Mẫu dựa trên đặc điểm thâm niên của đối tượng được phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các công ty xây dựng trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 71)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN CHƯƠNG

3.3.2.3 Mẫu dựa trên đặc điểm thâm niên của đối tượng được phỏng vấn

Bảng 3.5: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát theo thâm niên

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ Cộng lũy kế

Thâm niên Dưới 3 năm 65 29.02 29.02

Từ 3 đến 5 năm 116 51.78 80.8

Trên 5 năm 43 19.2 100

Tổng 224 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Về thâm niên của những người đối tượng được khảo sát, số người có kinh nghiệm dưới 3 năm trở lên là 66/224 người, đây là những người mới, kinh nghiệm ít. Đối tượng khảo sát có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên tham gia trả lời câu hỏi là 70,98%, những người này thường là có kinh nghiệm, do đó kết quả trả lời bảng khảo sát của những người này sẽ mang đến độ tin cậy cao hơn.

3.4. Mô hình nghiên cứu 3.4.1 Mô hình nghiên cứu 3.4.1 Mô hình nghiên cứu

Theo các phân tích vừa nêu trên, cũng như kết quả nghiên cứu định tính, tác giả giữ nguyên mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm các nhân tố: Hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách về thuế, ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, nhà quản trị, đặc điểm công ty xây dựng để tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng cho đề tài này. Dưới đây tác giả trình bày mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài đề xuất như sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào mô hình và những khái niệm có liên quan được trình bày ở trên, kết hợp với tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như những hiểu biết về môi trường, điều kiện đặc thù của công ty xây dựng. Tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Ứng dụng công nghệ thông tin

Chính sách về thuế

Nhà quản trị

Trình độ nhân viên kế toán

Chất lượng thông tin kế toán trên báo

cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Bảng 3.6: Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Nội dung

H1

Nhân tố “Hệ thống kiểm soát nội bộ” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H2

Nhân tố “Chính sách về thuế” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H3

Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H4

Nhân tố “Trình độ nhân viên kế toán” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H5

Nhân tố “Nhà quản trị” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

H6

Nhân tố “Đặc điểm công ty xây dựng” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.4.3 Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:

CLTTKT = β1 HTKSNB + β2 CST + β3 UDCNTT + β4 TDNVKT + β5 NQT + β6

DDCTXD + ε Trong đó:

Biến độc lập

 HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ

 CST: Chính sách về thuế

 UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin

 TDNVKT: Trình độ nhân viên kế toán

 NQT: Nhà quản trị

 DDCTXD: Đặc điểm công ty xây dựng - Biến phụ thuộc:

CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

ε: hệ số nhiễu β: hệ số hồi quy

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đề ra.

Trong chương này phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận chuyên gia với 6 chuyên gia, là các giảng viên, nhân viên kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, giữ chức vụ nhất định và có kiến thức sâu về kế toán – kiểm toán. Kết quả thảo luận nhóm là cơ sở để xác định thang đo chính thức để khảo sát 224 mẫu. Thang đo được nhóm thảo luận thông qua gồm có 6 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chương này cũng mô tả thông tin về mẫu nghiên cứu định lượng.

Chương 4 sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bằng cách đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha và EFA, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thiết. Trong chương này, nghiên cứu trình bày kết quả đạt được sau khi phân tích dữ liệu. Nội dung trình bày bao gồm trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích hồi qui,...

4.1 Giới thiệu khái quát về các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Minh

Các công ty xây dựng ở Việt Nam hiện nay nói chung và công ty xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các công ty đang hoạt động trong cả nước, đóng góp vào GDP hàng năm và tạocông ănviệc làm cao. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2015, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành đạt mức cao nhất kể từ năm 2010. Cụ thể, theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 778 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014, tăng 40,2% so với cuối năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 7%/năm). Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 172 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các công ty xây dựng trên cả nước và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh này cũng gặp không ít khó khăn (Triệu Phương Hồng, 2016).

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sau khi được thu thập từ việc khảo sát sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý. Để đảm bảo chất lượng dữ liệu, các dữ liệu sẽ được làm sạch nhằm phát hiện và xử lý các sai sót có thể xảy ra. Các sai sót thường gặp đối với dữ liệu như các ô trống (không chứa dữ liệu) hoặc dữ liệu không hợp lý (dữ liệu không nằm trong thang đo đã

được thiết kế) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các ô trống có thể do nguyên nhân sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu (đối tượng khảo sát trả lời thiếu), hoặc trong quá trình nhập dữ liệu bị bỏ sót dữ liệu. Sai sót này phát hiện bằng cách tính tổng kích thước của mẫu cho từng biến (theo từng cột trong ma trận dữ liệu) đã nhập vào phần mềm và so sánh với kích thước mẫu thực tế, biến có ô trống sẽ có kích thước mẫu của nó nhỏ hơn kích thước thực tế (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trường hợp dữ liệu nhập vào không hợp lý, nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, có thể phát hiện bằng cách tính tần số dữ liệu theo cột (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các sai sót sau khi được phát hiện sẽ được điều chỉnh cho chính xác.

4.2.2 Đánh giá thang đo

4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach alpha

Đánh giá độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát được sử dụng để đo lường một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết được rằng liệu các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay không. Các biến quan sát cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tương quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, mô hình thang đo mà tác giả sử dụng là mô hình thang đo kết quả - một mô hình thang đo đòi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy, việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Phương pháp Cronbach alpha dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Crobach alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, hệ số Crobach alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều câu hỏi trong thang đo không có sự khác biệt nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tuy nhiên, hệ số Crobach alpha chỉ cho biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần

giữ lại. Khi đó, hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo.

Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo được đánh giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.

4.2.2.2 Đánh giá độ tin cây thang đo biến độc lập

Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập được thể hiện trong bảng 4.1

Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập.

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .869; N of Items = 4

HTKSNB1 7.32 2.756 .603 .855

HTKSNB2 7.55 2.666 .545 .860

HTKSNB3 7.62 2.757 .567 .860

HTKSNB4 7.53 2.875 .650 .852

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .385; N of Items = 4

CST1 7.44 2.475 .598 .730

CST2 7.43 2.694 .527 .765

CST3 7.30 2.617 .569 .744

CST4 7.26 2.559 .682 .790

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .771; N of Items = 4

UDCNTT1 7.57 2.533 .494 .759

UDCNTT2 7.71 2.473 .610 .698

UDCNTT3 7.68 2.345 .657 .671

UDCNTT4 7.56 2.521 .538 .734

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .747; N of Items = 4

TDNVKT2 6.08 2.693 .598 .655

TDNVKT3 6.90 3.185 .492 .716

TDNVKT4 6.16 2.645 .561 .679

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .716; N of Items = 5

NQT1 15.60 9.823 .451 .684 NQT2 15.53 8.738 .472 .672 NQT3 15.75 8.364 .570 .611 NQT4 15.72 10.475 .524 .642 NQT5 15.22 10.359 .535 .656 Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .810; N of Items = 4

DDCTXD1 12.57 3.811 .567 .790

DDCTXD 2 12.42 3.642 .646 .752

DDCTXD 3 12.36 3.735 .636 .758

DDCTXD 4 12.64 3.530 .661 .745

- Thang đo thành phần nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.869 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.869. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

- Thang đo thành phần nhân tố Chính sách thuế gồm 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.785 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.785. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

- Thang đo thành phần nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin có 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.771 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.771. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

- Thang đo thành phần nhân tố Trình độ nhân viên kế toán có 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.747 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.747. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

- Thang đo thành phần Nhà quản trị có 5 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.716 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.716. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

- Thang đo thành phần nhân tố đặc điểm công ty xây dựng có 4 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.810 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.810. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

4.2.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc được thể hiện trong bảng 4.2

Bảng 4.2 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Reliability Statistics

Cronbach's Alpha = .869; N of Items = 7

CLTTKT1 30.89 32.642 0.609 .855

CLTTKT2 30.56 33.171 0.613 .860

CLTTKT3 30.23 35.539 0.493 .860

CLTTKT5 30.79 30.053 0.750 .846

CLTTKT6 30.27 34.539 0.684 .846

CLTTKT7 30.12 33.589 0.774 .853

- Thang đo biến phụ thuộc gồm 7 biến quan sát, hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.869 > 0.6. Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi biến quan sát đó (Cronbach’s Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn 0.869. Từ đó, kết luận thang đo đạt tiêu chuẩn, đạt độ tin cậy.

Như vậy, sau khi thực hiện việc phân tích dữ liệu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, ta thấy không có biến nào bị loại. Đồng thời kết luận được rằng các thang đo đảm bảo độ tin cậy để có thể phục vụ cho việc kiểm định giả thuyết nghiên cứu.

4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến

4.2.3.1 Mô hình hồi quy tổng thể.

Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến như sau:

CLTTKT = β1 HTKSNB + β2 CST + β3 UDCNTT + β4 TDNVKT + β5 NQT + β6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các công ty xây dựng trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)