Quan điểm chỉ đạo, định hướng cơ cấu lại đối với TCTD yếu kém được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 85 - 88)

được KSĐB

Quan điểm chỉ đạo, định hướng xử lý các TCTD yếu kém nói chung và QTDND nói riêng được thể hiện ở một số văn bản của Đảng và Chính phủ như sau:

- Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII số 05- NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tại Điểm 4.2 Mục III có nội dung: Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

- Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phương án xử lý QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi”, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

+ Cần rà soát kỹ các QTDND yếu kém; kiên quyết xử lý dứt điểm các quỹ không còn khả năng phục hồi, nếu để kéo dài sẽ làm tăng tổn thất, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và uy tín của hệ thống TCTD.

+ Có lộ trình triển khai rõ ràng, xử lý dứt điểm, trong đó nghiên cứu, xem xét thời điểm phù hợp tránh gây tác động lớn đến tình hình chung.

+ Trình Bộ chính trị phê duyệt chủ trương cho phép thực hiện phá sản đối với QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi, lâm vào tình trạng

phá sản và đồng ý về nguyên tắc phương án xử lý do Ban cán sự đảng NHNNVN trình.

+ Trình Bộ chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo NHNNVN xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thực hiện phá sản cụ thể.

+ Có biện pháp tuyên truyền để bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân gửi tiền khi thực hiện phá sản QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi. Khi thực hiện phá sản, giao Thống đốc NHNNVN tuyên bố công khai, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cá nhân gửi tiền.

- Nghị quyết của Quốc hội số 55/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khóa XIV, tại Điểm 2 Điều 1 có nội dung: “Tiếp tục triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, trong đó tập trung xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, xử lý căn bản và thực chất nợ xấu; có các giải pháp phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có tiềm lực tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng”.

- Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, tại Mục I có nội dung: Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém để có số lượng các tổ chức tín dụng phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành

mạnh, bảo đảm tính thanh khoản; và tại Mục II có nội dung: huy động và sử dụng mọi nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn lực xã hội và nguồn lực Nhà nước để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong nền kinh tế căn bản và toàn diện.

- Văn bản số 3983/VPCP-KTTH ngày 20/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về phương án xử lý Quỹ tín dụng nhân dân (trên cơ sở tờ trình số 81/TTr-NHNN.m ngày 14/11/2017 về phương án xử lý Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém không có khả năng phục hồi trở lại hoạt động bình thường), tại Điểm 2 có nội dung: Việc phá sản QTDND là vấn đề nhạy cảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định thời điểm thích hợp, lựa chọn QTDND phù hợp để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền phù hợp với thời điểm hiệu lực của Luật các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua; đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến hệ thống các QTDND, tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội, giảm thiểu tổn thất đối với Ngân hàng Hợp tác xã.

- Văn bản số 3739/VPCP-KTTH ngày 23/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về tình hình rút tiền tại một số tổ chức tín dụng, tại Điểm 1.a có nội dung: "1.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nắm tình hình, theo dõi chặt chẽ các giao dịch trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các giao dịch rút tiền mặt, giao dịch ngoại hối bất thường để chủ động thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết, kịp thời, ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt, đảm bảo thanh khoản, an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là tại các ngân hàng thương mại đã mua bắt buộc và các quỹ tín dụng nhân dân...".

- Văn bản số 4011/VPCP-KTTH ngày 22/12/2017 của Văn phòng Chính phủ về Quỹ tín dụng nhân dân (trên cơ sở tờ trình số 94/TTr-

NHNN.Tm ngày 21/12/2017 về phương án xử lý quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai), tại Điểm 1 có nội dung: NHNNVN chủ động triển khai thực hiện theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, ổn định hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, hệ thống các tổ chức tín dụng và quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; có biện pháp kịp thời hạn chế phát sinh các vụ việc tương tự trên cả nước.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước là xử lý dứt điểm các QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi. Việc xử lý các TCTD nói chung, QTDND yếu kém nói riêng phải đảm bảo an toàn hệ thống, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, không gây đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát.

Trước những yếu kém của một số QTDND, thời gian qua, trên cơ sở định hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, việc xây dựng phương án xử lý đối với QTDND yếu kém được thực hiện theo định hướng sau:

- Ưu tiên việc tự củng cố, chấn chỉnh hoặc thông qua việc sáp nhập, hợp nhất, kêu gọi nhà đầu tư mới... để hỗ trợ cho QTDND phục hồi trở lại hoạt động bình thường.

- Trường hợp QTDND yếu kém khó khăn tạm thời về thanh khoản hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả, NHHTX sẽ cho vay để hỗ trợ thanh khoản theo quy định hoặc theo chỉ định của NHNN và được cơ cấu lại để tiếp tục hoạt động.

- Trường hợp QTDND yếu kém, không có khả năng phục hồi để trở lại hoạt động bình thường, NHNN sẽ xem xét xử lý pháp nhân thông qua biện pháp giải thể (nếu đủ khả năng thanh toán được hết nghĩa vụ nợ) hoặc phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)