Bài học cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 46 - 50)

Qua nghiên cứu vai trò của BHTG trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tại Mỹ và Nhật Bản, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

Thứ nhất, cần có một hành lang pháp lý đầy đủ, quy định rõ ràng chức năng, vai trò và thẩm quyền của tổ chức BHTG trong mạng an toàn tài chính quốc gia khi tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Đồng thời, xây dựng và duy trì cơ chế cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình xử lý được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ hai, quỹ BHTG phải đủ lớn để tạo điều kiện về năng lực tài chính cho tổ chức BHTG chủ động triển khai các nghiệp vụ như cho vay hỗ trợ, tiếp nhận xử lý và chi trả bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp xảy ra đổ vỡ. Việc

xây dựng và đạt được tỷ lệ dự trữ là một trong số các yếu tố nhằm thực hiện thông lệ quốc tế.

Thứ ba, một hệ thống BHTG sẽ phát huy được tối đa hiệu quả hoạt động nếu đc thiết kế theo mô hình giảm thiểu rủi ro với các chức năng mở rộng. Theo mô hình này, tổ chức BHTG sẽ chủ động hơn trong việc triển khai các hoạt động của mình như bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng trong các giai đoạn khủng hoảng.

Thứ tư, cần xây dựng các kế hoạch cụ thể về tiếp nhận và xử lý các tổ chức tín dụng đổ vỡ trên cơ sở phân cấp theo quy mô, diện ảnh hưởng của tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm đối với nền kinh tế.

Thứ năm, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHTG và phát triển hoạt động nghiên cứu, làm nền tảng cho đề xuất đổi mới, mở rộng vai trò của BHTG và dần tiến tới thông lệ quốc tế. BHTGVN gia nhập IADI từ năm 2003 và đã tiếp nhận được rất nhiều lợi ích từ tư cách thành viên của mình. Một mặt, việc mở rộng hợp tác với các tổ chức BHTG tiên tiến trên thế giới đã giúp BHTGVN học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức, phát triển nghiệp vụ BHTG, cập nhật những thông tin mới nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặt khác, BHTGVN đã khẳng định được vị thế của mình, cả trong và ngoài nước và nhấn mạnh hơn nữa vai trò của tổ chức BHTG trong việc đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính ngân hàng.

Thứ sáu, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có kỹ năng và kinh nghiệm đảm nhận việc nghiên cứu, thực hiện quá trình xử lý các TCTD yếu kém. Hàng năm, tổ chức các khóa đào tạo phản ứng nhanh cho cán bộ trong những tình huống khẩn cấp.

Vì vậy, để thực hiện nhiệm vụ này ở Việt Nam, cần thiết lập cơ chế nâng cao năng lực tài chính, cho phép tổ chức BHTG có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính kịp thời để phục vụ quá trình xử lý TCTD yếu kém. Đồng

thời, có lộ trình phù hợp để củng cố, nâng cao năng lực hoạt động, năng lực thể chế, trình độ cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

DICJ là mô hình tương đối điển hình và thành công về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, rất có giá trị tham khảo về thực tiễn đối với các quốc gia trong quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của TCTD. Tuy nhiên không có mô hình nào phù hợp hoàn toàn cho tất cả các quốc gia, mà còn phụ thuộc điều kiện cụ thể của từng nước. Trước mắt, BHTG Việt Nam cần tiếp tục chủ động, tập trung vào hoạt động giám sát, kiểm tra đối với tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân, tích cực tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật BHTG và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, để chủ động đề xuất và triển khai các biện pháp xử lý kịp thời đối với các tổ chức yếu kém, góp phần vào việc tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của TCTD.

Kết luận chƣơng 1

Với mỗi quốc gia đều có những mục tiêu phải thực hiện là tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Vì vậy, BHTG ra đời để nhằm bảo vệ cho tài sản của người gửi tiền, góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định, xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau, giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp có tổ chức tín dụng xảy ra đổ vỡ.

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về bảo hiểm tiền gửi như khái niệm, đặc điểm, vai trò… Tiếp theo đó, luận văn nghiên cứu đến các vấn đề xử lý tổ chức tín dụng yếu kém với các đặc điểm theo chuẩn mực quốc tế và các phương thức xử lý hiệu quả. Bên cạnh đó, luận văn tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về BHTG, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm như mô hình tổ chức, nhân lực, các chính sách… cho BHTG tại Việt Nam. Đây là tiền đề lý luận để nghiên cứu thực trạng trong chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 46 - 50)