7. Cấu trúc Luận văn
3.2.3. Tác động đến đời sống tinh thần
Qua điều tra phỏng vấn 69 hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi tại 02 dự án nghiên cứu về mối quan hệ nội bộ gia đình sau khi bị thu hồi đất thì kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
- Dự án 1: Trong tổng số 32 hộ giá đình, cá nhân đƣợc phỏng vấn thì 56,25% hộ dân trả lời mối quan hệ tốt lên; 31,25% trả lời mối quan hệ không đổi và 12,50% trả lời mối quan hệ xấu đi;
- Dự án 2: Trong tổng số 37 hộ giá đình, cá nhân đƣợc phỏng vấn thì 32,43% hộ dân trả lời mối quan hệ tốt lên; 51,35% trả lời mối quan hệ không đổi và 16,22% trả lời mối quan hệ xấu đi (Bảng 3.15).
Bảng 3. 4: Đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân điều tra phỏng vấn về quan hệ nội bộ gia đình sau khi bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu
STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tốt hơn 18 56,25 12 32,43 2 Xấu đi 04 12,50 6 16,22 3 Không đổi 10 31,25 19 51,35 Tổng 32 100,00 37 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả
Qua bảng 3.5 cho thấy công tác GPMB cũng tác động một phần đến đời sống tinh thần của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Tác động này có thể đi theo hai chiều hƣớng tốt hơn hoặc xấu đi. Chiều hƣớng xấu đi thƣờng xuất phát từ khoản tiền bồi thƣờng, hỗ trợ nhƣ: phân chia không đều dẫn đến tranh cãi, xung đột giữa chính những ngƣời thân trong gia đình với nhau hoặc từ việc sử dụng khoản tiền đó không hợp lý dẫn đến cuộc sống lâu dài không ổn định, khó khăn, thiếu thốn dẫn đến xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Nhƣng nếu tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc sử dụng hợp lý làm tăng thu nhập của gia đình, cuộc sống tốt hơn thì tình cảm gia đình cũng sẽ có chiều hƣớng tốt lên.