Cơ cấu đất đai của huyện Hoài Đức TP Hà Nội năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chuyển quyền của người sử dụng đất tại huyện hoài đức, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2014​ (Trang 41 - 43)

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 8246,77 100,00

1 Đất nông nghiệp 4272,12 51,80

2 Đất phi nông nghiệp 3917,35 47,51

3 Đất chưa sử dụng 57,30 0,69

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hoài Đức năm 2014)

51,8 47,51

0,69

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

3.1.2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Ngoài nguồn nước mưa hàng năm thì Hoài Đức còn được sông Hồng ở phía Bắc cung cấp qua hệ thống thuỷ nông Đan Hoài, sông Đáy chạy dọc theo vùng bãi từ Minh Khai đến Đông La cùng với hệ thống ao hồ với diện tích khoảng 56 ha. Nhìn chung nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây vùng đồng; còn vùng bãi ven sông Đáy về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc tưới cho cây trồng.

- Nguồn nước ngầm:

Nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất của vùng châu thổ sông Hồng. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến mực nước của sông Hồng.

Căn cứ kết quả thăm dò cho thấy; từ 34 - 40 m là tầng cát sạn màu xám sáng lẫn ít hạt màu đen, bão hoà nước; từ 40 - 60 m là tầng sỏi cuội màu xám vàng, xám sáng, bão hoà nước; từ 60 - 73m là tầng cát kết màu xám, nứt nẻ mạnh.

Về chất lượng nước theo kết quả phân tích thành phần vi hoá cho thấy: Nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh về phương diện hoá học vì hàm lượng sắt và chất hữu cơ cao, nước bị nhiễm vi khuẩn Pecaleoli Form cần phải xử lý trước khi sử dụng.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn Hoài Đức đến nay vẫn chưa xác định được có tài nguyên khoáng sản gì ngoài cát ven sông Đáy, song trữ lượng không nhiều và chất lượng không cao.

3.1.2.4. Tài nguyên nhân văn, du lịch

Huyện Hoài Đức nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung là mảnh đất ngàn năm văn hiến, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 115 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích lịch sử đã được xếp hạng; nhiều di tích lịch sử văn hoá quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước. Là huyện có truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời hiện vẫn đang lưu truyền lại nhiều hoạt động lễ hội truyền thống và nhiều thể loại văn hoá dân gian.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hoá, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống nhằm giáo dục người dân truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Hoài Đức có dải đất vùng bãi ven sông Đáy trải dài qua 10 xã có tiềm năng cho việc phát triển các loại hình hoạt động vui chơi giải trí và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Huyện có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng trong các ngành dệt, chế biến thực phẩm, đồ gỗ,… có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm quan, tìm hiểu và mua sắm.

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Những năm gần đây huyện Hoài Đức có nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất năm 2010 đạt 1635,53 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 2772,54 tỷ đồng tăng 1,69 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế của huyện Hoài Đức tính theo giá trị sản xuất đó có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm mạnh tỷ trọng của ngành nông – lâm - thuỷ sản từ 20,57% năm 2010 xuống còn 14,47% năm 2014. Tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 48,55% năm 2010 lên 53,55% năm 2014, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 30,88% năm 2010 lên 31,98% năm 2014. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chuyển quyền của người sử dụng đất tại huyện hoài đức, thành phố hà nội giai đoạn 2010 2014​ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)