- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG. Luật BHTG là văn bản có tính pháp lý cao nhất cho hoạt động BHTG, là cơ sở để BHTGVN phát huy tốt nhất vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Sau một thời gian Luật được ban hành, BHTGVN đã có những bước tiến dài, tuy nhiên do nền kinh tế thay đổi nhanh chóng nên Luật cũ trong một số trường hợp cũng không còn phù hợp và cũng có những vướng mắc trong quá trình triển khai, thực thi Luật. Vì vậy, BHTGVN cần đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều luật trong Luật BHTG với những nội dung rõ ràng và minh bạch hơn, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn hoạt động và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt cần bổ sung những nội dung cho phép BHTGVN tham gia sâu hơn vào tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật quy định trách nhiệm, quyền hạn của BHTG khi thực hiện các nghiệp vụ của mình
khi tham gia ban kiểm soát đặc biệt, tạo điều kiện thực hiện các nghiệp vụ giám sát, kiểm tra toàn diện hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Hoàn thiện và ban hành sớm cơ chế chia sẻ thông tin hiệu quả giữa NHNN với BHTVN bao gồm: Nội dung chia sẻ, cách thức, thời gian… nhằm tạo điều kiện cho BHTGVN có cái nhìn toàn diện về hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, từ đó chủ động hơn trong công tác chi trả.
- Hoàn thiện quy định về vai trò, trách nhiệm của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đánh giá xếp loại tổ chức tín dụng làm cơ sở để BHTGVN xây dựng và áp dụng hệ thống tính phí theo mức độ rủi ro nhằm phát triển quỹ bảo hiểm tiền gửi, đồng thời góp phần nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Kết luận chƣơng 4
BHTGVN có vai trò là tổ chức tài chính nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thực hiện chính sách BHTG và góp phần quan trọng duy trì sự ổn định, an toàn và thúc đẩy quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD, đặc biệt là đối với hệ thống QTDND khi hệ thống này đang bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế và sai phạm nghiêm trọng tại nhiều địa phương. Những kết quả đạt được của BHTG đã góp phần tích cực vào kết quả chung của Ngành và giúp củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng.
Trong chương 4, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém như hoàn thiện khung pháp lý về vai trò và quyền hạn của BHTGVN trong quá trình xử lý các TCTD yếu kém, tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi đến công chúng, áp dụng thu phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG, tăng cường năng lực tài chính cho BHTGVN.
Bên cạnh những nỗ lực xử lý từ phía BHTGVN thì cần phải có sự hỗ trợ từ phía NHNN và sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ góp phần xử lý toàn diện những TCTD yếu kém, đặc biệt là kiến nghị về gia tang quyền hạn về xử lý TCTD yếu cho BHTGVN.
KẾT LUẬN
Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi đang ngày càng có vai trò quan trọng và xu hướng phát triển mạnh mẽ mang tính chất toàn cầu. Đặc biệt là trong thời kỳ Việt nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức. Để có thể giữ vững ổn định và phát triển cần có một chính sách Bảo hiểm tiền gửi phù hợp. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình sau gần 17 năm đi vào hoạt động, trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng. BHTGVN không chỉ góp phần ổn định mà còn giúp hệ thống phát triển lành mạnh các tổ chức tín dụng. Hơn thế nữa nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi cũng đã bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, là nhân tố quan trọng trong việc phát huy nguồn vốn nội lực để phát triển kinh tế, giữ vững ổn định, an ninh kinh tế, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đó là minh chứng khẳng định vị trí, vai trò, sự cần thiết của một biện pháp bảo đảm quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và mạng lưới an toàn tài chính quốc gia nói riêng. Với các chi nhánh được thành lập ở các vùng trong cả nước, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò và mục đích của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tiền gửi, tìm hiểu về xử lý đổ vỡ hoạt động của TCTD tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ hai, Luận văn tìm hiểu những vấn đề khái quát về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động của BHTGVN thông qua các nghiệp vụ cơ bản, phân tích phương thức xử lý các tổ chức tín dụng yếu
kém.Từ đó, luận văn đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và dựa vào những định hướng của Chính phủ và BHTGVN, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của BHTG trong việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn TS. Vũ Văn Long, các thầy cô trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng nghiệp tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm, em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, 2005. Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt nam giai đoạn 2006- 2015.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, 2006. Báo cáo kết quả hoạt động 2016-
2018, và phương hướng, nhiệm vụ.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam, 2007. Bảo hiểm tiền gửi Việt nam chuẩn bị trình Chính phủ hai đề án phí trên cơ sở rủi ro và tiếp nhận xử lý. Tạp chí
thị trường tài chính tiền tệ, số 21, trang 55- 56.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Báo cáo thường niên BHTGVN 2013-2017 5. Nguyễn Mạnh Dũng, 2007. Tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro của ngân hàng xu hướng tất yếu của Việt nam trong hội nhập Quốc tế.
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 6, trang 28- 35.
6. Phạm Thị Hiền, 2007. Phí Bảo hiểm tiền gửi từ góc nhìn của tổ chức tham gia Bảo hiểm tiền gửi. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 8, trang 13.
7. Trần Đình Hảo, 2012. Về địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Thông tin Bảo hiểm tiền gửi.
8. Lê Việt Nga, 2007. Bảo hiểm tiền gửi dưới góc độ là hàng hóa công.
Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 10, trang 27- 29.
9. Bùi Khắc Sơn, 2010. Xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi - Yêu cầu tất yếu và cấp thiết khi Việt Nam gia nhập WTO. Thông tin Bảo hiểm tiền gửi.
10.Thúy Sen và Duy Cường, 2013. Khủng hoảng ngân hàng Northern Rock - Bài học không chỉ của “xứ sở sương mù”. Tạp chí Tài chính.
11.Quốc hội, 2012. Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/06/2012;
12.Huỳnh Kim Trí, 2007. An toàn tín dụng: Cảnh báo và xử lý sớm nợ nhóm hai. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 13, trang 31- 32.
13.Nguyễn Anh Tuấn, 2007. Tìm hiểu những hướng dẫn của ủy ban Basel về các nguyên tắc cơ bản trong quản lý và giám sát rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 19, trang
35- 38.
14.Thủ tướng Chính phủ, 2012. Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai
đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015.
15.Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển BHTG hiệu quả (IADI, 2014);
16.Vai trò của tổ chức BHTG trong lập kế hoạch dự phòng và quản lý khủng hoảng (IADI, 2019);
17. Hướng dẫn về nâng cao nhận thức công chúng của tổ chức BHTG (IADI, 2012);
18.Xử lý khủng hoảng hệ thống (IADI, 2012);
19.Chính sách truyền thông của KDIC (Seungkon Oh, 2018);
20.Chương trình nâng cao nhận thức công chúng của DICJ (Katsunori Mikuniya, 2016).
Tài liệu tham khảo Internet
21.http: www.div.gov.vn 22.http://tapchitaichinh.vn/
23.https://www.thesaigontimes.vn/ 24.http://thoibaonganhang.vn