Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 44 - 46)

Sau 46 năm hoạt động, ngoài chức năng, nhiệm vụ như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu và xử lý các tổ chức tín dụng của quốc gia. Kết quả hoạt động của DICJ có được chủ yếu dựa trên khung pháp lý đầy đủ, chi tiết và đồng bộ, cùng với thẩm quyền xử lý được quy định rõ ràng, cụ thể...

Khung tái cơ cấu tổ chức tài chính yếu kém của DICJ

Kể từ khi thành lập đến nay, DICJ đã xử lý tổng số 182 tổ chức tài chính có vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau. Để thuận lợi trong quá trình tiếp nhận và xử lý các tổ chức tài chính yếu kém, DICJ phân loại các tổ chức tài chính thành 3 nhóm theo mức độ ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này.

Theo đó, đối với các tổ chức tài chính không mang tầm quan trọng, DICJ sẽ áp dụng một trong hai phương pháp là chi trả bảo hiểm tiền gửi (BHTG) hoặc hỗ trợ tài chính. Các biện pháp hỗ trợ tài chính DICJ được phép thực hiện bao gồm hỗ trợ bằng tiền, cho vay hoặc gửi tiền, mua tài sản, bảo đảm hoặc tiếp nhận các nghĩa vụ tài chính, mua cổ phần ưu đãi và chia sẻ tổn thất hoặc cung cấp hỗ trợ tài chính cho tổ chức tài chính tiếp nhận. Ngoài ra, nếu cần thiết, hoạt động kinh doanh của tổ chức bị đổ vỡ có thể chuyển giao cho một ngân hàng bắc cầu do DICJ thành lập, nhằm tạm thời tiếp nhận hoạt động kinh doanh của ngân hàng đổ vỡ.

Tại Nhật Bản, phương pháp hỗ trợ tài chính cần ưu tiên số 1 để xử lý đổ vỡ, do chi phí xử lý là nhỏ hơn, đặc biệt là bảo đảm các chức năng tài

chính, ngân hàng của tổ chức đổ vỡ và giảm thiểu xáo trộn do đổ vỡ gây ra trong xã hội. Phương pháp chi trả là phương pháp hạn chế sử dụng. Trên thực tế, DICJ sử dụng phương pháp hỗ trợ tài chính và chưa từng sử dụng phương pháp chi trả BHTG.

Đối với những tổ chức tài chính tham gia BHTG mà Thủ tướng xác định việc đổ vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tín dụng tại Nhật Bản hoặc vùng nơi tổ chức tài chính tham gia BHTG hoạt động kinh doanh, Thủ tướng sẽ quyết định thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng tài chính. Những phương pháp xử lý cho trường hợp đặc biệt này được quy định rõ trong Luật BHTG là bơm vốn, hỗ trợ tài chính với số tiền hỗ trợ vượt chi phí chi trả bảo hiểm và quản lý khủng hoảng đặc biệt (quốc hữu hóa tạm thời).

Đối với tổ chức tham gia BHTG mà việc đổ vỡ có thể gây gián đoạn nghiêm trọng đến thị trường tài chính Nhật Bản và các hệ thống tài chính, Thủ tướng quyết định áp dụng cơ chế Xử lý có trật tự tổ chức tài chính. Khi tổ chức tài chính mất khả năng thanh toán, DICJ sẽ thực hiện các biện pháp đặc biệt loại 1 gồm: Thực hiện giám sát, tư vấn và hướng dẫn tổ chức bị giám sát trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh, quản lý và bán tài sản; Cung cấp thanh khoản để ngăn ngừa vỡ nợ và buộc tổ chức tài chính giảm/bỏ những giao dịch có tầm quan trọng hệ thống. Ngoài ra, DICJ cũng có thể củng cố vốn của tổ chức tài chính bằng việc mua cổ phần, các trái phiếu dưới chuẩn và các công cụ tăng vốn khác do tổ chức này phát hành.

Mặt khác, khi việc quản lý hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính không phù hợp hoặc có rủi ro nghiêm trọng, Thủ tướng ra chỉ thị thực hiện các biện pháp đặc biệt loại 2 với tổ chức tài chính. Theo đó, DICJ nhanh chóng chuyển các tài sản và nợ mang tầm quan trọng hệ thống từ tổ chức này sang một tổ chức tài chính tiếp nhận; cung cấp hỗ trợ tài chính cho tổ chức

tiếp nhận và bảo đảm việc hoàn thành các nghĩa vụ của các giao dịch mang tầm quan trọng hệ thống. Các tài sản và nợ còn lại của tổ chức đổ vỡ được bán thông qua thủ tục phá sản.

Cơ sở pháp lý đầy đủ và đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho DICJ thực hiện chức năng xử lý. Vai trò của DICJ trong việc tham gia tái cơ cấu, xử lý tổ chức tín dụng được quy định khá đầy đủ, chi tiết trong Luật BHTG Nhật Bản và các luật khác có liên quan. Thẩm quyền và cơ chế ra quyết định, thẩm quyền xử lý, các biện pháp áp dụng được quy định chi tiết, rõ ràng.

DICJ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu và xử lý các tổ chức tín dụng. Kể từ khi được giao chức năng tái cơ cấu và xử lý các tổ chức tín dụng tới nay, DICJ chưa thực hiện chi trả trường hợp nào, mà đều thực hiện các biện pháp xử lý đối với TCTD yếu kém dựa trên nguyên tắc chi phí tối thiểu. Tuy nhiên, đây là các biện pháp phức tạp, đòi hỏi khả năng tài chính của tổ chức BHTG phải đủ lớn, năng lực hoạt động, trình độ cán bộ ở mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 44 - 46)