3.1 .1Phương pháp nghiên cứu
3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng
3.3.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được phỏng vấn. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ tháng 07 đến tháng 08/2017 theo cách chọn mẫu đã trình bày ở tiểu mục 3.2.
Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp thu thập được rất quan trọng và sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả đã giải thích rất chi tiết, cụ thể cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng nhân tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, những bảng câu hỏi nào chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập dữ liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị không nằm trong thang đo, khi đó cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (Có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).
Nghiên cứu dự kiến cỡ mẫu là 250 mẫu, để đạt được cỡ mẫu này, 280 phiếu điều tra đã được gửi đi, và thu về được 278 phiếu, trong đó có 224 phiếu hợp lệ, đạt yêu cầu, như vậy trong nghiên cứu này kích thước mẫu được tác giả sử dụng là 224 mẫu. Dưới đây tác giả trình bày thống kê kết quả gửi và thu về phiếu khảo sát như sau:
Bảng 3.2: Thống kê kết quả gửi và thu về phiếu khảo sát Chỉ tiêu Số lượng Chỉ tiêu Số lượng (Phiếu) Tỷ lệ (%) Cộng lũy kế (%)
1. Phiếu khảo sát thu về hợp lệ 224 80 80
2. Phiếu khảo sát thu về không hợp lệ 54 19.29 99.29
3. Phiếu khảo sát không thu về được 2 0.71 100
4. Tổng số phiếu khảo sát đã gửi đi
((4)= (1)+(2)+(3)) 280 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Sau quá trình thu thập số liệu khảo sát, số bảng khảo sát hợp lệ thu về đưa vào phân tích là 224. Sau đó dữ liệu này được tập hợp trên Excel, mã hóa sau đó nhập vào phần mềm SPSS 20.0, dữ liệu được làm sạch nhằm loại bỏ những kết quả khảo sát trùng lặp. Bảng khảo sát có 3 biến định tính là giới tính, công việc và thâm niên làm việc tại vị trí hiện tại. Sau đây là kết quả phân tích thống kê mô tả của 3 biến trên.
3.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
3.3.2.1 Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính của đối tượng được phỏng vấn
Bảng 3.3: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát theo giới tính
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ Cộng lũy kế
Giới tính Nam 101 45.09 45.09
Nữ 123 54.91 100
Tổng 224 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Như vậy, dữ liệu khảo sát của 224 mẫu cho thấy số lượng nam giới chiếm 45.09%, nữ giới chiếm 54.91%. Thông tin thu được cho thấy mẫu khảo sát có tỷ lệ tham gia trả lời nam – nữ không quá chênh lệch.
Có 36.16 % số người được khảo sát là những người làm kinh doanh, chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát. Tiếp đó số người được khảo sát làm trong lĩnh vực Kế toán –Kiểm toán chiếm 21.88 %. Có 16.96% số người được khảo sát làm trong lĩnh vực tài
chính –ngân hàng. Số còn lại làm công việc liên quan đến tư vấn đầu tư, và công việc khác.
Về thâm niên của những người đối tượng được khảo sát, số người có kinh nghiệm dưới 3 năm trở lên là 66/224 người, đây là những người mới, kinh nghiệm ít. Đối tượng khảo sát có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên tham gia trả lời câu hỏi là 70,98%, những người này thường là có kinh nghiệm, do đó kết quả trả lời bảng khảo sát của những người này sẽ mang đến độ tin cậy cao hơn.
3.3.2.2 Mẫu dựa trên đặc điểm công việc của đối tượng được phỏng vấn
Bảng 3.4: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát theo công việc
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ Cộng lũy kế
Công việc Kế toán - kiểm toán 49 21.88 21.88
Tài chính -Ngân hàng 38 16.96 38.84
Kinh doanh 81 36.16 75
Tư vấn đầu tư 29 12.95 87.95
Khác 27 12.05 100
Tổng 224 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Có 36.16 % số người được khảo sát là những người làm kinh doanh, chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu khảo sát. Tiếp đó số người được khảo sát làm trong lĩnh vực Kế toán –Kiểm toán chiếm 21.88 %. Có 16.96% số người được khảo sát làm trong lĩnh vực tài chính –ngân hàng. Số còn lại làm công việc liên quan đến tư vấn đầu tư, và công việc khác.
3.3.2.3 Mẫu dựa trên đặc điểm thâm niên của đối tượng được phỏng vấn
Bảng 3.5: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát theo thâm niên
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ Cộng lũy kế
Thâm niên Dưới 3 năm 65 29.02 29.02
Từ 3 đến 5 năm 116 51.78 80.8
Trên 5 năm 43 19.2 100
Tổng 224 100
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Về thâm niên của những người đối tượng được khảo sát, số người có kinh nghiệm dưới 3 năm trở lên là 66/224 người, đây là những người mới, kinh nghiệm ít. Đối tượng khảo sát có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên tham gia trả lời câu hỏi là 70,98%, những người này thường là có kinh nghiệm, do đó kết quả trả lời bảng khảo sát của những người này sẽ mang đến độ tin cậy cao hơn.
3.4. Mô hình nghiên cứu 3.4.1 Mô hình nghiên cứu 3.4.1 Mô hình nghiên cứu
Theo các phân tích vừa nêu trên, cũng như kết quả nghiên cứu định tính, tác giả giữ nguyên mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm các nhân tố: Hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách về thuế, ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ nhân viên kế toán, nhà quản trị, đặc điểm công ty xây dựng để tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng cho đề tài này. Dưới đây tác giả trình bày mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài đề xuất như sau:
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu 3.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào mô hình và những khái niệm có liên quan được trình bày ở trên, kết hợp với tổng quan các nghiên cứu trước đây cũng như những hiểu biết về môi trường, điều kiện đặc thù của công ty xây dựng. Tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Ứng dụng công nghệ thông tin
Chính sách về thuế
Nhà quản trị
Trình độ nhân viên kế toán
Chất lượng thông tin kế toán trên báo
cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.6: Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Nội dung
H1
Nhân tố “Hệ thống kiểm soát nội bộ” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
H2
Nhân tố “Chính sách về thuế” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
H3
Nhân tố “Ứng dụng công nghệ thông tin” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
H4
Nhân tố “Trình độ nhân viên kế toán” có tác động tích cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
H5
Nhân tố “Nhà quản trị” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
H6
Nhân tố “Đặc điểm công ty xây dựng” có tác động tích cực chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
3.4.3 Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước đây, tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:
CLTTKT = β1 HTKSNB + β2 CST + β3 UDCNTT + β4 TDNVKT + β5 NQT + β6
DDCTXD + ε Trong đó:
Biến độc lập
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
CST: Chính sách về thuế
UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin
TDNVKT: Trình độ nhân viên kế toán
NQT: Nhà quản trị
DDCTXD: Đặc điểm công ty xây dựng - Biến phụ thuộc:
CLTTKT: Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
ε: hệ số nhiễu β: hệ số hồi quy
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng, đánh giá các thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đề ra.
Trong chương này phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận chuyên gia với 6 chuyên gia, là các giảng viên, nhân viên kế toán, kiểm toán, tài chính ngân hàng có kinh nghiệm lâu năm, giữ chức vụ nhất định và có kiến thức sâu về kế toán – kiểm toán. Kết quả thảo luận nhóm là cơ sở để xác định thang đo chính thức để khảo sát 224 mẫu. Thang đo được nhóm thảo luận thông qua gồm có 6 nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chương này cũng mô tả thông tin về mẫu nghiên cứu định lượng.
Chương 4 sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bằng cách đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha và EFA, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thiết. Trong chương này, nghiên cứu trình bày kết quả đạt được sau khi phân tích dữ liệu. Nội dung trình bày bao gồm trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích hồi qui,...
4.1 Giới thiệu khái quát về các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Minh
Các công ty xây dựng ở Việt Nam hiện nay nói chung và công ty xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các công ty đang hoạt động trong cả nước, đóng góp vào GDP hàng năm và tạocông ănviệc làm cao. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, năm 2015, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm của ngành đạt mức cao nhất kể từ năm 2010. Cụ thể, theo giá hiện hành, giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 974 nghìn tỷ đồng (tăng 11,4% so với năm 2014); tính theo giá so sánh năm 2010 đạt khoảng 778 nghìn tỷ đồng (tăng 11,2% so với năm 2014, tăng 40,2% so với cuối năm 2010, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 7%/năm). Theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2015 đạt khoảng 172 nghìn tỷ đồng, tăng 10,82% so với năm 2014, chiếm tỷ trọng 5,9% GDP cả nước và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các công ty xây dựng trên cả nước và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh này cũng gặp không ít khó khăn (Triệu Phương Hồng, 2016).
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu sau khi được thu thập từ việc khảo sát sẽ được đưa vào phần mềm SPSS 20 để xử lý. Để đảm bảo chất lượng dữ liệu, các dữ liệu sẽ được làm sạch nhằm phát hiện và xử lý các sai sót có thể xảy ra. Các sai sót thường gặp đối với dữ liệu như các ô trống (không chứa dữ liệu) hoặc dữ liệu không hợp lý (dữ liệu không nằm trong thang đo đã
được thiết kế) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các ô trống có thể do nguyên nhân sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu (đối tượng khảo sát trả lời thiếu), hoặc trong quá trình nhập dữ liệu bị bỏ sót dữ liệu. Sai sót này phát hiện bằng cách tính tổng kích thước của mẫu cho từng biến (theo từng cột trong ma trận dữ liệu) đã nhập vào phần mềm và so sánh với kích thước mẫu thực tế, biến có ô trống sẽ có kích thước mẫu của nó nhỏ hơn kích thước thực tế (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trường hợp dữ liệu nhập vào không hợp lý, nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, có thể phát hiện bằng cách tính tần số dữ liệu theo cột (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Các sai sót sau khi được phát hiện sẽ được điều chỉnh cho chính xác.
4.2.2 Đánh giá thang đo
4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach alpha
Đánh giá độ tin cậy của thang đo là đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát được sử dụng để đo lường một khái niệm nghiên cứu, nhằm biết được rằng liệu các biến quan sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một thang đo hay không. Các biến quan sát cùng đo lường một khái niệm nghiên cứu nên hệ số tương quan giữa chúng phải cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong nghiên cứu này, mô hình thang đo mà tác giả sử dụng là mô hình thang đo kết quả - một mô hình thang đo đòi hỏi các biến quan sát phải có mối quan hệ chặt chẽ và cùng chiều với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011), vì vậy, việc đánh giá độ tin cậy rất quan trọng.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Phương pháp Cronbach alpha dùng để loại bỏ các câu hỏi không phù hợp và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Crobach alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về lý thuyết, Cronbach alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, hệ số Crobach alpha quá lớn (>0.95) cho thấy có nhiều câu hỏi trong thang đo không có sự khác biệt nhau, nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu. Hiện tượng này được gọi là trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Tuy nhiên, hệ số Crobach alpha chỉ cho biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần
giữ lại. Khi đó, hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả cần đo.
Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 2 điều kiện: (1) Hệ số Cronbach Alpha của tổng thể lớn hơn 0.6 và (2) Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3. Với 2 điều kiện trên thang đo được đánh giá chấp nhận là đạt độ tin cậy.
4.2.2.2 Đánh giá độ tin cây thang đo biến độc lập
Kết quả phân tích hệ số Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập được thể hiện trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Kết quả phân tích Crobach’s Alpha cho thang đo biến độc lập.
Item-Total Statistics
Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Reliability Statistics
Cronbach's Alpha = .869; N of Items = 4
HTKSNB1 7.32 2.756 .603 .855