Tuyên truyền phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi đến công chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 93 - 96)

Các chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) cần được hiểu là một hoạt động quan trọng của tổ chức BHTG, và cần phải tuyên truyền cho công chúng hiểu rõ về vai trò, chính sách BHTG mang lại những lợi ích như thế nào. Bên cạnh nhiệm vụ nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như các nghiệp vụ trong công việc, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn là tổ chức thay mặt NHNN và Chính phủ để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, vì thế việc phổ biến, tuyên

truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi rất quan trọng, là công cụ đắc lực hỗ trợ việc đưa Luật vào đời sống, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

Mặt khác, Trong giai đoạn hiện nay, việc tái cơ cấu các TCTD, đặc biệt là các quỹ TDND, công tác truyền thông của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần tập trung hướng tới đối tượng người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân.

Vì vậy cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:

Bên cạnh các phương thức truyền thông truyền thống mà BHTG sẽ tập trung vào là việc nghiên cứu, sáng tạo và áp dụng các phương thức truyền thông mới, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Hai chiến lược truyền thông cần tập trung vào là truyền thông ra bên ngoài và truyền thông nội bộ.

Trong truyền thông nội bộ là kênh thông tin, các cấp lãnh đạo với đội ngũ nhân viên cần có sự tương tác và giữa các nhân viên với nhau cũng vậy, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành văn hóa cơ quan. Truyền thông nội bộ giúp gắn kết tổ chức, cấp lãnh đạo và nhân viên trong cơ quan và góp phần vào quá trình phát triển.

Toàn bộ nhân viên, cán bộ, viên chức trong hệ thống phải hiểu về chính sách tuyên truyền, hiểu rõ chiến lược, hoạt động của tổ chức và sẵn sàng giải thích cũng như phản hồi xây dựng.

Với mục tiêu quan trọng của tuyên truyền chính sách BHTG thì cần phải thực hiện các hoạt động hội thảo, chuyên đề hay các cuộc thi tìm hiểu… Xây dựng và phát triển các quy trình truyền thông nội bộ; các cơ chế công bố thông tin và phản hồi thông tin cần được xây dựng qua: diễn đàn nội bộ, website nội bộ, bản tin nội bộ, đặc biệt hình thức nhanh nhất là qua các mạng xã hội như facebook để tăng tính tương tác và được nhiều người quan tâm…. Qua đó, các thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức được công bố công khai, minh bạch và nhận được phản hồi của cán bộ, viên chức.

chí, phát thanh, để tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi, triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính lan tỏa cao.

BHTGVN nên lựa chọn những tờ báo in và báo giấy có uy tín và có lượng độc giả lớn để thực hiện chuyên trang về chính sách bảo hiểm tiền gửi, như vậy mới đạt hiệu quả cao.

Có thể sản xuất các phim tài liệu, phim phóng sự, các buổi giao lưu trực tuyến hay đối thoại chính sách để chuyển tải thông điệp chính sách đến công chúng mục tiêu. Việc này cần sự phối hợp và đồng hành của các phương tiện Đài phát thanh, Truyền hình quốc gia và một số kênh truyền hình kỹ thuật số, đảm bảo tính đa dạng về hình thức để việc truyền tải kiến thức về BHTG được đến sâu rộng trong quần chúng hơn.

Tại các Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam việc tăng cường hoạt động truyền thông bên ngoài rộng rãi có thể làm một số chương trình như Hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề chuyên sâu với nội dung chủ yếu tập trung vào tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi và giải đáp thắc mắc của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để củng cố niềm tin của người gửi tiền và nhân dân vào hệ thống các TCTD.

Bên cạnh đó, tăng cường kết nối phối hợp truyền thông với NHNN và các tổ chức tín dụng, cơ quan báo chí, các cơ quan giám sát tài chính; tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng như kiến thức, kỹ năng tài chính nói chung nhằm góp phần gìn giữ niềm tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng.

4.2.3. Áp dụng thu phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro

BHTGVN cần tiến tới áp dụng hệ thống phí BHTG phân biệt. Luật BHTG không quy định một mức phí hay khung phí mà trao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí BHTG và hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN quy

định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng chính sách phí BHTG đồng hạng, không dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng. Theo đó, tất cả các tổ chức tham gia BHTG không phân biệt loại hình sở hữu, quy mô hoạt động, hiệu quả kinh doanh… đều áp dụng chung mức phí cố định 0,15%/năm trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Áp dụng mức phí theo mức độ rủi ro là một chủ trương phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó các tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí theo mức tương ứng với mức độ rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức đó. Như vậy, việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro có tác dụng đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG nâng cao chất lượng hoạt động, quan tâm việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí BHTG phải nộp. Đây cũng chính là mục tiêu để chính sách BHTG giúp giảm thiểu rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG - chính là giảm thiểu chi phí trả tiền bảo hiểm, ngăn chặn rủi ro đạo đức, đảm bảo nguyên tắc thị trường và an toàn hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng. Đồng thời, việc triển khai hệ thống phí này còn giúp tổ chức BHTG nâng cao hiệu quả hoạt động một cách đồng bộ theo mô hình giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, cho người gửi tiền và cho chính quỹ nghiệp vụ BHTG. Do vậy, trong tương lai không xa cần sớm nghiên cứu và áp dụng hệ thống thu phí dựa trên rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG nhằm giải quyết các vấn đề rủi ro nói trên và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xử lý tổ chức tín dụng yếu kém tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)