7. Cấu trúc Luận văn
1.4.1. Thực tiễn tình hình thu hồi, bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp theo
theo Luật đất đai 2013 ở Việt Nam
1.4.1.1. Các thành tựu đã đạt được
Trong một số năm qua, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ về đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2013 đã đi vào cuộc sống, tạo mặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tƣ, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo đô thị, nông thôn. Có những dự án thu hồi đất, GPMB thành công đã làm cho đời sống của ngƣời dân có đất bị thu hồi tốt hơn trƣớc do họ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cao, nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ lớn để ổn định đời sống. Đồng thời, chủ đầu tƣ cũng nhanh chóng có đƣợc mặt bằng để tiến hành xây dựng, sản xuất, thu hồi vốn nhanh chóng, góp phần phát triển nền kinh tế chung của cả nƣớc và sự tiến bộ xã hội.
Nhìn chung, diện tích đất đƣợc thu hồi đã đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phƣơng; các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ từng bƣớc đƣợc điều chỉnh, bổ sung phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế thị trƣờng, đảm bảo tốt hơn quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị thu hồi đất. Việc tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ của Trung tâm phát triển quỹ đất bƣớc đầu đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần đáp ứng nhu cầu "đất sạch" để thực hiện các dự án đầu tƣ nhất là các dự án đầu tƣ nhằm mục đích công cộng.
1.4.1.2. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc
Việc thu hồi đất, bồi thƣờng hỗ trợ giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm ở nhiều địa phƣơng, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tƣ, gây bức xúc cho cả ngƣời sử dụng đất, nhà đầu tƣ và chính quyền nơi có đất thu hồi do các nguyên nhân sau:
- Việc thực hiện cơ chế tự thỏa thuận đã tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ chủ động quỹ đất thực hiện dự án, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, hạn chế khiếu kiện, đồng thời giảm tải cho các cơ quan hành chính nhà nƣớc các cấp trong việc thu hồi đất. Tuy nhiên, đã tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất so với dự án do Nhà nƣớc thu hồi trong cùng khu vực. Nhiều địa phƣơng còn áp dụng cơ chế này
đối với những dự án lớn (diện tích đất và số hộ dân bị thu hồi lớn), nên nhà đầu tƣ rất khó có thể hoàn thành việc giải phóng mặt bằng do một số ngƣời có đất nằm trong khu vực dự án không hợp tác với nhà đầu tƣ, không bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Việc lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ trƣớc khi có quyết định thu hồi đất nên khó khăn trong thực hiện nhất là đối với trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi đất không hợp tác để thực hiện đo đạc, kiểm đếm.
- Các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ đất nông nghiệp thƣờng xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của ngƣời có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhƣng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm.
- Giá đất bồi thƣờng chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá đất thị trƣờng.
- Việc lập và thực hiện phƣơng án bồi thƣờng của một số dự án chƣa đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; một số nơi chƣa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi; năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi còn chƣa đáp ứng yêu cầu.
- Một số địa phƣơng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cƣơng quyết, không giải quyết dứt điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm.
- Nhà nƣớc thiếu vốn để giao cho các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nên phổ biến vẫn thực hiện thu hồi đất và giao chỉ định cho chủ đầu tƣ, cho phép chủ đầu tƣ ứng vốn để trả trƣớc tiền bồi thƣờng GPMB dễ dẫn đến khiếu kiện của ngƣời dân. Đồng thời, Nhà nƣớc chƣa thu đƣợc đầy đủ phần giá trị tăng thêm từ đất do chuyển mục đích sử dụng đất mà không do nhà đầu tƣ mang lại để điều tiết chung.
- Thẩm quyền thu hồi đất đã phân cấp cho UBND tỉnh, huyện, trong đó có nhiều dự án thu hồi diện tích lớn, thu hồi đất trồng lúa, đất rừng để chuyển sang đất phi nông nghiệp ảnh hƣởng đến đời sống và việc làm của nhiều hộ dân nhƣng thực hiện còn thiếu cân nhắc, tính toán, trong khi việc kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên còn thiếu chặt chẽ.
- Luật Đất đai năm 2013 đã quy định các trƣờng hợp không sử dụng, chậm sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích thì Nhà nƣớc thu hồi và không bồi thƣờng về đất, nhƣng đƣợc bồi thƣờng đối với tài sản đã đầu tƣ gắn liền với đất. Quy định này đã gây khó khăn cho Nhà nƣớc trong việc thu hồi đất trong các trƣờng hợp trên (xác định chi phí đã đầu tƣ, kinh phí để bồi thƣờng) để giao lại cho các nhà đầu tƣ có năng lực, đồng thời làm cho việc thực thi pháp luật về đất đai của nhà đầu tƣ thiếu nghiêm minh; dẫn đến còn tình trạng lãng phí đất đai và gây bất bình trong dƣ luận.
Trƣớc khi bị thu hồi đất, phần lớn ngƣời dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tƣ liệu sản xuất đƣợc kế thừa từ đời này qua đời khác. Sau khi bị thu hồi, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất để sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân đƣợc giải quyết bồi thƣờng bằng tiền, song họ vẫn chƣa định hƣớng ngay đƣợc những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định đƣợc cuộc sống. [2]