các vùng sản xuất và quản lý sử dụng đất đai.

Đất đai có khả năng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, vùng đồng bằng thích hợp cho trồng cây lương thực.

* Khí hậu

Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:

Vùng phía Bắc có độ cao trung bình 500 m so với mặt nước biển, đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21 - 23%, lượng mưa bình quân 1800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80 - 85% có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.

Vùng núi phía nam: Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23 - 240C, độ ẩm không khí 81 - 86%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)