Các yếu tố tác động đến quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 35 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý về đất đai

1.1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý đất đai

1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới việc sử dụng đất bao gồm các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các nguồn tài nguyên trên mặt đất. Trong nhân tố điều kiện tự nhiên thì điều kiện khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tác động rất lớn tới việc sử dụng đất, sau đó là các điều kiện về địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác (Đinh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường, 2014).

26

Điều kiện tự nhiên, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng đất, mặt khác lại gây khó khăn, trở ngại rất lớn cho việc sử dụng đất. Vì vậy khi nghiên cứu nhân tố điều kiện tự nhiên đòi hỏi mỗi quốc gia phải tiến hành điều tra cơ bản một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học điều kiện tự nhiên của đất nước cũng như của từng vùng địa phương. Trong điều tra đánh giá chính xác những lợi thế về điều kiện tự nhiên của đất nước cũng như của từng vùng, từng địa phương cũng như đánh giá những khó khăn, phức tạp, những trở ngại mà điều kiện tự nhiên gây ra.

Đặc thù của nhân tố tự nhiên là mang tính khu vực. Nghĩa là mỗi vùng, địa phương có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, ánh sáng, nguồn nước, địa hình, thổ nhưỡng,…) nên sẽ có sự khác biệt về khả năng, công dụng hay có sự khác biệt về lợi thế so sánh cũng như những khó khăn trong sử dụng đất. Vì vậy trong việc quản lý sử dụng đất cần biết tận dụng lợi thế từng vùng và cần tuân thủ quy luật tự nhiên để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế xã hội và môi trường.

Việc khai thác và sử dụng đất theo hướng bền vững. Đất đai-khí hậu- nguồn nước- thảm động thực vật, khoáng sản có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Do vậy, khi con người tác động vào yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các yếu tố khác. Để trống đất đai bị rửa trôi, xói mòn,… cần phải làm tốt việc trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng cây che phủ mặt đất…

1.1.5.2. Kinh tế-xã hội

Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố: Sự phát triển của thị trường (bao gồm của hệ thống thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm), sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng về kinh tế và xã hội, trình độ phát triển của các ngành kinh tế, sự phân bố sản xuất… (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007)

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sử dụng đất đai của mỗi quốc gia cũng như của từng vùng địa phương.

27

Trình độ phát triển của thị trường sẽ có ảnh hưởng đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào cho việc khai thác đất, đồng thời quyết định quy mô khai thác Trình độ phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống đường xá giao thông, thủy lợi… sẽ có ý nghĩa rất lớn đến việc thu hút đầu tư khai thác các vùng đất đai. Đối với nước ta đó là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đang còn nhiều tiềm năng về đất đai nhưng do giao thông, thủy lợi chưa phát triển nên chưa khai thác được hoặc khai thác chưa hiệu quả.

Trình độ của các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đến phương thức sử dụng đất. Chẳng hạn, trình độ phát triển của nông nghiệp cho phép con người khai thác, sử dụng đất theo hướng thâm canh (tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cao trên đơn vị diện tích đất đai sử dụng). Hoặc các ngành công nghiệp, xây dựng phát triển ở trình độ cao sẽ cho phép bố trí các cơ sở sản xuất tiết kiệm đất, tạo ra được nhiều căn hộ trên đơn vị diện tích đất xây dựng, cung cấp, trang bị nhiều máy móc và các công nghệ tiên tiến hiện đại cho việc khai thác, sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn.

Sự phân bố sản xuất hợp lý, việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ cho phép khai thác và sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn do bố trí ngành sản xuất phù hợp với lợi thế đất đai.

Yếu tố về xã hội

Yếu tố về xã hội bao gồm các nhân tố: Mật độ dân số, phong tục, tập quán hay trình độ phát triển về mặt xã hội nói chung (trình độ dân trí) cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng đất. Chẳng hạn đối với vùng đồng bằng do mật độ dân số cao, trình độ phát triển xã hội cao hơn các tỉnh miền núi nên trình độ sử dụng đất cũng cao hơn rất nhiều. Các tỉnh miền núi mật độ dân số thấp, do trình độ phát triển xã hội chưa cao (còn lạc hậu), nhiều vùng tập quán du canh du cư còn tồn tại nên việc sử dụng đất còn lãng phí, nhiều vùng đất bị tàn phá ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự nhiên,…

28

Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động sáng tạo của con người. Trong lịch sử loài người khi xã hội chưa phát triển, lực lượng sản xuất còn thấp, nhận thức của con người về đất đai, về tự nhiên chưa đầy đủ, chưa chịu áp lực về dân số, con người chủ yếu khai thác độ phì nhiêu của đất.

Sự gia tăng dân số đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lượng thực, đồng thời bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống.

1.1.5.3. Yếu tố thể chế

Thực tiễn và kết quả của công cuộc đổi mới mang lại ngày càng chứng minh không thể thiếu được pháp luật trong đời sống xã hội. Bởi vì đường lối của Đảng không thể thực hiện được nếu đường lối đó không được nhà nước thể chế thành pháp luật. Nhà nước không thể tổ chức thực hiện đường lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiện quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thực hiện nếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Chính vì thế cho nên pháp luật sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý được hiệu quả và thuận lợi. Vì các cơ quan quản lý theo đúng pháp luật quy định mà thực hiện, không gặp những vướng mắc trở ngại nào nếu như văn bản pháp luật đó mang tính khoa học và cụ thể. Pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ cấu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng cùng với các mối quan hệ sử dụng đất đai phức tạp đòi hỏi pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng phải tạo

29

nên một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tự do kinh doanh phát triển, tạo cơ hội cho mọi người làm ăn sinh sống theo pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật còn tạo điều kiện để nhà nước thực hiện được vai trò của người điều hành nền kinh tế thị trường, pháp luật còn là công cụ để nhà nước kiểm tra các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý. Để đạt được điều đó, pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay phải là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước phù hợp với cơ chế mới mà trước hết phải cải cách một bước nền hành chính quốc gia. Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bởi vậy, làm cho các cấp các ngành còn lúng túng trong việc thi hành pháp luật đất đai dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai còn thấp.

Từ đó có thể thấy yếu tố pháp luật có tác động mạnh đến công tác quản lý đất đai. Nó có thể làm nâng cao hiệu quả hoặc làm giảm hiệu lực quản lý. Chính vì thế kiện toàn hệ thống pháp luật là vấn đề cấp bách hiện nay (Nguyễn Quốc Ngữ, 2013)

1.1.5.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện việc kế hoạch hóa quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển

30

dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo nguồn cung về quỹ đất cho thị trường bất động sản; việc công khai quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, song công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Một số vấn đề về quan hệ đất đai chưa được giải quyết triệt để và thống nhất; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng tài nguyên đất còn yếu, gây lãng phí, thất thoát; quản lý thị trường bất động sản còn lúng túng, sơ hở...

Phương pháp, công nghệ trong điều tra cơ bản chậm đổi mới; điều tra thiếu tập trung, còn chồng chéo; kết quả điều tra còn thiếu độ tin cậy, chỉnh lý cập nhật không thường xuyên. Việc xử lý, lưu trữ, thông tin còn bất cập, tài liệu điều tra chưa khai thác có hiệu quả.

Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các địa phương có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt cấp huyện, xã còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất giữa các cấp; kết hợp giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng; gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an ninh lượng thực. Trong lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thiếu sự giám sát chặt chẽ, tuân thủ triệt để chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải là chỉ tiêu pháp lệnh; việc áp dụng các công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế (Đinh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường, 2014).

1.1.5.5. Sự phát triển khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ phát triển cho phép con người có khả năng đánh giá chính xác điều kiện tự nhiên nhất là đất đai. Các số liệu khoa học về

31

phân tích chất có trong đất nông nghiệp cho phép ngành nông nghiệp có cơ sở để bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp và từ đó có biện pháp cải tạo đất (thông qua công tác thủy lợi, sử dụng phân bón, giống…).

Khoa học công nghệ phát triển cho phép con người ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất,cải tạo đất cũng như môi trường tự nhiên, biến điều kiện tự nhiên bất lợi (hay đất đai cằn cỗi) thành điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai màu mỡ) cho phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý đất đai trên địa bàn huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)