3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.3. Thực tiễn việc thực hiện quyền sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
Hiện nay trên toàn địa bàn thành phố việc chuyển quyền sử dụng đất đô thị diễn ra hết sức phức tạp nhưng nó vẫn đang được UBND thành phố phối hợp với các cơ quan dần đi vào nề nếp.
Trên cơ sở giá trị quyền sử dụng đất và các quyền của người sử dụng đất theo Luật Đất đai quy định. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 24/2014/QD- UBND ngày 20/6/2014 quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố được Luật Đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao về đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài, chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định ban hành đã tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các chủ sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền sử dụng đất cũng như trong việc cấp GCNQSDĐ lần đầu góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thành phố Hà Nội đã giải phóng mặt bằng thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phục vụ dân sinh, các công trình công cộng. Tập
trung giải quyết các vấn đề khó khăn phức tạp tái định cư, hậu giải phóng mặt bằng. Tập trung triển khai và xây dựng các khu tái định cư tập trung của thành phố với khả năng bố trí tái định cư phục vụ công tác tái định cư cho cac dự án. Bổ sung quỹ nhà đất thành phố để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng một số quận.
Năm 2014, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã cấp được 3.815 Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân, đạt 68,5%. Trên địa bàn quận, huyện, thị xã đã cấp được 1.249.513/1.457.478 thửa đất, đạt 85,7% tổng số thửa đất; đạt 99,61% đối với các trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện và đã kê khai cấp Giấy chứng nhận lần đầu theo quy định của pháp luật.
CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyê ̣n Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn các xã , thị trấn của huyện Hoài Đức , thành phố Hà Nội.
2.2.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài chỉ đánh giá việc thực hiện quyền sử du ̣ng đất của các hộ gia đình , cá nhân tại huyê ̣n Hoài Đức từ năm 2010 đến hết năm 2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý ; Địa hình, đi ̣a ma ̣o; Khí hậu; Thuỷ văn; Tài nguyên khoáng sản.
- Điều kiện kinh tế xã hội
+ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập + Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn
+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyê ̣n Hoài Đức
- Hiện trạng sử dụng đất trên toàn huyện Hoài Đức
- Hiện trạng sử dụng đất của các xã, thị trấn nghiên cứu, điều tra
huyê ̣n Hoài Đức từ năm 2010 đến 2014
2.2.3.1. Đánh giá việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất qua số liệu thứ cấp
- Tình hình chuyển đổi QSDĐ; - Tình hình chuyển nhượng QSDĐ; - Tình hình cho thuê QSDĐ;
- Tình hình cho thuê lại QSDĐ; - Tình hình thừa kế QSDĐ; - Tình hình tặng, cho QSDĐ;
- Tình hình thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ; - Tình hình góp vốn bằng QSDĐ;
- Tình hình thực hiện chuyển quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
2.2.3.2. Đánh giá việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất qua số liệu điều tra
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên đi ̣a bàn huyê ̣n Hoài Đức huyê ̣n Hoài Đức
- Giải pháp chính sách.
- Giải pháp về tổ chức quản lý đầu tư cơ sở vật chất. - Giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Viê ̣c điều tra được xác đi ̣nh theo hê ̣ thống phân loa ̣i về : loại hình điều tra , đối tươ ̣ng điều tra , nô ̣i dung điều tra bao quát và đầy đủ cả quy mô và nô ̣i dung đề tài đă ̣t ra:
- Điều tra theo loại hình : Do viê ̣c thực hiê ̣n các QSDĐ ở các đô thi ̣ , các vùng ven đô và vùng thuần nông có những đă ̣c thù khác nhau . Chọn địa điểm có cả thị trấn, xã ven đô, xã có nhiều khu công nghiệp và xã có tốc độ phát triển chậm hơn .
- Điều tra theo đối tượng: Các cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở huyện , xã; các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Số liệu các trường hợp đăng ký biến động do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập tại 2 nguồn là: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Hoài Đức; Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Hoài Đức.
Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và môi trường.
Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND quận và các phòng ban chuyên môn.
Số liệu về công tác giải phóng mặt bằng tại huyện Hoài Đức do Trung tâm phát triển quỹ đất và ban giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức cung cấp.
2.3.3. Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng hợp tình hình chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho QSDĐ và thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, góp vốn bằng QSDĐ và quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục của Phòng Tài nguyên và môi trường và Văn phòng Đăng Ký QSDĐ huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở điều tra thực tế , số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là xã, từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng bằng phần mềm Excel.
2.3.4. Phương pháp điều tra theo phiếu
Đây là phương pháp dùng phiếu điều tra có sẵn phát theo quy tắc ngẫu nhiên nhằm thu thập tình hình thực hiện chuyển quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu.
- Phỏng vấn các cán bộ chuyên môn tại địa bàn huyện, kết hợp với thu thập các tài liệu liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Điều tra 150 phiếu trên 3 địa bàn chính có vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của vùng.
+ Xã Kim Chung: 50 phiếu + xã Tiền Yên: 50 phiếu
- Phỏng vấn trực tiếp người có quyền SDĐ để nắm bắt tình hình SDĐ và nguyện vọng của người dân trong việc thực hiện các quyền SDĐ
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hinh 3.1: Vị trí huyện Hoài Đức trên bản đồ hành chính TP.Hà Nội
Huyện Hoài Đức nằm ở vị trí trung tâm ''Hà Nội mới" và nằm về phía Tây trung tâm Thành phố Hà Nội. Huyện mới sát nhập vào Hà Nội năm 2008, có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ; Phía Nam giáp quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ; Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ; Phía Đông giáp huyện Từ Liêm, quận Hà Đông.
Về mặt kinh tế, Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. Với trục Đại lộ Thăng Long đi qua, đây là điểm thay đổi bộ mặt của huyện. Trên địa bàn huyện còn có các tuyến giao
thông lớn chạy qua như Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 423, 422, 70 là một điều kiện thuận lợi cho huyện. Có thể đánh giá vị trí địa lý kinh tế của Hoài Đức như một yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển chung của Thành phố Hà Nội.
Trong những năm tới, sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội nói chung và của huyện Hoài Đức nói riêng, cùng với hệ thống giao thông thuận tiện sẽ làm cho nền kinh tế của huyện có những bước phát triển vượt bậc.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hoài Đức nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy, địa hình nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông được phân làm 2 vùng tự nhiên rõ rệt là vùng bãi ven sông Đáy và vùng nội đồng bởi đê Tả sông Đáy.
- Vùng bãi: Bao gồm diện tích chủ yếu của 10 xã: Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, Vân Côn. Địa hình vùng này do ảnh hưởng bồi lắng của phù sa sông Đáy nên có những vùng trũng xen lẫn vùng cao do đó thường gây úng, hạn cục bộ. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 6,5 – 9,0m và có xu hướng dốc từ đê ra sông.
- Vùng đồng: Bao gồm một phần diện tích các xã ven sông Đáy và toàn bộ diện tích của 10 xã, thị trấn: Thị trấn Trạm Trôi, Đức Thượng, Đức Giang, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh, Sơn Đồng, Lại Yên, Yên Khánh, La Phù. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng. Độ cao mặt ruộng trung bình từ 4 – 8m, vùng trũng xen lẫn vùng cao.
Đặc điểm địa hình này cho phép Hoài Đức có thể xây dựng cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ.
3.1.1.3. Khí hậu
Hoài Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 4 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 15,7- 21,4 0C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15,7 0C.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.600 – 1.800 mm, phân bố trong năm không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 80 – 86% tổng lượng mưa cả năm (chủ yếu các tháng 7,8,9, lượng mưa ngày lớn nhất có thể tới 336,1mm). Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 - 23,2 mm.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 83% - 85%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, nhiều nhất là tháng 3, tháng 4, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đông Nam.
Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.
Điều kiện khí hậu của huyện thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, thuận lợi cho việc sử dụng đất đa dạng. Mùa đông với khí hậu khô và lạnh, vụ đông trở thành vụ chính gieo trồng được nhiều loại cây rau màu thực phẩm cho giá trị kinh tế cao.
Yếu tố hạn chế là có mùa khô, các cây trồng trên vùng vàn cao thiếu nước, phải thực hiện chế độ canh tác phòng chống hạn và vào mùa mưa thường bị mưa, bão, gây úng nội đồng ở những vùng trũng.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn huyện Hoài Đức có sông Đáy chảy qua, đây là phân lưu của sông Hồng, lưu đoạn sông chảy qua huyện dài 23 km. Lòng dẫn chảy tràn giữa 2 đê Tả Đáy và Hữu Đáy. Khoảng cách từ lòng sông vào đê trung bình 1,8km, đoạn sông rộng nhất thuộc xã Vân Côn khoảng 3,9 km.
Vào mùa kiệt, đoạn chảy qua huyện Hoài Đức dòng chảy rất nhỏ, chỉ có nước hồi quy từ các lưu vực Đan Hoài, Đồng Mô. Vào mùa mưa với tần suất xuất hiện đỉnh lũ của sông Đáy tại vùng Hoài Đức chỉ ngập lòng sông, còn trên bãi ảnh hưởng không đáng kể.
Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sông. Với tiềm năng đất bãi bồi ven sông này, trong tương lai sẽ được đầu tư cải tạo khai thác nguồn nước ngầm để phát triển nuôi trồng thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp.
Ngoài ra, huyện có hệ thống thủy lợi phong phú thuận tiện cho việc tưới tiêu cho những vùng đất nông nghiệp, đảm bảo an toàn lương thực cho trong và ngoài vùng.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên đất đai của huyện được bồi lắng phù sa. Do vậy, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống sâu độ pHKCL càng tăng. Nhìn chung, đất nông nghiệp có độ phì cao, tầng đất dày nên có thể bố trí trồng nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc nâng cao hiệu quả của hệ thống thuỷ nông sẽ tạo khả năng tăng năng suất, thâm canh tăng vụ.
- Vùng bãi ngoài đê Sông Đáy thuộc nhóm đất phù sa bồi đắp có tổng diện tích 2.076 ha chiếm 31,9% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện; được phân bố trên địa bàn thuộc các xã Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Đắc Sở, Yên Sở, Tiền Yên, Song Phương, Vân Côn, Đông La, An Thượng.
Nhóm đất này được hình thành do phù sa cổ hệ thống Sông Hồng, phẫu diện mới hình thành có màu đỏ tươi, phân lớp theo thành phần cơ giới, đất tơi xốp, thành phần dinh dưỡng khá cân đối. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tỷ lệ cấp hạt sét trung bình là 15%, pH trung bình 7 - 7,5. Hàm lượng mùn ở mức trung bình đến giàu ( < 1,2%) ở tầng canh tác và giảm dần theo chiều sâu; hàm lượng đạm và lân tổng số ở mức thấp ( N < 0,07%; P205); Kali ở mức độ trung bình 1,23%.
Nhìn chung đây là loại đất thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau đặc biệt là cây ăn quả. Tuy nhiên khi thâm canh cây trồng nhiều vụ trong năm vẫn cần phải bón thêm phân chuồng và phân vô cơ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong đất.
- Vùng trong đồng gồm một phần hoặc toàn bộ diện tích 20 xã và thị trấn ( trừ