Nhân tố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 78)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn

3.3.4. Nhân tố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở sử dụng đất khoa học làm căn cứ cho kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai, nhằm chọn ra phương án sử dụng đất đai hiệu quả nhất trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái. Hàng năm UBND huyện Văn Yên luân đưa ra các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đia cho hợp lý các năm tiếp theo hoặc giai đoan tiếp theo. Bảng 3.15 thể hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Bảng 3.15: Kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 tại huyện Văn Yên

ĐVT: ha TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích năm 2016 Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 So với năm 2016 Tỷ lệ Tăng (+) % giảm (-) Tổng diện tích đất tự nhiên 139.154,00 139.158,76 100,00 4,76 1 Đất nông nghiệp NNP 130.706,40 131.216,10 100,39 509,70

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 26.008,80 26.065,30 100,22 56,50

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 104.379,70 104.831,70 100,43 452,00

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 267,30 289,80 108,42 22,50

1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00 0,00

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 50,50 29,30 58,02 -21,20

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.987,00 6.054,26 101,12 67,26

2.1 Đất ở OCT 772,30 774,50 100,28 2,20

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.193,90 2.188,80 99,77 -5,10

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 5,40 5,60 103,70 0,20

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 14,00 14,23 101,64 0,23

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa NTD 162,60 162,60 100,00 0,00

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 2.748,80 2.748,80 100,00 0,00

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 9,20 9,50 103,26 0,30

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 80,80 150,23 185,93 69,43

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.340,40 1.888,40 80,69 -452,00

69

Qua bảng 3.15 ta thấy diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Yên có sự thay đổi. Theo kế hoạch đến năm 2020 diện tich đất tự nhiên của huyện Văn Yên là 139.158,76 ha tăng hơn so với năm 2016 là 4,976 ha. Nguyên nhân của sự tăng diện tích đất tự nhiên như vậy là huyện đang kiểm kê, đo đạc lại bản đồ địa chỉnh theo phương pháp mới, xác định ranh giới địa chính cụ thể đối với các huyện giáp ranh.

Trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 diện tích nông nghiệp có sự thay đổi lớn đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp tăng lên 509,70ha trong đó tăng nhiều nhất là diện tích lâm nghiệp tăng 452,0 ha. Có sự tăng lên như vậy là do huyện có kế hoạch trồng mới thêm 300 ha quế để nâng cao hiệu quả kinh tế của đất lâm nghiệp.

Để thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đòi hỏi phải có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành của huyện, của tỉnh, cũng như ở địa phương. Đầu tư kinh phí cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.3.5. Sự phát triển khoa học và công nghệ

Sự phát triển khoa học và công nghệ giúp cho huyện xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

Hệ thống thông tin đất đai được xây dựng theo các nguyên tắc sau: Xây dựng theo một hệ thống thiết kế thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước; Bảo đảm tính an toàn, bảo mật và hoạt động thường xuyên; Bảo đảm tính mở, cho phép chia sẻ với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của các ngành, các cấp có liên quan.

Việc quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai theo các nguyên tắc: phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính chính xác, trung thực, khách quan; bảo đảm tính khoa học, thuận tiện cho khai thác và sử dụng; bảo đảm tính cập nhật, đầy đủ và có hệ thống;…

70

Có 2 hình thức khai thác thông tin đất đai gồm: Khai thác thông tin đất đai qua mạng Internet, cổng thông tin đất đai, dịch vụ tin nhắn SMS (tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, khai thác dữ liệu từ hệ thống thông tin đất đai); khai thác thông tin đất đai thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản tại cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai (tổ chức, cá nhân nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu theo mẫu).

Việc khai thác thông tin đất đai phải trả phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau: Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai; Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.

Trường hợp cung cấp dữ liệu đất đai để phục vụ cho các mục đích quốc phòng và an ninh, phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc trong tình trạng khẩn cấp, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, không thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại huyện Văn Yên do chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai và Phát triển quỹ đất huyện, UBND các xã, thị trấn có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính. Việc cung cấp dữ liệu đất đai đảm bảo được tính chính xác, trung thực, khách quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân.

Huyện Văn Yên đang đề nghị được xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Mong rằng trong những năm tới sẽ sớm được thực hiện nhằm quản lý tốt hơn công tác này.

71

3.4. Khảo sát ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên

Thông qua quá trình phỏng vấn sâu các chuyên gia, các nhà quản lý làm công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên ta thấy có các ý kiến sau:

Hộp 3.1. Ý kiến của nhà quản lý về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên

Theo Ông Đỗ Quang Trung - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái cho biết: Hiện Nay trên địa bàn huyện Văn Yên thương hiệu quế Văn Yên đang ngày càng có uy tín trên thị trường vì vậyvới việc phát triển giá trị thương hiệu quế đang ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế, trở thành cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của người dân. Nguồn thu từ cây quế đã mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm khoảng trên 400 tỷ đồng, xuất ra thị trường khoảng 9.000 tấn vỏ quế khô; cành, lá quế đạt khoảng 55.000 tấn; tinh dầu quế khoảng 290 tấn; gỗ quế đạt 62.000 mét vuông. Cây quế ở Văn Yên đã không chỉ giúp người dân xóa đói, giảm nghèo mà còn đang giúp họ vươn lên làm giàu, là "biểu tượng" kinh tế của cộng đồng người Dao nơi đây. Việc quy hoạch, quản lý đất lâm nghiệp hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân đặc biệt là những người dân thuộc các vùng quy hoạch phát triển trồng quế tại Văn Yên, Yên Bái.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Đỗ Quang Trung tháng 11/2017

Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên là rất cao nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu và chất đất phù hợp với phát triển trồng quế đặc biệt tại các xã như Mỏ Vàng, Đại Sơn, Viễn Sơn, Nà Hẩu....

72

Hộp 3.2. Ý kiến của nhà quản lý về Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Văn Yên

Ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên trong buổi tổng kết kinh tế xã hội huyện Văn Yên 6 tháng đầu năm 2017 cho biết: "Huyện ưu tiên vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp gắn với phát huy lợi thế từng vùng. Huyện đã xây dựng kế hoạch và thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng mức vốn đầu tư 4.312 triệu đồng cho 22 xã trên địa bàn; đồng thời, triển khai các đề án trồng trọt và chăn nuôi với các loại cây, con giống mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sử dụng đất nông nghiệp như: - Đã quy hoạch và chia làm 6 vùng phát triển kinh tế theo tiềm năng phát triển, cụ thể: vùng phát triển cây lúa và cây ngắn ngày khoảng 120 ha; vùng phát triển cây chè 131 ha; vùng phát triển cây lâm nghiệp khoảng 1.000 ha, trong đó, cây quế khoảng 800 ha, cây keo khoảng 100 ha...; vùng chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với nuôi thủy cầm diện tích 12 ha mặt nước.

- Phát triển một số mô hình trồng khoai tây vụ đông thực hiện 20 ha; trong đó: xã Yên Hợp 15 ha, Tân Hợp 2,5 ha, thị trấn Mậu A 2 ha và xã Nà Hẩu 0,5 ha, năng suất trung bình đạt 120 tạ/ha, sản lượng 240 tấn, hiệu quả kinh tế đạt gần 60 triệu đồng/ha. Đề án trồng măng tre Bát Độ với diện tích đã trồng mới 58,7 ha.

Nguồn: Bài phát biểu của ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên trong buổi tổng kết 6 tháng đầu năm 2017 về thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hộp 3.3. Tổng hợp ý kiến của cán bộ làm công tác quản lý đất đai

- Hiện nay công tác quản lý kinh tế đất đai của huyện đang rất được các lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao

- Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai diễn ra thường xuyên

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân giải quyết theo đúng yêu cầu, đúng trình tự

- Công tác chuyển đổi mục đích đất sử dụng diễn ra theo đúng kế hoạch và quy định đề ra

Nguồn: Tổng hợp ý kiến của cán bộ văn phòng đăng ký đất đai và phát triển quỹ đất huyện Văn Yên

73

Thông qua tổng hợp ý kiến ta thấy tiềm năng kinh tế về đất đai của huyện Văn Yên là khá lớn. Phát huy được hiệu quả của đất đai sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện Văn Yên.

3.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên Văn Yên

3.5.1. Kết quả đạt được

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Văn Yên đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thường trực Huyện uỷ, TT HĐND-UBND huyện và được sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã.

Việc tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được triển khai nghiêm túc, truyền đạt đầy đủ, sâu rộng tới toàn thể nhân dân trong huyện.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp. Công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, lập hồ sơ cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định, hiệu quả sử dụng đất đã được nâng lên, tình trạng để hoang hoá đất không còn, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.

Việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được quan tâm thực hiện đảm bảo đúng quy định, công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trong huyện.

74

Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê định kỳ; công tác xây dựng giá đất, công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Công tác tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị của công dân, các vụ việc cơ bản đảm bảo đúng thời gian quy định.

3.5.2. Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác lập và quản lý quy hoạch còn hạn chế.

Một số nơi vẫn còn để xảy ra tình trạng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không đúng đối tượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở vùng cao còn chậm; thị trường bất động sản chưa phát triển, thu ngân sách từ tiền sử dụng đất vẫn là một trong những nguồn thu chủ yếu, gây áp lực ngày càng lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công tác thu hồi đất v.v..

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn

Chưa tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, những bất cập chậm được hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc nên hiệu quả phát huy chưa cao; chưa có giải pháp đột phá để phát triển thủy sản và chăn nuôi hàng hóa làm cơ cấu trong nội ngành chuyển dịch chậm. Chưa đề xuất được giải pháp khả thi trong phát triển cây chè và sản phẩm chè của tỉnh; chậm tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất để trồng cây cao su; lúng túng trong triển khai Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

75

Một số ngành, địa phương còn thiếu sự chỉ đạo tập trung, nhất quán; chưa chủ động trong công việc, chức trách, bỏ sót nhiệm vụ, trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên, đùn đẩy, chậm triển khai nhiệm vụ được giao, làm hạn chế cơ hội và khả năng phát triển. Trong tổ chức thực hiện chưa khoa học, không xác định nhiệm vụ trọng tâm, chưa phân công cụ thể, chưa gắn trách nhiệm với vị trí công tác, chưa quán triệt đầy đủ Nghị quyết của cấp uỷ Đảng và kết luận chỉ đạo của tỉnh. Nghiên cứu, tham mưu triển khai áp dụng các chính sách, chế độ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương ban hành không kịp thời, chất lượng chưa cao.

3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý đất đai ở huyện Văn Yên

3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do chính sách, pháp luật về đất đai thường xuyên thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử, không ổn định, còn thiếu đồng bộ, chồng chéo mâu thuẫn với pháp luật về dân sự, pháp luật về khiếu nại, tố cáo dẫn đến tình trạng khó phân định thẩm quyền giải quyết, chất lượng giải quyết chưa cao đối với một số trường hợp khiếu kiện của công dân dẫn đến tình trạng khiếu nại không có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)