Đánh giá ảnh hƣởng của việc thu hồiđất nông nghiệp đến đời sống, việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 80)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của việc thu hồiđất nông nghiệp đến đời sống, việc làm

việc làm của các hộ gia đình, cá nhân tại các dự án nghiên cứu

3.2.1. Tác động đến công ăn việc làm

Kết quả điều tra cho thấy, các khoản bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện 02 dự án nghiên cứu đều đƣợc chi trả bằng tiền mặt. Do vậy, sau khi bị thu hồi đất thì các hộ gia đình, cá nhân không còn hoặc còn rất ít diện tích đất nông nghiệp để sản xuất. Mặc dù, họ đƣợc nhận một khoản tiền rất lớn nhƣng để đảm bảo cho cuộc sống trong tƣơng lai thì số tiền này phải đƣợc sử dụng một cách hợp lý nhƣ: đầu tƣ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; đầu tƣ máy móc hiện đại, giống cây trồng có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất còn lại; đầu tƣ sản xuất kinh doanh... Nếu sử dụng khoản tiền này một cách lãng phí hoặc chỉ sống nhờ vào nó mà không có định hƣớng chuyển đổi ngành nghề thì trong tƣơng lai họ sẽ lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Qua điều tra phỏng vấn đối với 69 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi tại 02 dự án nghiên cứu thì số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu đƣợc sử dụng vào xây dựng, sửa chữa lại nhà cửa và mua sắm trang, thiết bị sinh hoạt cho gia đình. Việc đầu tƣ cho sản xuất có tỷ lệ không cao và có rất ít hộ sử dụng tiền cho việc học nghề (Bảng 3.2).

Bảng 3. 2: Mục đích sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ của các hộ gia đình, cá nhân điều tra phỏng vấn tại hai dự án nghiên cứu

STT Mục đích sử dụng

Dự án 1 Dự án 2

Số phiếu Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%) 1 Đầu tƣ sản xuất nông

nghiệp 2 6,25 2 5,40

2 Đầu tƣ sản xuất kinh doanh 20 62,5 15 40,54

3 Học nghề 10 31,25 7 18,92

4 Mua sắm tài sản 25 78,12 28 75,67

5 Xây dựng, sửa nhà 15 46,87 22 59,46

6 Gửi tiết kiệm 3 9,37 6 16,22

7 Chữa bệnh 4 12,5 3 8,12

8 Chi phí khác 18 56,25 12 32,43

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của đề tài luận văn

Bảng 3.2 cho thấy, việc sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ của các hộ gia đình, cá nhân nhìn chung là chƣa hợp lý. Mặc dù, tỷ lệ các hộ gia đình đầu tƣ sản xuất kinh doanh không thấp nhƣng so với số tiền sử dụng để xây dựng, tu sửa nhà cửa và mua sắm đồ dùng lại khá khiêm tốn. Tỷ lệ hộ gia đình đầu tƣ tiền vào việc học nghề chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể: tại dự án 1 là 31,25%, tại dự án 2 là 18,92%.

Việc sử dụng khoản tiền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ không đúng mục đích của đại đa số các hộ gia đình tại 02 dự án nghiên cứu cùng với việc diện tích đất sản xuất bị thu hẹp sẽ dẫn đến việc tăng tỷ lệ thất nghiệp và lao động thiếu việc làm tại địa phƣơng. Đời sống của các hộc gia đình trong tƣơng lai sẽ không đƣợc đảm bảo, dễ rơi vào tình trạng bấp bênh, thiếu thốn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền khi thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi. Căn cứ theo điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng đƣa ra những giải pháp thích hợp để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm mới cho các hộ gia đình, cá nhân giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

3.2.2. Tác động đến kinh tế gia đình

Kết quả điều tra phỏng vấn, đa số các hộ gia đình, cá nhân tại 02 dự án đều đánh giá điều kiện kinh tế của gia đình tốt hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất (bảng 3.3). Số liệu bảng 3.3 cho thấy tại dự án 1 tỷ lệ các hộ gia đình, cá nhân đánh giá kinh tế tăng sau khi bị thu hồi đất là 42,50%, có 45,00% số hộ đánh giá là không

thay đổi, chỉ có 12,50% đánh giá kinh tế kém đi. Tại dự án 2, kết quả điều tra đánh giá cũng có quy luật tƣơng tự với các tỷ lệ lần lƣợt là 45,00%; 33,75% và 21,25%.

Bảng 3. 3: Đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân điều tra phỏng vấn về kinh tế của hộ sau khi bị thu hồi đất tại hai dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu đánh giá Dự án 1 Dự án 2

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 Tăng 22 68,75 25 67,56

2 Giảm 3 9,37 4 10,81

3 Không thay đổi 7 21,88 8 21,63

Tổng 32 100,00 37 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả

Hình 3. 1: Biểu đồ thu nhập bình quân của hộ/1 tháng tại 02 dự án nghiên cứu

Hình 3.1 cho thấy bình quân thu nhập đầu ngƣời hàng tháng của các hộ gia đình, cá nhân tại 2 dự án sau khi thu hồi đất cao hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất. Cụ thể: ở dự án 1, thu nhập bình quân hàng tháng sau khi thu hồi đất là 4,72 triệu đồng, tăng xấp xỉ 500 nghìn đồng so với trƣớc khi bị thu hồi đất; ở dự án 2, thu nhập bình quân hàng tháng sau khi thu hồi đất là 3,98 triệu đồng, tăng hơn 300 nghìn đồng so với trƣớc khi bị thu hồi đất.

3.2.3. Tác động đến đời sống tinh thần

Qua điều tra phỏng vấn 69 hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất bị thu hồi tại 02 dự án nghiên cứu về mối quan hệ nội bộ gia đình sau khi bị thu hồi đất thì kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

- Dự án 1: Trong tổng số 32 hộ giá đình, cá nhân đƣợc phỏng vấn thì 56,25% hộ dân trả lời mối quan hệ tốt lên; 31,25% trả lời mối quan hệ không đổi và 12,50% trả lời mối quan hệ xấu đi;

- Dự án 2: Trong tổng số 37 hộ giá đình, cá nhân đƣợc phỏng vấn thì 32,43% hộ dân trả lời mối quan hệ tốt lên; 51,35% trả lời mối quan hệ không đổi và 16,22% trả lời mối quan hệ xấu đi (Bảng 3.15).

Bảng 3. 4: Đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân điều tra phỏng vấn về quan hệ nội bộ gia đình sau khi bị thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tốt hơn 18 56,25 12 32,43 2 Xấu đi 04 12,50 6 16,22 3 Không đổi 10 31,25 19 51,35 Tổng 32 100,00 37 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả

Qua bảng 3.5 cho thấy công tác GPMB cũng tác động một phần đến đời sống tinh thần của các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Tác động này có thể đi theo hai chiều hƣớng tốt hơn hoặc xấu đi. Chiều hƣớng xấu đi thƣờng xuất phát từ khoản tiền bồi thƣờng, hỗ trợ nhƣ: phân chia không đều dẫn đến tranh cãi, xung đột giữa chính những ngƣời thân trong gia đình với nhau hoặc từ việc sử dụng khoản tiền đó không hợp lý dẫn đến cuộc sống lâu dài không ổn định, khó khăn, thiếu thốn dẫn đến xảy ra mâu thuẫn trong gia đình. Nhƣng nếu tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đƣợc sử dụng hợp lý làm tăng thu nhập của gia đình, cuộc sống tốt hơn thì tình cảm gia đình cũng sẽ có chiều hƣớng tốt lên.

3.2.4. Tác động đến môi trường sống

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn ngƣời dân đánh giá CSHT tại khu vực 02 dự án nghiên cứu đều tốt hơn so với thời điểm trƣớc khi giải phóng mặt bằng (dự án 1 là 56,25%, dự án 2 là 59,46%); có 43,75% hộ gia đình ở dự án 1 và 40,54% hộ gia đình ở dự án 2 đánh giá ở mức không đổi; không có ai đánh giá ở mức kém đi (Bảng 3.5).

Bảng 3. 5: Tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng của các hộ gia đình sau khi giải phóng mặt bằng STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 18 56,25 22 59,46 2 Cơ sở hạ tầng kém đi 0 0,00 0 0,00 3 Cơ sở hạ tầng không đổi 14 43,75 15 40,54 Tổng 32 100,00 37 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả

Nhƣ vậy, sau khi thu hồi đất, CSHT tại khu vực 02 dự án có sự chuyển biến đáng kể, tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ tốt hơn, thuận lợi trong trao đổi hàng hóa.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ các hộ gia đình, cá nhân đƣợc điều tra phỏng vấn về tác động đến các vấn đề môi trƣờng thì hầu hết đều thấy môi trƣờng không khí kém hơn so với trƣớc khi bị thu hồi đất (dự án 1 là 43,75%, dự án 2 là 43,24%); mức đánh giá về tác động đến môi trƣờng đất bị kém đi tại 2 thấp hơn môi trƣờng không khí với tỷ lệ lần lƣợt là 37,50% và 37,84%; môi trƣờng nƣớc cũng có mức đánh giá kém đi tại dự án 1 là 34,37% và tại dự án 2 là 32,43% (Bảng 3.6).

Qua bảng 3.6 cho thấy, việc thực hiện 02 dự án đã một phần ảnh hƣởng đến các vấn đề về môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu. Trong quá trình thi công dự án, khói bụi và đất cát xây dựng đã ảnh hƣớng xấu đến môi trƣờng sống của ngƣời dân ở khu vực xung quanh. Sau đó, khi đi vào sử dụng thì mật độ dân cƣ tại đây tăng cao, lƣợng rác thải và nƣớc thải từ các khu dân cƣ và khói bụi từ các phƣơng tiện lƣu thông làm ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí.

Bảng 3. 6: Tác động của các dự án nghiên cứu đến môi trƣờng

STT Chỉ tiêu Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Môi trƣờng đất - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 12 37,50 14 37,84 - Không đổi 20 62,50 23 62,16 2 Môi trƣờng nƣớc - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 11 34,37 12 32,43 - Không đổi 21 65,63 25 67,57 3 Môi trƣờng không khí - Tốt hơn 0 0,00 0 0,00 - Kém đi 14 43,75 16 43,24 - Không đổi 18 56,25 21 56,76

3.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng bồi thường, hỗ trợ, GPMB của hai dự án nghiên cứu

3.3.1. Những mặt đạt được

- Về trình tự và tổ chức thực hiện công tác GPMB của 02 dự án nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho nhân dân đƣợc thực hiện nghiêm túc, công khai theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo dân chủ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi.

- UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phƣơng. Đã áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tƣ, kiện toàn và nâng cao trách nhiệm và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về công tác giải phóng mặt bằng để giải quyết khó khăn cho các dự án ...

- UBND thành phố đã can thiệp kịp thời vào những khiếu nại của các hộ gia đình có phần đất thuộc dự án buộc phải thu hồi để đƣa ra phƣơng án bồi thƣờng hỗ trợ mới đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân.

- Công tác kiểm tra đƣợc thực hiện khá tốt, kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình kiểm kê, giúp tiết kiệm ngân sách Nhà nƣớc đồng thời đảm bảo cho sự công bằng cho ngƣời dân.

Nhờ vậy trong công tác bồi thƣờng và GPMB đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tƣ sau khi đƣợc cấp đất đã triển khai xong công tác bồi thƣờng để thực hiện công việc đầu tƣ (điển hình nhƣ dự án nghiên cứu số 1). Tiến độ bồi thƣờng, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, đa số nhân dân đều đồng tình ủng hộ.

3.3.2. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân Những tồn tại, hạn chế: Những tồn tại, hạn chế:

Về thu hồi đất

- Việc thực hiện thu hồi lại phần diện tích đất nông nghiệp công ích trong dự án số 2 gặp nhiều khó khăn do một số ngƣời dân không đồng thuận với phƣơng án

của UBND quận Nam Từ Liêm. Dự án 1 có một số khó khăn ban đầu về thu hồi đất khi trong số đó có 2 hộ gia đình không có GCNQSDĐ nên số tiền bồi thƣờng phải trừ đi khoản tiền nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật của những năm trƣớc đó, điều này đã gây cản trở cho việc thu hồi đất, nhƣng sau khi đƣợc giải thích cặn kẽ thì ngƣời dân cũng đã giao lại đất để dự án thực hiện đƣợc đúng tiến độ đề ra.

- Với phần diện tích đất nông nghiệp có các cây hàng năm và lâu năm thì đa số ngƣời dân đều không muốn giao lại. Những loại cây đó hàng năm vẫn mang lại cho ngƣời dân một khoản tiền lợi nhuận chính trong thu nhập của hộ nên việc thu hồi là rất khó khăn.

- Trong quá trình giao đất trƣớc kia, có một số hộ chƣa xác định đƣợc nguồn gốc và thời gian sử dụng phải mở ra các cuộc họp để lấy ý kiến dân cƣ, điều này gây tốn thời gian, chậm chễ trong việc GPMB.

- Còn có sự nhầm lẫn, thiếu sót trên hồ sơ: diện tích bản đồ trích đo thấp hơn so với diện tích giao trên sổ bộ thuế, diện tích bản đồ trích đo thấp hơn GCNQSDĐ. Vì vậy, phải tiến hành kiểm tra, rà soát lại số liệu và lập phƣơng án điều chỉnh, bổ sung. Dẫn đến việc kéo dài thời gian chi trả tiền bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân, làm chậm công tác GPMB;

- Do thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các dự án tại địa phƣơng nên khi tiến hành GPMB đã xảy ra tình trạng chồng chéo diện tích đất thu hồi, bồi thƣờng giữa các dự án với nhau. Gây khó khăn cho việc xác định diện tích thu hồi và diện tích đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ tại các dự án.

Về bồi thường, hỗ trợ

- Nguồn vốn để thực hiện các dự án của địa phƣơng còn hạn chế, thiếu tiền chi trả bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân, làm chậm công tác GPMB, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án (đặc biệt là dự án số 2, vốn đầu tƣ từ Bộ tƣ pháp).

- Bồi thƣờng đất nông nghiệp: Giá đất nông nghiệp ở cả hai dự án đều đƣợc chi trả bằng với giá đất nông nghiệp theo quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên giá đất này so với thực tế năm 2017 – 2019 là thấp hơn nên ở dự án 02 việc thu hồi cũng tốn nhiều thời gian.

- Các tài sản trên đất: Một số hộ gia đình có diện tích cây ăn quả đang trong thời gian chuẩn bị và đang thu hoạch, cây lâu năm sắp đƣợc thu hoạch đều không đồng tình với mức giá bồi thƣờng của dự án. Ngƣời dân cho rằng công sức họ bỏ ra để chăm sóc cây đến thời điểm thực hiện dự án là tốn rất nhiều thời gian và công sức nên bồi thƣờng nhƣ vậy thì quá thấp, không phù hợp. Nhƣng ngƣời dân sau đó vẫn đồng thuận để giao đất lại cho chủ đầu tƣ.

- Một số công trình ngƣời dân mới xây dựng đƣợc bồi thƣờng hỗ trợ còn thấp so với công sức họ xây dựng và thấp so với giá trị sử dụng nên ban đầu vẫn có những ý kiến không đồng tình từ ngƣời dân.

- Việc chính sách hỗ trợ chuyển đổi việc làm là tiền mặt, vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của một số hộ dân trong dự án. Họ có mong muốn đƣợc đào tạo và hỗ trợ về việc làm để phát triển kinh tế một cách thuận lợi.

- Ngoài ra, vấn đề tâm linh từ đời cha ông để lại nên vẫn còn 02 hộ trong dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo luật đất đai 2013 tại một số dự án trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)