Hoàn thiện khung pháp lý về vai trò và quyền hạn của BHTGVN trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 91 - 93)

trong quá trình xử lý các TCTD yếu kém

Vai trò của BHTGVN ngày càng được nâng cao thông qua việc tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD yếu kém nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Cụ thể, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD và quy định tại Thông tư 01/2018/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt, BHTGVN được trao thêm một số quyền hạn mới sau:

(i) Thực hiện cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản khi TCTD có

nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định hệ thống trong thời gian TCTD bị kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức đó nguy cơ mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt hoặc để hỗ trợ phục hồi theo phương án đã được phê duyệt.

(ii) BHTGVN được mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ dựa trên

quyết định của NHNN nhằm tăng cường khả năng tài chính cho TCTD lành mạnh tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tài chính và hoạt động của TCTD yếu kém được kiểm soát đặc biệt.

(iii) BHTGVN tham gia phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân

hàng Hợp tác xã để đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi của QTDND, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính; xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt trình NHNN xem xét, quyết định

Tuy nhiên, để nâng cao vai trò và quyền hạn của BHTGVN trong quá trình xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém cần hoàn thiện khung pháp lý hơn những vấn đề sau:

Thứ nhất, Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới về cho vay đặc biệt, mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, tham gia kiểm soát đặc biệt, miễn nộp phí BHTG đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.

Thứ hai, Xây dựng và ban hành quy trình tiếp nhận và xử lý các TCTD yếu kém, có nguy cơ bị phá sản. Lựa chọn và quyết định phương thức xử lý (hỗ trợ tài chính, ngân hàng bắc cầu, chi trả bảo hiểm) nhằm bảo vệ người gửi tiền và an toàn hệ thống dựa trên nguyên tắc chi phí thấp nhất và chia sẻ thiệt hại công bằng.

Mặt khác, trực tiếp kiểm soát tài chính và hoạt động của tổ chức bị đổ vỡ trong thời gian tiếp nhận xử lý, bao gồm: Quyền bổ nhiệm, bãi bỏ cán bộ quản lý điều hành, giám sát hoạt động, áp dụng các chế tài xử lý, điều tra quy trách nhiệm hoặc khởi kiện tập thể cá nhân có liên quan đến việc gây đổ vỡ, thế quyền tổ chức bị tiếp nhận đối với các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, cần thực hiện vai trò người quản lý và thanh lý tài sản theo ủy quyền của tòa án. Các chủ sở hữu hay chủ nợ khác của tổ chức tiếp nhận không có quyền tiến hành các thủ tục tố tụng để chống lại các quyết định của BHTGVN.

hoặc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản hoặc giải thể đối với các tổ chức đã tiếp nhận. Trong một số trường hợp đặc biệt, BHTGVN có quyền yêu cầu Nhà nước hỗ trợ vốn và hỗ trợ xử lý tổn thất nếu mức độ tổn thất quá lớn.

Thứ năm, Xây dựng Chiến lược phát triển BHTGVN đến năm 2025 trong điều kiện khuôn khổ pháp lý cho phép BHTGVN tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD cũng như có cơ chế sử dụng nguồn lực của BHTGVN để tái cơ cấu TCTD yếu kém. Với sự chỉ đạo của NHNN, BHTGVN xây dựng Chiến lược phát triển BHTG tới 2025 với định hướng nâng cao vai trò, vị trí BHTG trong việc đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD, đồng thời cho phép BHTGVN tham gia vào quá trình tái cơ cấu các TCTD cũng như có cơ chế sử dụng nguồn lực của BHTGVN để tái cơ cấu TCTD yếu kém.

Thứ sáu, Nghiên cứu, sửa đổi Luật BHTG để tăng cường vai trò của BHTGVN trong quá trình tái cơ cấu các TCTD. Để hệ thống BHTG tại Việt Nam hoạt động hiệu quả góp phần bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, cần đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật BHTG với những nội dung rõ ràng và minh bạch trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động BHTG của Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm, xu hướng BHTG quốc tế và đặt trong bối cảnh tổng thể của hệ thống chính trị, thể chế, nền kinh tế và thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)