Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 88 - 108)

7. Cấu trúc Luận văn

3.4.2. Một số giải pháp cụ thể

Để nâng cao hơn nữa tính khả thi, hạn chế tối đa các vƣớng mắc trong việc áp dụng và tổ chức thực hiện của công tác bồi thƣờng GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tƣ, cần thực hiện một số giải pháp sau:

3.4.2.1. Về cơ chế, chính sách

Hệ thống chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ nói riêng còn thiếu đồng bộ, không ổn định, thƣờng xuyên thay đổi. Vì vậy đã gây khó khăn phức tạp cho công tác bồi thƣờng GPMB.

- Trong thời gian tới cần tập trung, tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai đảm bảo tính khoa học, kế thừa, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và giải quyết đƣợc căn bản các mối quan hệ về đất đai.

- Từng bƣớc hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, đảm bảo giá bồi thƣờng đất, các loại tài sản trên đất tƣơng đƣơng với giá thực tế trên thị trƣờng trong điều kiện bình thƣờng, tƣơng quan với các quận lân cận. Đặc biết, đối những khu vực đất bị thu hồi nhƣng chƣa có GCNQSDĐ cần phải đƣợc điều tra nguồn gốc sử dụng, thẩm định minh bạch để thỏa đáng với ngƣời dân có đất bị thu hồi.

- Tăng cƣờng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp sử dụng đất, xây dựng các công trình không đúng quy hoạch;

- Đổi mới nâng cao chất lƣợng công tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất, tăng cƣờng tính công khai, minh bạch trong công tác lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch. Trƣớc mỗi kì phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, nên tổ chức rộng rãi công khai phƣơng án quy hoạch trƣớc toàn dân để giải trình những phƣơng án quy hoạch mà thành phố cũng nhƣ UBND quận đã thống nhất trƣớc đó. Từ đó để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực sự là công cụ quan trong trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thu hồi đất, bồi thƣờng GPMB nói riêng.

- Cần bố trí kinh phí thích đáng để xây dựng Bảng giá đất phù hợp với giá đất thực tế của địa phƣơng và từng khu vực. Tăng cƣờng công tác quản lý giá đất, từng bƣớc hoàn thiện bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố; kịp thời điều chỉnh bảng giá đất khi có biến động lớn, khắc phục tình trạng giá bồi thƣờng về đất thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế trên thị trƣờng. Mỗi quận sẽ có những đặc tính về kinh tế - xã hội khác nhau nên việc ảnh hƣởng đến giá đất cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần có một cơ quan độc lập để xác định giá đất theo quy định để không bị

chênh lệch quá nhiều so với giá chuyển nhƣợng thực tế bằng một hệ số để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

- Cần đẩy mạnh và phát huy có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn từ Quỹ phát triển đất. Sử dụng nguồn vốn vay (trích từ 30% - 40% nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất hàng năm để thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất) tranh thủ các nguồn lực, tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tƣ.

- Đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội các đề án hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất phải đảm bảo hài hoà 3 lợi ích: Nhà nƣớc, ngƣời có đất bị thu hồi và chủ đầu tƣ.

- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả bộ máy quản lý và những ngƣời làm công tác GPMB.

3.4.2.2. Về giá đất bồi thường, hỗ trợ

- Do giá bồi thƣờng hiện nay đối với đất ở và đất nông nghiệp, tài sản vật kiến trúc còn thấp nên cần phải có chính sách áp giá cao hơn để tiếp cận với giá thị trƣờng. Hội đồng thẩm định giá cần căn cứ vào giá thị trƣờng để tham khảo.

- Ngoài tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy định cần nghiên cứu chính sách hỗ trợ thêm chuyển nghề nghiệp và tạo công ăn việc làm để ngƣời dân ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Có thể vừa kết hợp với việc bồi thƣờng hỗ trợ về tiền mặt, đồng thời mở những lớp dạy nghề theo mong muốn của ngƣời dân và phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế để tránh gây ra việc đào tạo tràn lan không đem lại hiệu quả cao.

3.4.2.3. Về công tác tổ chức thực hiện thu hồi đất, GPMB

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, chính sách bồi thƣờng GPMB, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất đai.

- Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ phải xác định là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp uỷ, chính quyền đến các đoàn thể nhân dân. UBND các cấp phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, thành lập các Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác để chỉ đạo thống nhất. Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phân công và quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan theo từng nội

dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, nhất là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu.

- Đánh giá sơ kết, tổng kết, khen thƣởng động viện kịp thời những tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích, đồng thời xử lý nghiêm những trƣờng hợp gây cản trở, đi ngƣợc lại với chủ trƣơng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Quan tâm thực hiện tốt công tác chuẩn bị thu hồi đất ngay từ ban đầu, bảo đảm thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia giám sát của nhân dân.

- Các dự án đầu tƣ cần phải đƣợc bố trí về vốn một cách đầy đủ, kịp thời. Trƣớc khi chấp thuận đầu tƣ các dự án cần phải đánh giá khả năng kinh doanh phát triển của nhà đầu tƣ để tránh tình trạng khi có mặt bằng sạch rồi, các nhà đầu tƣ không đầu tƣ, hoặc đầu tƣ cầm chừng, kéo dài để đất trống, bỏ hoang gây lãng phí đất, gây bức súc cho nhân dân nhƣ một số dự án hiện nay.

- Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vƣớng mắc khó khăn những tồn tại, kiến nghị của nhân dân trong bồi thƣờng GPMB, tăng cƣờng công tác kiểm tra và kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án đầu tƣ đã bồi thƣờng xong nhƣng không tiến hành đầu tƣ.

3.4.2.4. Về hỗ trợ, chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp.

- Trƣớc khi thu hồi đất cần tổ chức điều tra, khảo sát đời sống, việc làm của ngƣời dân có đất thu hồi, nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân; tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, có giải pháp hợp lý, hiệu quả để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp ƣu tiên tuyển dụng lao động là ngƣời địa phƣơng có đất thu hồi nhằm ổn định đời sống của nhân dân.

- UBND quận mở lớp dạy nghề, hình thức làng nghề, kinh doanh dịch vụ - Các doanh nghiệp lấy đất trên địa bàn quận tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất

- UBND quận tuyên truyền, định hƣớng ngƣời dân sử dụng hợp lý số tiền đƣợc bồi thƣờng cho mục đích sản xuất kinh doanh, tránh sử dụng số tiền đó vào mục đích xấu hay các tệ nạn xã hội.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội là một quận mới đƣợc thành lập từ 01/4/2013 theo Nghị Quyết của UBND thành phố Hà Nội, là trung tâm kinh tế văn hóa, phía Nam Thủ đô, quận có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng tƣơng đối đồng bộ có tốc độ phát triển đô thị hóa nhanh nhất của thủ đô Hà Nội. Công tác quản lý và sử dụng đất của Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm chỉ đạo đã sớm đi vào nề nếp và đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, nhất là thu hồi đất nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với thực hiện các dự án phát triển đô thị trên địa bàn quận.

2. Công tác bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đƣợc thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số khó khăn nhƣ: một bộ phận nhỏ ngƣời dân không hiểu và không hợp tác với tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng gây cản trở khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án. Một số cơ chế, chính sách chƣa phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng do đó UBND quận thƣờng xuyên phải xin cơ chế từ UBND thành phố và những vấn đề có tính lịch sử trong quản lý, sử dụng đất đai phát sinh làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

3. Công tác lập dự án bồi thƣờng hỗ trợ tại hai dự án nghiên cứu đã thực hiện đầy đủ theo quy định của pháp luật nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của ngƣời dân (dự án 2), vẫn còn tồn tại 02 hộ gia đình thuộc diện 7,6% đất nông nghiệp công ích chƣa giao đất lại cho Nhà nƣớc ở dự án 2 (năm 2018 có 7 hộ gia đình vƣớng mắc, những đến hết tháng 12/2018 đã cƣỡng chế và thu hồi đất của 05 hộ gia đình, còn tồn tại 02 hộ chƣa giao đất cho đến nay). Dự án 1 với vốn đầu tƣ ngoài ngân sách nên việc triển khai diễn ra nhanh chóng hơn và hoàn thành đúng tiến độ với tổng số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ là 29.228.009.100 đồng cho 32 hộ. Dự án 2 với vốn đầu tƣ của Bộ tƣ pháp, việc diễn ra đền bù vƣớng nhiều khúc mắc nên đến hiện nay công tác GPMB vẫn chƣa đƣợc giải quyết, tính đến hết tháng 4/2019, mới thu hồi đƣợc 7.794,6 m2 với tổng số tiền bồi thƣờng là 7.042.448.3350 đồng.

4. Qua việc tổng hợp lấy ý kiến ngƣời dân cho thấy tỷ lệ đánh giá chính sách bồi thƣờng về đất nông nghệp tại Dự án 1 cho là thỏa đáng 93.7%, chƣa thỏa đáng là 6.3%, tại Dự án 2 có 67.6% thỏa đáng, tỷ lệ đánh gia chƣa thỏa đáng còn khá cao 32.4%. Đối với chính sách bồi thƣờng tài sản, hoa màu còn 27,1% ý kiến tại Dự án 2 đánh giá là chƣa thỏa đáng. Về chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp có 6,3% ý kiến tại Dự án 1 và 19% tại Dự án 2 cho là chƣa thỏa đáng. Ý kiến đánh giá ảnh hƣởng của thu hồi đất đến đời sống, việc làm cho thấy tỷ lệ hộ sử dụng tiền bồi thƣờng hỗ trợ vào mục đích đầu tƣ sản xuất kinh doanh và học nghề còn thấp, ở Dự án 1 có 31,25%, ở Dự án 2 có 18,9%.

5. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách bồi thƣờng hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn quận Nam Từ liêm: Hoàn thiện chính sách pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc thu hồi đất, Quy hoạch sử dụng đất, Phát triển quỹ đất, Tổ chức thực hiện công tác BTHT, tăng cƣờng năng lực tổ chức quản lý đất đai.

Về hỗ trợ, chuyển đổi nghề tạo việc làm cho ngƣời dân

Đối với phần diện tích chƣa hoàn thành công tác GPMB cần tiếp tục khẩn trƣơng tổ chức thực hiện, tuyên truyền vận động ngƣời dân hợp tác nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Đối với những hộ dân cố tình chống đối thì nên thực hiện công tác cƣỡng chế thu hồi đất.

Kiến nghị

1. UBND TP Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội quan tâm xem xét hình thức hỗ trợ khác đối với những trƣờng hợp vƣớng mắc cụ thể của địa phƣơng về mức hỗ trợ, bồi thƣờng đối với diện tích 7.6% và phần diện tích nằm ngoài phƣơng án giao đất.

Hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ ổn định ổn định đời sống, sản xuất, thƣởng tiến độ bàn giao mặt bằng áp dụng chung trên địa bàn thành phố, trong đó có chính sách đặc thù với các địa phƣơng mới thành lập nhƣ Quận Nam Từ Liêm.

2. UBND Quận Nam Từ Liêm

- Thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BTHT giúp ngƣời dân hiểu, nắm rõ các quy định qua đó nâng cao nhận thức và sự phối hợp của ngƣời dân trong công tác GPMB.

- Tăng cƣờng các cuộc đối thoại, chất vấn giữa lãnh đạo Quận, cơ quan chuyên môn với các hộ bị thu hồi đất để giải thích về chế độ chính sách và ý kiến thắc mắc của hộ gia đình.

- Kiện toàn lại bộ máy làm việc chuyên trách của các tổ chức tham gia thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ đảm bảo đội ngũ chất lƣợng về công tác GPMB.

Quan tâm hơn đến công tác đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014). Thông tƣ số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2018). Báo cáo thực hiện thi hành luật đất đai 2013, Hà Nội.

3. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai 2013.

4. Chính phủ (2014). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

5. Chính phủ (2014). Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất 6. Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013). Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ theo quy định của pháp luật. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, 2012.

8. Đặng Thái Sơn (2007). Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Viện Khoa học Đo đạc bản đồ- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

9. Hee Nam Jung (2010),“Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai ở Hàn Quốc:

Quy hoạch, phát triển và đền bù sử dụng đất”, Hội nghị khoa học chia sẻ kinh

nghiệm quốc tế về quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai

10. Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng quận Nam Từ Liêm (2019). Báo cáo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2019

11. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12. Sở Tài chính thành phố Hà Nội (2017). Thông báo số 8514/STC-QLG ngày 25/12/2017 của Sở Tài chính Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, sản lƣợng cá phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 13. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Nội (2016). Báo cáo về tình hình tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn thành phố. 14. Tổng cục Quản lý đất đai (2012). Báo cáo kinh nghiệm quản lý đất đai của nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 88 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)